Trang chủSổ tay nội khoaĐau và Điều Trị Đau trong nội khoa (sinh lý bệnh và...

Đau và Điều Trị Đau trong nội khoa (sinh lý bệnh và điều trị)

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐAU

Đau là triệu chứng thường gặp nhất để đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Quản lí đau bao gồm xác định rõ nguyên nhân, giảm bớt cường độ và các yếu tố gây đau, và điều trị ngay khi có thể. Đau có thể xuất phát từ bản thể (da, khớp, cơ), tạng, hoặc thần kinh (chấn thương thần kinh, tuy sống, hoặc đồi thị). Mô tả của mỗi loại được đề cập ở Bảng 6-1.

ĐAU DO THẦN KINH

Các định nghĩa: đau dây thần kinh: đau nằm trên một dây thần kinh duy nhất, như đau dây thần kinh sinh ba; loạn cảm giác: tự phát, khó chịu, cảm giác bất thường; chng tăng cảm giác đau: là những đáp ứng phóng đại các kích thích cảm thụ đau tương ứng; dị cảm: cảm nhận của các kích thích cơ học nhẹ như đau đớn, như khi rung động gợi lên cảm giác đau đớn. Cảm nhận đau giảm được gọi là giảm cảm giác đau. Đau rát bỏng là cơn đau như đốt liên tục có ranh giới không rõ ràng và suy giảm chức năng hệ thống thần kinh giao
cảm đi kèm (đổ mồ hôi; mạch máu, da, và tóc thay đổi—loạn giao cảm) xảy ra sau khi tổn thương một thần kinh ngoại biên. 
Dễ nhạy cảm để chỉ một ngưỡng giảm hoạt động của các cảm thụ đau cơ bản sau khi tái kích các mô bị hư hỏng hoặc bị viêm; các chất trung gian gây viêm đóng vai trò trong hiện tượng này.

BẢNG 6-1 MÔ TẢ ĐAU THẦN KINH VÀ ĐAU BẢN THỂ

Đau bản thể

Thường do kích thích khối cảm thụ đau

Thường khu trú

Tương tự như các đau bản thể khác bệnh nhân đã trải qua

Giảm đau khi dùng kháng viêm hoặc thuốc giảm đau có gây nghiện

Đau tạng

Phần lớn được kích hoạt bởi viêm

Đau ít khi khu trú và thường cảm nhận được

Thường kết hợp với các triệu chứng khó chịu, như, buồn nôn, đầy hơi

Giảm đau khi dùng thuốc giảm đau có gây nghiện

Đau thần kinh

Không có kích thích đau rõ ràng

Thường đi kèm với tổn thương thần kinh, như, giảm cảm giác, yếu liệt

Bất thường, khác với đau bản thể, đau như xé hoặc như điện giật

Chỉ giảm một phần khi dùng thuốc giảm đau có chất gây nghiện, có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm hoặc chống co giật

Dễ nhạy cảm góp phần nhạy cảm với đau, đau nhiều, và đau rát bỏng (như lửa đốt).

Đau xuất chiếu là do sự hội tụ của các điểm nhận cảm đau từ và tạng trên một dây thần kinh nhất định được truyền đến não. Bởi vì các sự hội tụ này, đầu vào từ những cấu trúc sâu hoặc từ các vùng của da được chi phối bởi cùng một đoạn tủy sống.

ĐAU MẠN TÍNH Thường khó chẩn đoán, và những bệnh nhân có thể có cảm xúc không ổn định. Vài tác nhân có thể gây ra, gây kéo dài, hoặc làm trầm trọng cơn đau mạn tính: (1) bệnh gây đau mà không thể chữa khỏi (như, viêm khớp, ung thư, đau nửa đầu, bệnh thần kinh đái tháo đường);

  • Các yếu tố thần kinh bắt đầu bởi một bệnh mà vẫn tồn tại sau khi hết bệnh (như, tổn thương thần kinh giao cảm hoặc cảm giác);
  • Các yếu tố tâm lý. Chú ý đến bệnh sử và yếu tố trầm cảm. Thường gặp ở trầm cảm, có thể điều trị được, có khả năng tử vong (tự tử).

SINH LÝ BỆNH: CƠ QUAN DẪN TRUYỀN CẢM GIÁC ĐAU

Thụ thể đau cảm nhận kích thích ở da hoặc tạng kích hoạt đầu tận cùng dây thần kinh ngoại biên của dây thần kinh hướng tâm, xi-náp này nằm trên dây thần kinh cấp hai ở hành tủy hoặc tủy sống (Hình. 6-1). Những dây thần kinh cảm giác cấp hai này chạy hướng lên đồi thị và tới vỏ não. Những dây thần kinh này chạy song song kết nối với nhân não và nhân bụng nhân đuôi và nhân đồi thị trung gian. Những đường dẫn truyền này chạy đến hệ viền và gây nên tình trạng đau. Đau truyền đến sừng sau tủy sống qua đường ở hành tủy sống có chứa serotonin, norepinephrine, và vài neuropeptide.
Tác nhân thay đổi cảm nhận đau hoạt động bằng cách giảm viêm ở mô (NSAIDs, ức chế tổng hợp prostaglandin), can thiệp vào con đường dẫn truyền đau (chất gây mê), hoặc làm dịu thần kinh (an thần và chống trầm cảm).

Điều trị đau

Chống co giật (gabapentin, carbamazepine) có thể có tác dụng đến cảm giác đau đo tổn thương dây thần kinh ngoại biên.

ĐAU CẤP TÍNH

• Mức độ vừa: thường điều trị với các thuốc giảm đau không gây nghiện, như, aspirin, acetaminophen, và NSAIDs, nó ức chế cyclooxygenase (COX) và, trừ acetaminophen, có tác dụng chống viêm, đặc biệt khi dùng ở liều cao. Đặc biệt hiệu quả cho đau đầu và đau cơ xương.
• Ketorolac đường tiêm đủ mạnh và nhanh để dùng thay thế opioids cho nhiều bệnh nhân có cơn đau cấp nặng.
• Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất; chất đối kháng opioid naloxone nên có sẵn khi khi chất ngây nghiện được dùng ở liều cao hoặc những bệnh nhân không ổn định.
• Bệnh nhân tự dùng thuốc giảm đau (PCA) cho phép truyền một liều nền cộng với liều bệnh nhân tự dùng là cần thiết để kiểm soát đau.

ĐAU MẠN TÍNH

• Phải có một kế hoạch điều trị rõ ràng gồm mục tiêu điều trị cụ thể và thực tế, như, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, có thể đi vui chơi, hoặc trở lại làm việc.
• Một cách tiếp cận phối hợp là dùng thuốc, tư vấn, liệu pháp thể dục, ức chế thần kinh, và thậm chí là phẫu thuật có thể được chỉ định để cải thiện chất lượng sống.
• Đánh giá tâm lý là chìa khóa; mô hình hành vi dựa vào điều trị thường có hiệu quả.
• Vài bệnh nhân có thể giới thiệu đến một phòng khám đau; để những người khác, các dược sĩ có thể cung cấp những thông tin có ích.
• Chống trầm cảm 3 vòng thường được dùng để điều trị đau mạn do nhiều nguyên nhân, bao gồm đau đầu, bệnh thần kinh đái tháo đường, đau dây thần kinh hậu herpes, đau lưng dưới mạn tính, và đau trung ương sau đột quỵ.
• Thuốc chống co giật hoặc chống loạn nhịp có lợi cho những bệnh nhân có đau do bệnh thần kinh và có hoặc không dấu hiệu của giảm chức năng giao cảm (như, bệnh thần kinh ĐTĐ, đau dây TK số V).
For a more detailed discussion, see Rathmell HP, Fields HL: Pain: Pathophysiology and Management, Chap. 11, p. 93, in HPIM-18.
• Sử dụng Opiods lâu dài được dùng cho đau do bệnh ác tính, còn tranh cãi cho đau mạn tính hay không có nguồn gốc ác tính. Khi thất bại với phương pháp khác, những hợp chất opioid tác dụng kéo dài như levorphanol, methadone, morphine tác dụng kéo dài, fentanyl thẩm thấu qua da có thể có tác dụng cho những bệnh nhân này.

BẢNG 6-2 THUỐC ĐỂ CHỮA ĐAU

aThuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, và thuốc chống loạn nhịp không được FDA khuyến cáo để điều trị đau.
bGabapentin ở liều 1800 mg/ngày được FDA khuyến cáo điều trị đau thần kinh hậu Herpes.
Chú thích: 5-HT, serotonin; NE, norepinephrine.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây