Tiếp cận bệnh nhân Yếu hoặc Liệt
Yếu là sự giảm cơ lực ở một hoặc nhiều cơ. Liệt chỉ ra rằng yếu rất nặng mà cơ không thể co giãn được, còn liệt nhẹ cho thấy yếu mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tiền tố hemi- đề cập đến một nửa cơ thể, para- là cả 2 chân, và quadri- cả 4 chi. Hậu tố -plegia có nghĩa là yếu nặng hoặc liệt.
Dấu hiệu Teo cơ Rung giật bó cơ Trương lực cơ Tính chất yếu cơ Phản xạ gân xương Babinski |
Neuron vận động trên Không Không Tăng Dạng tháp/từng vùng Tăng Có |
Neuron vận động dưới Nặng Phổ biến Giảm Giảm/mất Không Xa gốc/từng đoạn |
Bệnh lí cơ Nhẹ Không Bình thường/giảm Gần gốc Bình thường/giảm Không |
BẢNG 59-2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY YẾU PHỔ BIẾN
Neuron Vận Động Trên
Vỏ não: thiếu máu; xuất huyết; khối trong não (ung thư nguyên phát hay thứ phát, áp xe); khối ngoài não (tụ máu dưới màng cứng); bệnh lí thoái hóa (xơ cứng teo cơ một bên)
Chất trắng dưới vỏ/bao trong: thiếu máu; xuất huyết; khối trong não (ung thư nguyên phát hoặc thư phát, áp xe); tự miễn (đa xơ cứng);nhiễm trùng (bệnh lí chất trắng đa ổ tiến triển)
Thân não: thiếu máu; tự miễn (đa xơ cứng)
Tủy sống: chèn ép từ bên ngoài (thoái hóa cột sống cổ, ung thư di căn, áp xe ngoài màng cứng); tự miễn (đa xơ cứng, viêm tủy cắt ngang); nhiễm trùng (bệnh lí tủy do AIDS, bệnh lí tủy do HTLV-1, bệnh Tabes); thiếu dinh dưỡng (thoái hóa phối hợp bán cấp)
Đơn Vị Vận Động
Neuron vận động tủy: thoái hóa (xơ cứng teo cơ một bên); nhiễm trùng (bệnh bại liệt)
Rễ TK tủy: chèn ép (thoái hóa đĩa đệm); tự miễn (hội chứng GuillainBarré); nhiễm trùng (bệnh đa rễ thần kinh do AIDS, bệnh Lyme)
DTK ngoại biên: chuyển hóa (ĐTĐ, tăng ure máu, bệnh porphyria); nhiễm độc (ethanol, kim loại nặng, thuốc, bạch hầu); dinh dưỡng (thiếu B12) ; viêm (viêm đa động mạch nút); di truyền (bệnh CharcotMarieTooth); miễn dịch (cận ung thư, paraprotein máu); nhiễm trùng (bệnh đa DTK do AIDS và viêm đơn DTK đa ổ); chèn ép ( mắc kẹt )
Khớp thần kinh cơ: tự miễn (nhược cơ); nhiễm độc (ngộ độc thịt, thuốc aminoglycosides)
Cơ: viêm (viêm đa cơ, viêm cơ thể vùi); thoái hóa (loạn dưỡng cơ); nhiễm độc (glucocorticoids, ethanol, AZT); nhiễm trùng (bệnh giun xoắn); chuyển hóa (suy giáp, liệt chu kì); bẩm sinh (bệnh lõi trung tâm-CCD)
BẢNG 59-3 BIỂU HIỆN YẾU TỪ NHỮNG VÙNG KHÁC NHAU CỦA NÃO
Tình trạng dễ bị mỏi cơ hoặc giới hạn chức năng do đau hay cứng khớp thường bị nhầm với tình trạng yếu bởi bn. Thỉnh thoảng Bệnh nhân cần một khoảng thời gian chuyển từ bình thường sang toàn lực gắng sức, và sự chậm động này cũng bị hiểu nhầm với tình trạng yếu. Mất cảm giác bản thể nặng cũng làm cho bệnh nhân nghĩ là bị yếu do thiếu feedback về hướng và sức mạnh của các cử động. Cuối cùng, mất phối hợp động tác, một loại rối loạn về sắp xếp và sử dụng các động tác khéo léo hay học được, cũng thỉnh thoảng nhầm với tình trạng yếu.
Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.
Yếu hay liệt thường đi kèm với các bất thường thần kinh khác giúp chỉ ra vị trí tổn thương tương ứng (Bảng 59-1). Việc phân biệt tình trạng yếu xuất phát từ rối loạn của neuron vận động trên (hay nói đúng hơn là các neuron vận động ở vỏ não và sợi trục của chúng đi xuống vùng chất trắng dưới vỏ, bao trong, thân não và tủy sống) với rối loạn của đơn vị vận động ( neuron vận động dưới ở sừng trước của tủy sống và sợi trục của chúng trong rễ TK tủy và DTK ngoại biên, khớp thần kinh cơ và cơ vân) là rất quan trọng.
HÌNH 59-1 Thuật toán đánh giá ban đầu bệnh nhân bị yếu. CT: cắt lớp vi tính; EMG: điện cơ đồ; LMN: neuron vận động dưới; MRI: cộng hưởng từ; NCS: đo dẫn truyền thần kinh; UMN: neuron vận động trên.
Bảng 59-2 liệt kê các nguyên nhân gây yếu phổ biến theo vị trí nguyên hát của bệnh. Bảng 59-3 tóm tắt các dạng yếu theo vị trí tổn thương hệ thần kinh. Thuật toán để đánh giá ban đầu bệnh nhân bị yếu như H. 59-1.