Trang chủSổ tay nội khoaCác Bệnh mạch máu ngoại vi và điều trị

Các Bệnh mạch máu ngoại vi và điều trị

Bệnh lý tắc nghẽn hoặc viêm ở động mạch, tĩnh mạch, hoặc bạch mạch ngoại vi.

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI

Bệnh sử

Đau cách hồi là cơn đau cơ khi vận động; nhanh chóng giảm khi nghỉ. Đau ở mông và đùi gợi ý bệnh ĐM chủ chậu; đau cơ ở bắp chân thường do bệnh bệnh động mạch đùi và khoeo. Tắc nghẽn do xơ vữa động mạch nặng có thể dẫn đến đau khi nghỉ ngơi; vết loét đau bàn chân (đôi khi không đau ở bệnh nhân tiểu đường) có thể xảy ra.

Thăm khám lâm sàng

Giảm mạch ngoại vi (ABI <1.0; <0.5 với thiếu máu trầm trọng), trắng nhợt chi khi nâng cao. Loét do thiếu máu hoặc hoại thư ngón chân có thể xảy ra.

Cận lâm sàng

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp; chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu (CTA), hoặc chụp mạch máu thường quy được thực hiện nếu có chỉ định tái thông mạch (phẫu thuật hoặc qua da)

ĐIỀU TRỊ Xơ hóa mạch máu

Hầu hết Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa cùng với chương trình thể dục mỗi ngày, chăm sóc bàn chân cẩn thận (đặc biệt trong Bệnh nhân tiểu đường), điều trị tăng cholesterol máu, và vết loét khu trú. Dừng hút thuốc là bắt buộc. Liệu pháp chống ngưng tập kết tiểu cầu được chỉ định nhằm giảm các biến cố tim mạch trong tương lai. Một số, không phải tất cả, Bệnh nhân cải thiện triệu chứng với điều thị bằng thuốc (cilostazol hoặc pentoxifylline). Bệnh nhân với đau cách hồi nặng, đau khi nghỉ ngơi, hoặc hoại tử cần tái thông mạch máu( phẫu thuật tái cấu trúc động mạch hoặc nong mạch máu qua nội mạch dưới da/đặt stent).

NHỮNG BỆNH LÝ KHÁC LÀM GIẢM LƯU LƯỢNG ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI

Thuyên tắc động mạch

Hậu quả của huyết khối hoặc sùi trong tim hoặc ĐMC, hoặc do huyết khối tĩnh mạch thông qua shunt phải trái trong tim.

Bệnh sử

Cơn đau đột ngột hoặc tê ở chi mà không có tiền sử đau cách hồi.

Thăm khám lâm sàng

Mất mạch, tái nhợt, và giảm nhiệt độ đầu chi vì tắc nghẽn. Tổn thương được xác định bằng chụp mạch máu.

ĐIỀU TRỊ Thuyên tắc động mạch

Heparin truyền TM được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch hoặc phẫu thuật được chỉ định. Liệu pháp tiêu huyết khối (VD, chất tpa, reteplase, hoặc tenecteplase) có thể có hiệu quả cho huyết khối trong lòng mạch máu xơ vữa hoặc bắc cầu động mạch.

Thuyên tắc do xơ vữa

Tắc nghẽn động mạch cấp tính xảy ra do thuyên tác do fibrin, tiểu cầu, và mảng vỡ cholesterol từ mảng xơ vữa động mạch hoặc phình mạch; thường xảy ra sau can thiệp nội mạch. Tùy vào vị trí, mà có thể dẫn đến đột quỵ, suy thận, hoặc đau và căng cứng ở mô thuyên tắc. Thuyên tắc xơ vữa chi dưới dẫn đến hội chứng ngón chân xanh, có thể tiến triển đến hoại tử và hoại thư. Điều trị hỗ trợ; đối với các cơn tái lại, cần can thiệp ngoại khoa tại vị trí xơ vữa hoặc phình mạch.

Rối loạn co thắt mạch

Điển hình bởi hiện tượng Raynaud xảy ra khi nhiễm lạnh, biểu hiện: trắng nhat các ngón , theo sau đó là xanh tím, sau đó hồng trở lại.

BẢNG 135-1 PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG RAYNAUD’S

Raynaud nguyên phát hoặc vô căn: bệnh Raynaud’s

Raynaud thứ phát

Bệnh lý mô liên kết : xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, VKDT, viêm da cơ, viêm đa cơ.
Bệnh lý tắc nghẽn động mạch: xơ vữa mạch máu chi, viêm thuyên tắc mạch máu, tắc động mạch cấp , hội chứng lối thoát lồng ngực
Tăng áp phổi
Rối loạn thần kinh : bệnh lý đĩa đệm, bệnh rỗng tủy sống, u tủy sống, đột quỵ, viêm tủy xám, hội chứng ống cổ tay
Các bệnh lý rối loạn tạo máu : bệnh agglutinin lạnh, cryoglobulin máu, cryofibrinogen máu, các rối loạn tăng sinh tủy, Waldenström’smacroglobulin máu
Chấn thương : chấn thương rung, bàn tay lạnh, sốc điện, tổn thương do lạnh, đánh máy, chơi piano
Thuốc : các dẫn xuất của ergot , methysergide, chẹn thụ thể β-adrenergic, bleomycin, vinblastine, cisplatin


Thường là 1 rối loạn lành tính. Tuy nhiên, cần tìm nguyên nhân (Bảng 135-1) nếu hoại tử mô xảy ra, nếu bệnh chỉ xảy ra 1 bên, hoặc nếu bệnh xảy ra sau 50 tuổi.

ĐIỀU TRỊ Rối loạn co thắt mạch

Giữ ấm chi. Cấm hút thuốc lá. Thuốc chẹn kênh calci loại dihydropyridine (VD, nifedipine XL 30–90 mg PO qd) hoặc đối vận thụ thể α1-adrenergic (VD, prazosin 1–5 mg tid) có thể có hiệu quả.

Viêm thuyên tắc mạch máu (Bệnh Buerger)

Thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi có hút thuốc nhiều và xảy ra ở chi trên lẫn chi dưới; phản ứng viêm không xơ vữa xảy ra ở tĩnh mạch và động mạch nhỏ, dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch nông và tắc động mạch với loét hoặc hoại tử các ngón. Chụp động mạch cho thấy các tổn thương dạng nón mềm mại ở các mạch máu ngoại vi, thường không kèm bệnh xơ vữa
động mạch. Kiêng không hút thuốc là cần thiết.

BỆNH LÝ TĨNH MẠCH

Viêm tắc tĩnh mạch máu nông

Một rối loạn lành tính đặc trưng bởi các hồng ban, đau, và phù dọc theo tĩnh mạch tổn thương. Liệu pháp bảo tồn bao gồm giữ nhiệt tại chỗ, thuốc chống viêm như aspirin. Các tình trạng trầm trọng hơn như viêm tế bào, hoặc viêm mạch bạch huyết có thể biểu hiện tương tự, nhưng thường kèm theo sốt, rét run, hạch to, và các đường sọc đỏ nông trên bề mặt dọc theo
mạch bạch huyết viêm.

BẢNG 135-2 CÁC BỆNH LÝ TĂNG NGUY CƠ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH

Phẫu thuật : chỉnh hình, lồng ngực, bụng và niệu dục
Ung thư : Tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, đường niệu, vú, dạ dày
Chấn thương : gãy cột sống, xương chậu, xương đùi, xương chày
Bất động : NMCT cấp, suy tim sung huyết, đột quỵ, hậu phẫu
Mang thai : sử dụng Estrogen (nhằm thay thế hoặc ngừa thai) )
Tình trạng tăng đông máu: kháng protein C hoạt hóa ; đột biến prothrombin 20210A ; Thiếu antithrombin III, protein C, hoặc protein S; kháng thể chống phospholipid ; bệnh tăng sinh tủy; rối loạn fibrinogen máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch
Viêm tĩnh mạch: viêm thuyên tắc mạch, bệnh Behçet’s, homocystin niệu
Huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó


Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến thuyên tắc phổi (Chương. 142). Đặc biệt phổ biến ở bn nằm lâu ngày, bn với bệnh suy nhược mãn tính, và bn với bệnh lý ác tính. (Bảng135-2).

Bệnh sử

Đau hoặc căng cứng bắp chân hoặc bắp đùi, thường xảy ra 1 bên; có thể không triệu chứng, kèm theo thuyên tắc phổi là các biểu hiện chính.

Thăm khám lâm sàng

Thường bình thường; phù khu trú hoặc đau khi sờ có thể xảy ra tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm d-Dimer nhạy nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán. Xét nghiệm không xâm lấn hữu hiệu nhất là siêu âm tĩnh mạch sâu với Doppler [nhạy nhất cho DVT phần gần (phần trên chân), ít nhạy hơn cho DVT vùng bắp chân]. Chụp tĩnh mạch xâm lấn hiếm khi được chỉ định. MRI có thể hữu hiệu nhằm chẩn đoán DVT đoạn gần và DVT trong tĩnh mạch chậu hoặc
trong tĩnh mạch chủ trên/dưới.

ĐIỀU TRỊ Bệnh tĩnh mạch

Chống đông đường toàn thân với heparin[5000- to 10,000-U bolus, sau đó truyền IV liên tục nhằm giữ aPTT ở mức 2 × bình thường (hoặc sử dụng nomogram: 80-U/kg bolus sau đó truyền 18 (U/kg)/h)] hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) (VD, enoxaparin 1 mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ ngày), sau đó dùng warfarin uống (dùng heparin trong ít nhất 4–5 ngày và tiếp tục trong ít nhất 3 tháng nếu tĩnh mạch sâu đoạn gần bị ảnh hưởng). Điều chỉnh liều warfarin nhằm giữ prothrombin time INR 2.0–3.0.

DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài (5000 U tiêm dưới da 2-3 lần/ngày) hoặc heparin phân tử thấp (VD, enoxaparin 40 mg SC hàng ngày), hỗ trợ bằng băng áp lực. Sau phẫu thuật gối hoặc hông, wafarin (INR 2.0–3.0) là chỉ định có hiệu quả. LMWHs đều hiệu quả trong phòng chống DVT sau phẫu thuật tổng quát hoặc chỉnh hình

Suy tĩnh mạch mạn tính

Là hậu quả của huyết khối TM sâu trước đó hoặc suy van tĩnh mạch và biểu hiện đau âm ỉ mạn tính nặng dần khi đứng lâu, phù, và suy tĩnh mạch nông. Có thể dẫn đến hồng ban, tăng sắc tố, và viêm tế bào tái phát; vết loét có thể xuất hiện ở mắt cá trong và ngoài. Điều trị bao gồm băng áp lực và nâng cao chân.

PHÙ BẠCH HUYẾT

Phù mạn tính, phù không đau, thường ở chi dưới; có thể nguyên phát (di truyền) hoặc thứ phát do tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết (VD, viêm bạch mạch tái phát, khối u, bệnh giun chỉ bạch huyết).

Thăm khám lâm sàng

Phù ấn lõm ở các giai đoạn đầu; chi trở nên cứng dần với phù ấn không lõm. Phân biệt với suy tĩnh mạch mạn tính, bệnh có tăng sắc tố, viêm da , và suy tĩnh mạch nông.

Cận lâm sàng

Siêu âm bụng và hố chậu hoặc CT hoặc MRI nhằm xác định tổn thương tắc nghẽn. Chụp mạch bạch huyết hoặc xạ hình bạch mạch (hiếm khi làm) nhằm khẳng định chẩn đoán.Nếu phù 1 bên, phân biệt với DVT nhờ các xét nghiệm tĩnh mạch không xâm lấn (như trên).

ĐIỀU TRỊ Phù bạch huyết

(1) Vệ sinh chân sạch sẽ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, (2) nâng cao chân, (3) vớ nén và/hoặc giày nén bằng khí. Nên tránh dùng lợi tiểu nhằm phòng tránh suy giảm thể tích trong lòng mạch.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây