Viêm não là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của tổ chức não do virus gây ra. Tổn thương thường bắt đầu từ màng não (màng nuôi), lan đến chất xám, chất trắng của não bộ và đôi khi đến tủy sống gây tổn thương thần kinh nặng nề, tỷ lệ tử vong thường cao.
Bệnh viêm não cấp do muồi đã nhiễm virus viêm não truyền sang người từ các vết đốt. Sau 2-3 ngày, virus nhân lên nhanh chóng tại tổ chức thần kinh. Virus nhiễm vào máu lần 2 gây nên hội chứng cúm, sau đó là các tổn thương rõ rệt tại hệ thần kinh, biểu hiện trên lâm sàng bằng bệnh cảnh viêm não điển hình.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên dưới 15 tuổi. Người lớn khả năng mắc bệnh ít hơn do tỷ lệ người lớn có kháng thể chắc chắn bền vững sau một hoặc nhiều lần nhiễm virus viêm não với biểu hiện lâm sàng không điển hình từ trước đó.
Viêm não Nhật Bản B: lưu hành ở hầu hết các địa phương nước ta, thường gây dịch vào tháng 5, 6,7; gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 2-8 tuổi; lây qua trung gian muỗi đốt.
Viêm não cấp do virus đường ruột: bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nhiều hơn ở các tháng 3 đến tháng 6; thường gặp ở trẻ nhỏ; lây qua đường tiêu hóa.
Viêm não do Herpes Simplex: bệnh xảy ra quanh năm; thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi (HSP typl).
Các loại virus khác ít gặp hơn có thể xảy ra rải rác quanh năm với các bệnh cảnh riêng; các virus cúm, sởi, quai bị, Rubellla, Adenovirus, Epstin-Barr, HIV, Cytomegalovirus.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Thời kỳ ủ bệnh
Từ 5-14 ngày, trung bình là 10 ngày kể từ khi côn trùng đốt.
Thời kỳ khởi phát
Thường sốt cao đột ngột 39-40°C, giãn mạch toàn thân.
Đau đầu, đặc biệt đau vùng trán.
Đau bụng, nôn hoặc buồn nôn.
Rối loạn ý thức (ảo giác), nằm co quắp, rối loạn hành vi, rối loạn trí nhớ, không diễn đạt được ý nghĩ và hay đảo mắt.
Thời kỳ này tương ứng với virus vượt qua hàng rào mạch máu để gây tổn thương viêm cấp – phù nề tổ chức não.
Thời kỳ toàn phát
Thời gian trong 10 ngày đầu của bệnh.
Xuất hiện các dấu hiệu điển hình và trầm trọng của bệnh trong thể viêm não điển hình.
Liệt vận động một bên.
Mất ý thức, hôn mê sâu dần do tổn thương vỏ não.
Xuất hiện cơn xoắn vặn, rung giật cơ, liệt vận động, tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp do tổn thương chất trắng.
Xuất hiện rối loạn thần kinh thực vật: mạch nhanh, co quắp ngoại vi, tăng tiết mồ hôi do tổn thương vùng dưới đồi.
Rối loạn nhịp thở, tăng tiết dịch phế quản do tổn thương hành cầu não và bội nhiễm phổi do ứ đọng dịch tiết phế quản.
Tóm lại các dấu hiệu lâm sàng chung có thể gặp trên người bệnh viêm não virus là:
Sốt – đau đầu.
Rối loạn ý thức.
Thất vận ngôn.
Liệt vận động.
Liệt thần kinh sọ.
Rung giật cơ hoặc xoắn vặn.
Co giật.
Thời kỳ hồi phục
Nếu không có biến chứng về nhiễm khuẩn hô hấp do tăng tiết dịch phế quản, ứ đọng đờm dãi gây suy hô hấp, dẫn đến tử vong thì bệnh cảnh lâm sàng của viêm não sẽ lui dần:
Hết sốt.
Ý thức tỉnh dần, nhận biết tốt, nói được.
Đại tiểu tiện tự chủ, trương lực cơ về bình thường.
Hết xoắn vặn ngoại tháp, hết liệt vận động.
Người bệnh dần hồi phục sau 3-4 tuần điều trị. Thời gian hồi phục có thể kéo dài vài tháng và đôi khi đê lại di chứng nặng nê: tiệt vận động, đời sống thực vật.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị nguyên nhân
Viêm não nguyên phát: không có điều trị đặc hiệu về virus.
Viêm não thứ phát: do Herpes viridae, có thể dùng Acyclovir (truyền hoặc uống) 800mg/24h X 7-10 ngày.
Điều trị triệu chứng
Hạ sốt.
Chống co giật.
Chống suy hô hấp.
Điều trị rối loạn nhịp tim.
Chống phù não.
Chống nhiễm trùng cơ hội.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hóa không có gì đặc biệt.
Xét nghiệm vi sinh vật học
Ngưng kết hồng cầu.
ELISA, miễn dịch huỳnh quang.
Huyết thanh chẩn đoán: lần 1 khi người bệnh nhập viện, lần 2 lấy sau 7 ngày.
Xét nghiệm dịch não tủy
Dịch não tủy thường trong, áp lực tăng, bạch cầu đa nhân trung tính có thể tăng.
Lượng glucose thường bình thường.
Không phân lập được virus viêm não trong dịch não tủy.
Các xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh thường dương tính.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ
Không thấy có hình ảnh tổn thương đặc trưng ngoài các tổn thương chung có thể gặp là phù nề lan tỏa toàn bộ tổ chức não, đôi khi gặp hình ảnh giảm tỷ trọng ở vùng đồi thị do chảy máu – hoại tử.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BÊNH VIÊM NÃO
1. Nhận định
Hỏi
Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất?
Đau đầu, nôn hoặc buồn nôn?
Đau bụng?
Có biểu hiện rối loạn ý thức?
Liệt vận động.
Khó nói hoặc không nói được?
Rung giật cơ hoặc có biểu hiện xoắn vặn.
Có xuất hiện cơn co giật?
Thăm khám thể chất
Dấu hiệu sinh tồn:
Nhiệt độ: sốt cao 39-40° trên 40° c
Mạch: bình thường theo tuổi, có thể mạch nhanh, co mạch ngoại vi do rối loạn thần kinh thực vật.
Huyết áp: bình thường theo tuổi, huyết áp giao động khi có biểu hiện tăng áp lực nội sọ.
Nhịp thở bình thường theo tuổi.
Trường hợp nặng như: hôn mê, sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
Hô hấp:
Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, khó thở, tím tái trong trường hợp nặng, suy hô hấp do tăng tiết dịch phế quản hoặc do bội nhiễm phổi.
Tuần hoàn:
Trong trường hợp nặng sẽ có biểu hiện suy tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải:
Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
Da đổ mồ hôi, nổi vân tím, hạ thân nhiệt, chi lạnh.
Giai đoạn muộn rối loạn nhịp tim, có con ngừng tim, huyết áp hạ và không đo được.
Thần kỉnh:
Ý thức của người bệnh: rối loạn ý thức, mất ý thức có thể hôn mê sâu dần?
Người bệnh có biểu hiện tăng trưong lực cơ, xuất hiện xoắn vặn, rung giật cơ, liệt vận động hay co giật.
Khám thấy cứng gáy, Kemig (+), vạch màng não (+), Brudzinski (+).
Da, niêm mạc:
Da đổ nhiều mồ hôi, lạnh ẩm do rối loạn thần kinh thực vật.
Có xuất hiện tím tái khi biểu hiện suy hô hấp.
Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh viêm não
Hạ sốt cho người bệnh
- Chăm sóc
Để người bệnh nằm phòng thoáng.
Nới rộng hoặc cởi bỏ quần áo, chăn đắp không cần thiết.
Đo nhiệt độ, mạch, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Chườm mát, hoặc lau người bằng nước ấm.
Thực hiện thuốc hạ sốt paracetamol theo y lệnh khi nhiệt độ cao trên 39° c (đường uống hoặc truyền tĩnh mạch).
Cho người bệnh uông đủ nước.
Lau mồ hôi sau mỗi lần hạ nhiệt độ.
Lấy máu xét nghiệm cấy máu, công thức máu,… theo chỉ định.
- Theo dõi
Mạch, nhiệt độ, huyết áp 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ/lần và mỗi 4-6 giờ/lần sau khi sử dụng thuốc hạ nhiệt độ
Chỉ số xét nghiệm: bạch cầu.
Xử lý cơn co giật, xoắn vặn, giảm kích thích cho người bệnh
- Chăm sóc
Đặt người bệnh tư thế an toàn, giường có thành chắn, phòng yên tĩnh.
Cố định tay chân người bệnh bằng dây buộc bản to, mềm.
Đặt cannula Mayo tránh cắn phải lưỡi.
Thực hiện thuốc an thần theo y lệnh.
Thực hiện thuốc giảm đau đầu theo y lệnh.
Phụ giúp bác sỹ chọc dịch não tủy làm xét nghiệm.
Đánh giá điểm Glasgow.
- Theo dõi
Tính chất con giật.
Tri giác, tình trạng kích thích vật vã.
Tình trạng vận động.
Theo dõi người bệnh sau chọc dịch não tủy.
Theo dõi tính chất nôn: số lượng, số lần,…
Chỉ số xét nghiệm dịch não tủy.
Đảm bảo thông khí cho người bệnh
- Chăm sóc
Đặt người bệnh tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa nghiêng mặt sang bên tránh hít sạc phải Chất nôn, Chất xuất tiết.
Đặt cannula Mayo đề phòng cắn phải lưỡi hoặc tụt lưỡi đối với người bệnh kích thích co giật, hôn mê.
Cho người bệnh thở ô xy theo chỉ định nếu có khó thở.
Hút đờm dãi khi ứ đọng, tăng tiết.
Chuẩn bị dụng cụ, máy thở phụ giúp bác sỹ đặt ống nội khí quản, thở máy khi cần thiết.
Chăm sóc ống nội khí quản, cannula mở khí quản hàng ngày (nếu có).
Chăm sóc người bệnh thở máy (nếu có).
Vệ sịnh răng miệng 2-3 lần/ngày.
- Theo dõi
Nhịp thở, kiểu thở, SpO2, tình trạng tím tái môi, đầu chi.
Theo dõi đáp ứng của người bệnh với máy thở.
Thông số cài đặt trên máy thở.
Theo dõi tình trạng tăng tiết dòm dãi.
Đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh
- Chăm sóc
Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.
Thực hiện truyền dịch, truyền máu, thuốc vận mạch theo y lệnh khi có rối loạn nhịp tim.
Thực hiện theo chỉ định cân bằng nước điện giải trong trường họp rối loạn nước và điện giải.
Lắp moniter theo dõi liên tục.
- Theo dõi
Mạch, nhiệt độ huyết áp 30 phút, 1 giờ, 3 giờ/lần trong trường hợp nặng.
Theo dõi lượng nước tiểu.
Theo dõi tình trạng xuất huyết (xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa,…).
Tình trạng rối loạn cân bằng nước và điện giải (chỉ số kết quả điện giải đồ).
Thực hiện các y lệnh thuốc, xét nghiệm đầy đủ, chính xác và kịp thời
Thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch theo y lệnh.
Thực hiện truyền bù dịch, truyền dung dịch Manitol chống phù não với tốc độ chảy nhanh.
Thực hiện thuốc kháng sinh chống bội nhiễm.
Thực hiện thuốc chống co giật.
Thực hiện thuốc giảm đau, hạ sốt.
Phụ bác sỹ chọc dịch não tủy, lấy máu xét nghiệm theo chỉ định, chụp cắt lóp, chụp MRI sọ não.
Đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho người bệnh
- Dinh dưỡng
Cho người bệnh ăn nhẹ mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa, đảm bảo đủ calo, dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn.
Nuôi dưỡng bằng sonde dạ dày đối với những người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê: cho ăn súp, sữa, nước hoa quả.
Cho người bệnh uống nhiều nước.
Theo dõi chỉ số BMI.
Theo dõi tình trạng tiêu hóa của người bệnh (hấp thu thức ăn, đại tiểu tiện,..).
- Chăm sóc vệ sinh các cơ quan
Vệ sinh răng miệng, lau mặt 2-3 lần/ngày hoặc sau mỗi lần ăn.
Rửa mắt, nhỏ thuốc mắt, đắp khăn hoặc gạc ướt lên mắt tránh khô giác mạc.
Lau người, tắm bằng nước ấm hàng ngày.
Thay gra, quần áo hàng ngày.
Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
Phòng chống loét: giữ cho da khô, sạch, lăn trở, thay đổi tư thế 2 giờ/lần, cho người bệnh nằm đệm nước, hoặc đệm hoi, xoa bóp các vùng tỳ đè nhiều.
Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cho người bệnh
Phối hợp với khoa phục hồi chức năng: thực hiện bài tập vận động, xoa bóp, massage sớm cho người bệnh, tránh cứng khớp.
Vồ rung, thay đổi tư thế trạng ứ đọng bội nhiễm viêm phổi.
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho người bệnh.
Giải thích về biến chứng có thể xảy ra: liệt, thất ngôn, đời sống thực vật.
Giải thích cho người nhà người bệnh, có những trường hợp thời gian hồi phục kéo dài.
Hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện dấu hiệu bất thường báo ngay NVYT.
Hướng dẫn cách vệ sinh cho người bệnh, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc, tiếp xúc vật dụng của người bệnh.
Hướng dẫn cho người nhà người bệnh phối hợp tập vận động, xoa bóp cho người bệnh.
Tiêm/uống phòng vaccin viêm não Nhật Bản B.
Cảm ơn bài viết của BS rất bổ ích giàu thông tin. Em xin hỏi củ thể thêm trường hợp bé nhà em đang điều trì có triệu chứng như trên, hiệm bs tiêm khang viêm nhưng chưa tiến triển. Cháu vấn không nói, quằn quại không vận động chủ động. Bs chuẩn đoán viêm não chất trắng. Nhờ Bs cho em hỏi khả năng phục hồi của bệnh vs y học hiện nay có khả quan không ạ và bênh viện nào điều trị tốt nhất ạ. Em xin cảm ơn!