Trang chủBệnh nhi khoaChuẩn bị gây mê mổ hẹp eo động mạch ở trẻ em

Chuẩn bị gây mê mổ hẹp eo động mạch ở trẻ em

  • Hẹp eo động mạch chủ là sự tắc nghẽn động mạch chủ bẩm sinh.
  • Triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí tắc và sự liên quan tới ống thông động mạch (PCA).

Bệnh được chia làm hai loại:

  • Loại trước ống thông: vị trí thường ở eo động mạch và kèm theo những dị tật khác chiếm gần 90% bệnh nhân. Tưới máu cho phần dưới cơ thể qua ống thông động mạch (PCA).
  • Loại sau ống thông: không có triệu chứng gì cho tới khi ống thông được đóng lại. Tưới máu cho phần dưới cơ thể nhờ vào hệ thống tuần hoàn bằng hệ của động mạch trên xương đòn, bờ rìa xương bả vai và động mạch liên sườn phát triển mạnh.

Cơ chế bệnh sinh:

  • Suy tim ở thời thơ ấu và cao HA ở chi trên (dấu hiệu cơ bản).
  • Khi chênh áp > 40mmHg hoặc HA hệ thống > 180mmHg thì có chỉ định phẫu thuật.

Kỹ thuật gây mê:

Sự chênh áp của thương tổn tắc nghẽn quyết định tới kỹ thuật gây mê.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Dự phòng viêm nội tâm mạc.

Loại trước ống: đặt catheter để đo huyết áp xâm nhập ở bên tay phải (không tiêm ở tay trái).

Loại sau ống: đặt catheter ở động mạch rốn hoặc ở chi dưới. Theo dõi huyết áp nhằm đánh giá sự tưới máu cho chi trên và chi dưới.

Đặt catheter để đo áp lực tĩnh mạch trung ương theo dõi lượng dịch tối đa cho tiền gánh (tránh quá tải thất).

Theo dõi ECG và Sp02, đặt sonde bàng quang để theo dõi nước tiểu.

TIỀN MÊ

Ketamin: 2mg/kg, TM (liều này không ảnh hưởng tới nhịp tim và PVB. hoặc

Midazolam: 0,5mg/kg, TM hoặc

Seduxen: 0,2mg/kg, TM.

KHỞI MÊ

  • Những thuốc mê tĩnh mạch có thể dùng:

Thiopental: 2mg/kg, TM hoặc Propofol 1mg/kg.

  • Những thuốc mê có thể dùng:

Có thể dùng được tất cả các loại thuốc mê bốc hơi nhưng tỷ lệ % thấp.

  • Những thuốc giãn cơ có thể được dùng:

Pancuronium, rocuronium, norcuron. Liều lượng như gây mê thông thường.

DUY TRÌ MÊ

Theo như nguyên tắc chung trong kỹ thuật gây mê bệnh nhân có thương tổn tắc nghẽn.

Điểm khác biệt trong gây mê hẹp eo động mạch chủ là:

Tránh HA quá cao gây chảy máu não, tổn thương thần kinh tuỷ sống do thiếu máu. Vì vậy trong gây mê cần chú ý:

Cặp thử động mạch (test ĐM) có thể được tiến hành. Nếu HAĐM tăng lên 25-30mmHg có nghĩa tuần hoàn bàng hệ không thoả đáng cần phải cho thuốc hạ HA và lúc này cần phải được mở ra và sau khi khống chế được HA thì clamp có thể được cặp lại.

Sử dụng nhóm thuốc mê bốc hơi liều cao như halothan, isofuran… để hạ HA.

Các loại thuốc giãn mạch như: sodium, nitroprussid hoặc trimetaphan, loxen truyền TM để không chế HA. Propranolol có thể được sử dụng để làm giảm nhịp tim khi cần (liều có thể lên tới 0,06mg/kg).

Ngừng truyền thuốc giãn mạch và bù lại khối lượng máu mất thoả đáng trước khi mở clamp 5-10 phút (tránh tụt HA đột ngột sau khi mở clamp).

Nếu khi đã sử dụng các thuốc trên mà HA không hạ được thì có thể truyền lượng dịch quá nhiều hoặc liều lượng các thuốc giãn mạch chưa thoả đáng.

Nếu có thể hạ thân nhiệt xuống 33°c (bảo vệ thần kinh tuỷ sống).

Bỏ clamp ở phía ngoại biên trước, đầu gần bỏ sau.

Trước khi bỏ clamp nên chống nhiễm toan bằng sodium – bicarbonat.

Cao HA sau mổ thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân phức tạp nhưng có thể do phản xạ tự nhiên, đau và hệ thống renin – angiotensin. Điều trị bằng thuốc giãn mạch, chẹn beta và lợi niệu.

Sau mổ có thể có đau bụng (do cường giao cảm, viêm mạc treo ruột, thiếu máu ở ruột non).

GIẢM ĐAU SAU MỔ

  • Morphin: 0,1-0,2mg/kg, TM.
  • Fentanil: 1-2pg/kg, TM.

Giảm đau bằng thuốc hoặc gây tê ngoài màng cứng có luồn catheter với marcain + morphin.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây