Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị áp xe não ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị áp xe não ở trẻ em

  • Áp xe não là ổ viêm sinh mủ trong nội sọ.
  • Thường là biến chứng của bệnh tim bẩm sinh có tím sớm, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ, viêm xoang, viêm xương chũm, chấn thương sọ não, khe hở màng não.
  • Vi khuẩn gây bệnh: liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu, Haemophilus influenzae, ở sơ sinh hay gặp vi khuẩn đường ruột.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Hội chứng nhiễm khuẩn kéo dài trên 2-3 tuần, sốt, đau đầu.

Hội chứng tăng áp lực sọ não: đau đầu, nôn.

Thay đổi ý thức: kích thích, lơ mơ, ngủ gà, bán mê, hôn mê.

Hội chứng thần kinh khu trú: liệt dây VII trung ương, liệt nửa người (áp xe ở bán cầu não).

Mất ngôn ngữ (biến chứng từ viêm xương chũm, áp xe thuỳ thái dương).

Thất điều, rung giật nhãn cầu, cứng gáy (áp xe tiểu não).

Cận lâm sàng

Soi đáy mắt 60 – 70% có phù gai thị.

Công thức máu tăng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng tốc độ lắng máu, hematocrit tăng ở bệnh nhân có Fallot

Chọc dò dịch não tuỷ cần thận trọng, chống chỉ định khi có phù gai thị, khi áp lực sọ não tăng cao.

Chụp cắt lớp CT xác định chẩn đoán: ổ áp xe có hình tròn, hoặc oval có ranh giới rõ nhất là khi chụp CT có cản quang, xác định được vị trí, kích thước ổ áp xe.

ĐIỀU TRỊ

Kết hợp nội và ngoại khoa.

Nội khoa

  • Kháng sinh: điều trị vi khuẩn gây bệnh, từ 4 – 8 tuần. Ceíbtaxim (Claíoran) 200 – 300mg/kg/24 giờ, chia 2-3 lần tiêm TM, hoặc ceftriaxon (Rocephine); Ceftazidim pentahydrat (Portum) 70 – 100mg/kg/24 giờ, chia 2-3 lần tiêm TM.

Kết hợp metronidazol 40mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch chia 2 lần.

  • Điều trị tăng áp lực sọ não: mannitol 20% liều 0,5g/kg X 2 lần/ngày, từ 3 – 5 ngày, truyền ringer lactat 30 – 50mg/kg/ngày (kiểm soát điện giải đồ).
  • Chống co giật: phenobarbital 3 – 5mg/kg/ngày chia 2 lần hoặc seduxen 0,3 – 0,5mg/kg/l lần, uông.
  • Giảm sốt: paracetamol 15mg/kg/lần, uống.

Ngoại khoa

Chỉ định: khi điều trị kháng sinh không hiệu quả, ổ áp xe có kích thước lớn đe dọa tụt, kẹt.

Phương pháp chọc hút mủ, phân lập vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ; cắt bỏ ổ áp xe nếu là bọc mủ lớn.

Sau mổ điều trị kháng sinh 4 tuần tiêm tĩnh mạch, sau chuyển uống 2-4 tuần và hẹn khám lại.

Phải mất nhiều tháng mới thấy biến mất ổ áp xe trên phim chụp cắt lớp CT.

Cần theo dõi sau khi ra viện, hẹn khám lại.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây