Trang chủBệnh nhi khoaChỉ định và chống chỉ định phục hồi chức năng cho trẻ...

Chỉ định và chống chỉ định phục hồi chức năng cho trẻ bị bệnh phổi

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định

  • Phối hợp điều trị các bệnh sau:

Áp xe phổi.

Tràn mủ màng phổi.

Hen phế quản.

Tràn dịch màng phổi do lao.

Giãn phế quản.

Viêm tiểu phế quản.

Chống chỉ định

Tràn dịch, tràn mủ màng phổi chưa dẫn lưu.

Ung thư phổi, u phổi.

Suy hô hấp nặng.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Mục tiêu

  • Thông thoáng đường thở (tăng thải đàm dãi).
  • Tăng cường chức năng trao đổi khí: tăng diện tích trao đổi khí, tăng cường chức năng các cơ tham gia vào quá trình hô hấp.
  • Ngăn ngừa các biến chứng: viêm phổi kéo dài, xẹp phổi, teo phổi, xơ phổi, cong vẹo cột sống và cứng khốp vai.

Một số kỹ thuật phục hồi chức năng

Kỹ thuật dẫn lưu theo tư thế

  • Mục tiêu

Giải phóng đờm dãi.

Tăng diện tích trao đổi khí.

  • Kỹ thuật

Tiếp xúc và giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu cách điều trị.

Đánh giá: nhịp thở, tím tái.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế phụ thuộc vào thuỳ phổi bị tổn thương. Thuỳ đỉnh: bệnh nhân nửa nằm nửa ngồi.

Thuỳ giữa: nằm ngửa kê đệm cao phần lưng bên tổn thương trên giường nghiêng 30°, đầu dốc xuống dưới.

Thuỳ dưới: Nằm sấp trên giường nghiêng 30°, đầu dốc xuống dưới.

  • Thời gian 1-5 phút.
  • Phối hợp kỹ thuật vỗ rung với dẫn lưu theo tư thế.
  • Kích thích ho có hiệu quả.
  • Tiến hành vào buổi sáng và buổi chiều sau ngủ dậy, trước khi ăn.
  • Thay đổi tư thế bệnh nhân: đặt nằm nghiêng đều hai bên 2 giờ/lần.

Kỹ thuật vỗ

  • Mục tiêu

Long đờm và dịch xuất tiết, ứ đọng Chống dính màng phổi

  • Kỹ thụật

Tiếp xúc và giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu cách điều trị.

Đánh giá: nhịp thở tím tái.

Tư thế bệnh nhân: theo tư thế dẫn lưu thùy phổi tổn thương.

Kỹ thuật viên khum bàn tay, các ngón tay khép, vỗ vào thành ngực bằng cách lắc nhẹ cổ tay. vỗ nhịp nhàng và di chuyển trên thành ngực với lực đều nhau, nhịp đều và tốc độ đều.

Thời gian: 3-5 phút/lần ở người lớn và trẻ lớn.

1-3 phút/lần ở trẻ nhỏ.

Nên phối hợp với dẫn lưu theo tư thế thuỳ phổi tổn thương.

Kích thích ho có hiệu quả.

Kỹ thuật rung

  • Mục tiêu

Làm long đờm và dịch xuất tiết ứ đọng.

Chống dính màng phổi.

  • Kỹ thuật

Tiếp xúc và giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu cách điều trị.

Đánh giá: nhịp thở, tím tái.

Tư thế bệnh nhân: theo tư thế dẫn lưu thuỳ phổi tổn thương.

Kỹ thuật viên: rung chỉ nên làm vào thì thở ra. Bàn tay kỹ thuật viên đặt vào thành ngực, ấn và rung nhẹ vào thì thở ra. Vị trí bàn tay có thể thay đổi tuỳ theo từng kỹ thuật viên.

Thời gian: 3-5 phút/lần ở người lớn và trẻ lớn.

1-3 phút/lần ở trẻ nhỏ.

Nên phối hợp với dẫn lưu theo tư thế thuỳ phổi tổn thương

Kích thích ho có hiệu quả.

Kỹ thuật ho có hiệu quả

  • Mục tiêu

Long đờm và giải phóng đờm theo phế nang -» phế quản -> khí quản -> ra ngoài.

  • Kỹ thuật

Tiếp xúc và giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu cách điều trị.

Đánh giá: nhịp thở tím tái.

Tư thế bệnh nhân: theo tư thế dẫn lưu thuỳ phổi tổn thương.

Kỹ thuật:

+ Ho có trợ giúp:

Ấn mạnh và nhanh trên vùng xương ức vào cuối thì thở ra.

Thở ra ngoài và cuối cùng là thổi ra mạnh.

Thổi từng nấc, vừa thở ra vừa thổi mạnh.

+ Ho chủ động:

Hít vào sâu, đẩy bụng to lên, giữ lại một chút.

Đầu hơi gập, hắt hơi thổi mạnh ra.

Kỹ thuật tập thở

  • Mục tiêu

Tăng dung tích thở.

Tăng sự trao đổi khí.

Tăng độ giãn nở, đàn hồi của phổi và lồng ngực.

  • Kỹ thuật

Tiếp xúc và giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu cách điều trị

Đánh giá: nhịp thở, tím tái.

Tư thế bệnh nhân: tư thế bệnh nhân phải được thoải mái.

Kỹ thuật:

Trẻ lớn: hướng dẫn thở sâu.

Trẻ nhỏ: thổi bóng bay, thổi bóng xà phòng, kích thích khóc to.

Thời gian 5-10 phút/lần X 3 lần/ngày, trước ăn.

  • Thở bằng cơ hoành

Là một kiểu thở ít tốn sức và có hiệu quả làm giãn nở phần đáy phổi đồng thời làm giải phóng chất đờm dãi ở đó.

  • Nếu bệnh nhân nhỏ: đặt tay vào góc sườn hoành theo nhịp thở của bệnh nhân. Tay kỹ thuật viên nhẹ nhàng ấn xuống và đẩy nhẹ khi bệnh nhân thở ra.
  • Nếu bệnh nhân lớn: cho bệnh nhân thở ra một hơi dài. Thót bụng, hạ thấp xương sườn dưới. Hít bụng thật sâu đẩy bụng tròn lên. Kỹ thuật viên yêu cầu bệnh nhân tiếp tục thở như vậy. Bệnh nhân cần phải cảm thấy sự thay đổi do động tác thở. Khi bệnh nhân thở đúng rồi yêu cầu bệnh nhân thở độc lập.
  • Thở ngực

Sự tập luyện này giúp cho bệnh nhân bành trướng những vùng phổi trước đó ít hoạt động và thuộc loại bài tập luyện có sức đề kháng, có bệnh nhân giúp tuỳ từng trường hợp.

  • Thở vùng đỉnh: các ngón tay đặt dưới xương đòn và lồng ngực (chỉ đặt bằng các ngón tay chứ không bằng cả bàn tay). Dùng bàn tay đôi bên.
  • Thở vùng ngoài trên: bàn tay đặt trên lồng ngực, dưới nách, ngón cái hướng ra trước. Dùng bàn tay đối bên.
  • Thở vùng sau: lòng bàn tay đặt trên lồng ngực phía sau.
  • Thở vùng đáy: bàn tay đặt trên các xương sườn dưới.

Kỹ thuật thư giãn

  • Mục tiêu

Giảm căng thẳng thần kinh và giảm căng cơ.

Giảm đau.

Chống biến dạng như gù, vẹo cột sống, cứng khớp vai.

  • Kỹ thuật

Giải thích cho bệnh nhân (hoặc gia đìmh) mục đích của thư giãn.

Bệnh nhân ở tư thế thoải mái an toàn.

Xoa bóp cơ đai vai.

Tập vận động chủ động khớp vai và cột sống.

Thư giãn toàn thân hay cử động nhịp nhàng các chi.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây