MỞ ĐẦU
Tăng natri máu là cấp cứu thường gặp trong hồi sức cấp cứu, chiếm tỉ lệ 2,7% bệnh nhi vào khoa HSCC. Tăng natri máu làm tăng áp lực thẩm thấu (ALTT) trong lòng mạch, kéo nước từ trong tế bào ra gây mất nước trong tế bào.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Triệu chứng lâm sàng
Tuỳ thuộc vào mức độ, tốc độ tăng natri máu và tình trạng thể tích tuần hoàn (TTTH) mà có các biểu hiện: Triệu chứng thần kinh: trẻ khát, kích thích hoặc li bì, rung giật cơ, tăng trương lực cơ, co giật, hôn mê.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm
- ĐGĐ: natri huyết thanh > 150mmol/l khi natri > 160mmol/l là tăng natri máu nặng.
- Bun, creatinin huyết thanh.
- Áp lực thẩm thấu máu tăng (PTT> 330mosmol/l).
- Áp lực thẩm thấu niệu giảm (đái tháo nhạt) hoặc bình thường.
- Natri niệu..
+ Tăng natri máu kèm giảm thể tích máu: natri niệu < 20mmol/l (ngoài thận), > 20mmol/l (tại thận).
+ Tăng natri máu thể tích máu bình thường: natri niệu thay đổi.
+ Tăng natri máu kèm thể tích máu tăng: natri niệu > 20mmol/l.
Hình ảnh
- Scan chẩn đoán các bệnh lý sọ não.
- Siêu âm: phát hiện các bệnh lý thận và ngoài thận.
Xét nghiệm khác
aldosteron, ADH, cortisol, ACTH
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: dựa vào:
- Có triệu chứng lâm sàng.
- Natri huyết thanh > 150mmol/l.
Chẩn đoán nguyên nhân
- Tăng natri máu có kèm mất nước: là nguyên nhân thường gặp.
+ Do mất nước đơn thuần.
. Qua thận: đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt do thận.
. Ngoài thận: sốt cao, thở nhanh.
+ Do mất nước nhiều hơn mất muối.
- Ngoài thận: tiêu chảy, bỏng, lọc màng bụng.
. Qua thận: dùng thuốc lợi tiểu, hoặc lợi tiểu thẩm thấu.
- Tăng natri máu không mất nước.
+ Do nguyên nhân thần kinh (rối loạn vùng Hypothalamus) mất cảm giác khát, uống ít.
+ Do viêm màng não, viêm não, chấn thương, xuất huyết, khối u.
- Tăng natri máu kèm ứ nước.
Do uống ORS pha sai (ưu trương), ăn qua sonde dịch ưu trương, truyền dung dịch natriclorua ưu trương, truyền nhiều natri bicarbonat
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
- Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn theo trình tự các bước A,B, C.
- Điều chỉnh giảm nồng độ natri máu từ từ.
- Điều trị triệu chứng, biến chứng.
- Điều trị nguyên nhân.
Cụ thể
Tăng natri máu kèm mất nước
-
- Nếu có sốc truyền natriclorua 0,9% hoặc ringer lactat 20ml/kg/30 phút cho đến khi huyết động ổn định.
- Bù dịch để đưa natri máu về bình thường theo công thức lượng dịch.
Lượng dịch = NatriBN/Natri MM X 0,6 X p – 0,6 X p
Trong đó: p là cân nặng
NatriBN: Natri hiện tại của bệnh nhân.
Natri MM: Natri mong muốn.
Lượng dịch đơn vị tính là lít.
+ Lượng dịch truyền sử dụng gồm dextrose 5% pha với natriclorua 4,5%0 (tỷ lệ 1/1) có thể dùng dextrose 5% pha trong natriclorua 2%0 cho trường hợp mất nước nhẹ.
+ Tốc độ giảm natri máu không quá 0,5 – lmmol/l/giờ (10-15mmol/l/24 giờ.
+ Lượng dịch còn phải cộng thêm theo nhu cầu được tính.
. Lượng dịch duy trì: ml/kg/24 giờ (ví dụ trẻ 10 kg là 10ml/kg/24 giờ).
. Lượng natri duy trì: 3mmol/kg/24 giờ.
Chú ý: Kiểm tra lại điện giải đồ sau mỗi 4 giờ/1 lần.
Khi natri máu > 200mmol dùng biện pháp lọc máu ngoài thận.
Tăng natri máu có ứ nước:ngộ độc muối.
Dùng lợi tiểu (lasix), lọc máu ngoài thận.
Tăng natri máu không mất nước
Bù nước đường uống hoặc qua sonde dạ dày. Nếu không được truyền TM các loại dịch dextrose 5% và natriclorua 0,45% hoặc 0,2%. Điều trị triệu chứng thần kinh, theo dõi.
Điều trị triệu chứng và biến chứng
Co giật cho an thần, rối loạn toan kiềm, sốt cao.