Tên khác: Chó đẻ răng cưa, rút đất, cam kiềm, khao ham (Tày)
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
MÔ TẢ
Cây thảo, cao 20 – 50 cm. Thân hình trụ, nhẵn, màu lục hoặc đôi khi màu hồng đỏ. Lá mọc so le, xếp sít nhau thành hai dãy trông như lá cây me, hai mặt nhẵn, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu xám nhạt.
Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở cuối cành, mẫu 3.
Quả nang, hình cầu hơi dẹt, có gai nhỏ, hạt có 3 cạnh.
Mùa hoa quả: tháng 4-9.
Còn có loài quả trơn nhẵn, tên khoa học là Phyllan- thus niruri L., cùng được dùng.
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Cây chó đẻ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia…
ở Việt Nam, cây mọc hoang rải rác khắp nơi, trừ vùng núi cao lạnh, ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ hoang, nương rẫy, ruộng, vườn.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN
Cả cây, trừ rễ, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi, sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Cả cây chó đẻ chứa tanin, phenol, acid hữu cơ, phyllanthin, các flavonoid như quercetin, kaempferol, rutin.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Cây chó đẻ đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn Coli, Shigella dysenteriae, s. ịlexneri. Cây còn có tính kháng nấm.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Cây chó đẻ có nhiều công dụng được y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian công nhận. Dược liệu có vị ngọt, đắng, tính lạnh mát, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, thông huyết, lợi tiểu.
Cả cây chó đẻ để tươi, rửa sạch, 40 – 60g, giã nát, đắp chữa vết thương, vết đứt chảy máu hoặc thêm nước và ít muối, gạn uống, lấy bã đắp chữa đinh râu, nhọt độc sưng đau. Để chữa bệnh chàm mạn tính, lấy cây chó đẻ vò nát, rồi xát nhiều lần liên tục trong ngày.
BÀI THUỐC
- Chữa mụn nhọt lở loét lâu ngày, không liền miệng: Lá chó đẻ (50g), lá cây thồm lồm (50g), đinh hương (20g). Tất cả để tươi, giã nát, đắp.
- Chữa sưng vú: Lá chó đẻ (30g), lá vông nem (30g), rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, gói vào băng sạch, đắp, ray, ngày 2 – 3 lần.
- Chữa kiết lỵ ra máu: Cả cây chó đẻ phơi khô (8 – 16g), cỏ sữa lá nhỏ (30g), rau giền gai (12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Chữa viêm gan, vàng da: Cả cây chó đẻ (20g) băm nhỏ với gan lợn (100g) nấu nhiều lần, lấy nước đặc, uống trong ngày. Có thể thêm vài lát dứa (Tỉnh hội y học dân tộc Đà Nắng).
Hoặc chó đẻ (8g), nhân trần (12g), lá dành dành (12g), rau má (12g), biển súc (8g), sài đất (8g), cây nọc sởi (8g), đơn kim (8g), tinh tre (8g), hà thủ ô trắng (8g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uổng làm hai lần trong ngày.