Trang chủBệnh truyền nhiễmLây nhiễm bệnh Sổ mũi ngựa (tỵ thư) và phòng chống

Lây nhiễm bệnh Sổ mũi ngựa (tỵ thư) và phòng chống

Sổ mũi ngựa (tỵ thư) là một bệnh nhiễm khuẩn truyền từ động vật móng sang người.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh là Actinobacillus mallei. Đó là một trực khuẩn nhỏ, đa dạng dài 5-7p không bắt màu Gram. Phát triển tốt trên môi trường dinh dưỡng thông thường và trên huyết thanh Loeffler phát triển tốt hơn trên môi trường có glyxerin. Không phát triển ở nhiệt độ dưới 20° và trên 45°.

Ở ngoài cơ thể người và động vật. Trực khuẩn Malleomyces mallei không bền vững. Trong nước và trong xác đang thối rữa, chúng sống 2 tuần trên các đồ vật và trong phân, chúng sống vài ngày, trong máu, mủ, chất nhày chúng sống vài tháng.

Trực khuẩn sổ mũi ngựa chết tương đối nhanh dưới ảnh hưởng của những yếu tố lý học và hoá học. Nếu phơi khô trong không khí thì vi khuẩn chết sau một vài ngày ; ở nhiệt độ 55°, chúng chết sau 10 phút. Trực khuẩn sổ mũi ngựa rất nhạy cảm với clorua vôi, cloramin, phenol.

+ Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người qua da bị tổn thương và qua niêm mạc (mắt, mũi, miệng) ; nghĩa là các niêm mạc nhìn thấy được. Các phương thức lây bệnh khác nhau ở người và động vật. Trong điều kiện tự nhiên, động vật thường bị lây qua đường tiêu hoá trong thực nghiệm, có thể làm lây bệnh cho chúng bằng những đường khác nhau ; qua da bị tổn thương, dưới da, tĩnh mạch.

Từ chỗ khu trú đầu tiên, tác nhân gây bệnh theo các đường bạch huyết vào dòng máu, sau đó đến sinh sản chủ yếu ở da và niêm mạc mũi và phế nang, gây ra những u hạt đặc trưng (nodula).

Người bị lây bệnh sổ mũi ngựa do tay bị nhiễm khuẩn. Sinh bệnh học ở người và sinh bệnh học ở động vật học đều giống nhau.

+ Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính. Trong thể cấp diễn (ở người) thời kỳ ủ bênh là từ 3-5 ngày đến 3 tuần, thông thường là 2 tuần. Trong thể kinh điển, thời kỳ ủ bệnh không thể tính được, vì không theo dõi được bệnh bắt đầu từ lúc nào. Trong thời kỳ ủ bệnh, người (và động vật) không làm lây bệnh.

+ Diễn biến lâm sàng khác nhau ở người và động vật. ở người, số trường hợp cấp diễn và kinh diên gần bằng nhau, ở động vật (ngựa) chủ yếu là thể kinh diễn (90%) tổng số các trường hợp mắc bệnh. Tại nơi xâm nhập của tác nhân gây bệnh, sẽ tạo ra một hạt nhỏ (nodula). Trong quá trình tiến triển của bệnh, hạt nhỏ qua các giai đoạn nốt sần màu đỏ tía, mụn nước, mụn mủ và nốt loét. Có viêm mạch hạch huyết và đôi khi có viêm bạch hạch. Nếu quá trình lại khu trú trong miệng hoặc mũi, thì sẽ có hiện tương viêm chảy, tiết ra rất nhiều chất nhầy đặc. Đồng thời có rét run và đau đầu, đau cơ, đau xương và khớp.

Trong giai đoạn mụn mủ và nốt loét, tác nhân gây bệnh bài xuất ra ngoài, cho nên người ốm có thể làm lây bệnh. Trước kia, tỷ lệ chết ở thể bệnh cấp diễn là 100% và ở thể kinh diễn là 40-50%.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Lấy mủ và mảnh nội tạng để nuôi cấy và tiêm truyền cho chuột lang và mèo. Còn có thể làm phản ứng kết hợp bổ thể. ở động vật, người ta sử dụng phản ứng dị ứng với mallein.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm

Là các động vật ốm, chủ yếu là động vật một móng (ngựa, lừa) đôi khi là các thú rừng thuộc họ mèo (féline). Bệnh thường truyền từ ngựa sang người, tuy rằng đã có trường hợp bệnh lây từ người sang người (người chăm sóc bệnh nhân). Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là ngựa, vì bệnh sổ mũi là bệnh phổ biến nhất ở ngựa ; bệnh ở ngựa thường là mạn tính (đôi khi không có biểu hiện rõ rệt) và người hay tiếp xúc với ngựa.

Thời kỳ ngựa (và người) làm lây bệnh bắt đầu từ khi có các biểu hiện lâm sàng (thời kỳ phát bệnh) cho đến lúc khỏi hoàn toàn những tổn thương ở da và niêm mạc (thời kỳ bệnh khỏi)

  1. Đường truyền nhiễm

Bệnh sổ mũi ngựa truyền từ động vật sang động vật qua thức ăn và nước uống. Bệnh sổ mũi ngựa không truyền qua không khí.

  1. Tính cảm thụ và tính miễn dịch

Trong điều kiện tự nhiên, loài người, động vật một móng (ngựa, lừa, la, ngựa vằn), động vật ăn thịt (họ mèo) và chuột lang đều tiếp thụ được

Miễn dịch sau khi khỏi bệnh chỉ là tương đối. ở động vật có trường hợp mắc bệnh lại, nhưng bệnh nhẹ hơn.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Do cơ chế truyền bệnh từ động vật sang người phức tạp. Cho nên các trường hợp mắc bệnh sổ mũi ngựa có tính chất đơn phát. ít khi người bị mắc bệnh hàng loạt từ một nguồn lây.

Nghề nghiệp có vai trò rất rõ rệt trong việc lây bệnh. Người bị lây bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với động vật ốm (coi ngựa, đánh xe ngựa, cưỡi ngựa, thú y sĩ, bác sĩ và y tá).

Tỷ lệ mắc bệnh cao ở đàn ông (80%) và ở lứa tuổi đang lao động. Điều này có liên quan đến việc hành nghề.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

  1. Phòng chống bệnh ở ngựa là quan trọng nhất. Các trạm vệ sinh phòng dịch phải có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thú y để tổ chức công tác chống bệnh.

Tại những vùng có bệnh, phải tiến hành công tác phát hiện ngựa bị bệnh sổ mũi. Nếu động vật có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt, thì phải giết ngay. Để phát hiện ngựa bị bệnh tiềm tàng, kinh diễn, thì phải dùng các phương pháp xét nghiệm kết hợp khám cả đàn.

Có ý nghĩa thực tế hơn cả là thử nghiệm dị ứng với mallein (dịch lọc nước canh thang có 4% glyxerin, trong đó đã nuôi cấy actinobacillus mallei trong 4-8 tháng). Người ta dùng phản ứng mắt hoặc tiêm dưới da, trong da. Cơ thể bị lây bệnh sẽ cho một phản ứng tại chỗ rõ rệt khi tiêm mallein. Người ta còn dùng phản ứng kết hợp bổ thể và tiêm truyền cho chuột lang đực, nếu có nhiễm khuẩn thì sau 2-3 ngày, sẽ có viêm tinh hoàn.

Tất cả ngựa có phản ứng dương tính đều phải đưa vào trang trại nuôi riêng, ở đó chúng được theo dõi cách ly và đồng thời vẫn được sử dụng. Bất luận lúc nào, thể bệnh tiềm tàng ở chúng cũng có thể chuyển sang thể bệnh rõ rệt. Khi ấy, lập tức phải giết con vật mắc bệnh.

Nhân viên ở trại cách ly, theo dõi phải tuân thủ chế độ vệ sinh như mặc quần áo công tác, đi găng tay V.V..

  1. Đối với người bệnh

Phải đăng ký và phải cách ly ở bệnh viện tại phòng riêng của khu truyền nhiễm cho đến khi khỏi hết các triệu chứng lâm sàng.

Phải tẩy uế quần áo lót, chăn màn và đồ dùng của người bệnh. Những người chăm sóc người bệnh phải mặc quần áo công tác và đi găng tay. Khi bệnh nhân ra viện hoặc chết, thì phải tiến hành tẩy uế kết thúc.

Vì thể bệnh tiềm tàng có khả năng chuyển sang thể bệnh rõ rệt, cho nên những người ra viện phải được theo dõi y tế trong vòng một năm. Còn những người tiếp xúc với người bệnh cần phải theo dõi trong 15 ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây