Trang chủBệnh thận - tiết niệuBệnh Viêm cầu thận mạn tính - Chẩn đoán và điều trị

Bệnh Viêm cầu thận mạn tính – Chẩn đoán và điều trị

Định nghĩa: bệnh cầu thận tiềm tàng gắn với suy thận tiến triển chậm.

Căn nguyên: thường không rõ. Có thể là viêm cầu thận mạn tính xảy ra sau viêm cầu thận cấp không được chẩn đoán, viêm cầu thận cấp không có triệu chứng hoặc bệnh nhân đã quên.

Giải phẫu bệnh: viêm cầu thận mạn tính có các tổn thương tế bào học khác nhau: viêm cầu thận trong mao mạch, ngoài mao mạch, thành ổ có tăng sinh, thành ổ xơ hoá, hoặc không phân loại được (xem bệnh cầu thận).

Triệu chứng: viêm cầu thận mạn tính thường được phát hiện một cách tình cò khi xét nghiệm toàn diện nước tiểu có protein niệu (trên 1-1,5 g/ngày), có đái ra máu vi thể, đái ra bạch cầu, có trụ hạt, trụ hồng cầu và đôi khi có thể có sáp.

Trong trường hợp nặng, bệnh thận còn thể hiện bằng thiếu máu hay bằng cao huyết áp do suy thận.

Viêm cầu thận mạn tính đôi khi được chẩn đoán khi mắc một bệnh khác hay khi bị một bệnh nhiễm khuẩn, tiến triển đột ngột tới suy thận. Hơn một phần ba số trường hợp chuyển thành hội chứng thận hư. Khẳng định chẩn đoán bằng chọc dò-sinh thiết thận.

Tiên lượng và tiến triển: phụ thuộc vào thể tế bào học. Viêm cầu thận ngoài mao mạch dẫn đến suy thận giai đoạn cuối sau vài năm; các thể khác dẫn đến suy thận sau 10-20 năm hoặc lâu hơn.

Điều trị: điều trị triệu chứng (xem suy thận mạn tính). Nên tránh tiêm vaccin và phải điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng và tai-mũi- họng. Không nên mang thai vì tiên lượng cho cả mẹ và con đều xấu ngay cả với các thể tiến triển chậm hay không nghiêm trọng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây