Trang chủBệnh truyền nhiễmNhiễm Virus Herpes - Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Nhiễm Virus Herpes – Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Định nghĩa

Bệnh do virus gây mụn rộp, hay tái phát; virus herpes typ 1 gây các tổn thương ở miệng-hầu, mắt hay não-màng não còn virus herpes typ 2 gây tổn thương ở đường sinh dục hay gây bệnh ở trẻ sơ sinh.

Căn nguyên

Herpes simplex virus (HSV) hay Herpes virus hominis (HVH) cũng như virus thuỷ đậu và virus zona thuộc vào họ các virus gây mụn rộp.

Typ 1 (HSV1): sơ nhiễm xảy ra ở thời kỳ trẻ nhỏ và thường không phát hiện ra. 70% người lớn có kháng thể đặc hiệu. Lây truyền theo đường nước bọt. Virus di chuyển dọc theo các dây thần kinh cảm giác và nằm yên lặng ở các hạch cảm giác lân cận. Sốt, kinh nguyệt, stress, phơi nắng, ức chế miễn dịch hoạt hoá virus và virus đi ngược chiều để ra ngoài da.

Typ 2 (HSV2): lây nhiễm virus theo đường tình dục hay từ mẹ sang con trong lúc đẻ. Tiếp theo sơ nhiễm là thời kỳ tiềm tàng sau khi virus đã di chuyển về các hạch cảm giác ở tuỷ cùng và nằm im ở đấy. Virus được hoạt hoá trở lại bởi các yếu tố như đã kể ở trên và cũng còn có thể do cơn cực khoái.

Triệu chứng

Khi bị sơ nhiễm có biểu hiện lâm sàng, các tổn thương (vết sẩn rồi mụn nước trên nền ban đỏ, trở thành loét) xuất hiện sau thời gian ủ bệnh trung bình là 1 tuần (1- 26 ngày) và liền sẹo trong vòng 20 ngày. Khi virus được hoạt hoá trở lại, các tổn thương xuất hiện lại ở chính các chỗ cũ và trước đó thường có đau. ở một số người bị AIDS, nhiễm herpes có thể nặng, có sốt, sưng hạch, viêm phổi hay viêm gan, và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

CÁC BỆNH THƯỜNG HAY DO VIRUS TYP 1 GÂY RA NHẤT

Viêm lợi-viêm miệng cấp do herpes: là thể sơ nhiễm typ 1 hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi. Sốt, kém ăn, các ban đỏ trong niêm mạc miệng bị viêm loét. Lợi bị sưng to và dễ chảy máu. Hạch cổ to. Sốt kéo dài 1 tuần và các tổn thương liền sẹo từ 2 đến 3 tuần. Loét niêm mạc lưỡi, môi và màn hầu nặng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, nhất là ở người bị AIDS.

Viêm hầu (viêm họng herpes): sốt, viêm loét ban đỏ niêm mạc hầu, sốt, đau tại chỗ.

Viêm kết, giác mạc do herpes: tổn thương điển hình là loét hình cành cây xuất hiện sau khi các mụn nước trên bề mặt giác mạc bị vỡ. Trên giác mạc có những vết mờ nông. Hạch quanh tai bị sưng, vết loét có màu xanh lục khi nhỏ dung dịch mắt có fluorescein.

Eczema dạng herpes hay nổi ban kiểu thuỷ đậu của Kaposi: thể sơ nhiễm hiếm gặp ở người bị eczema. Ban giống thuỷ đậu, sốt cao và tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng.

Chín mé: đốt đầu ngón bị sưng to, đau, đỏ do nhiễm virus qua vết thương ở da. Khó phân biệt với nhiễm vi khuẩn gây mủ.

Viêm não-màng não do herpes: thể đặc biệt có thể do virus xâm nhập vào não từ dây tam thoa khi virus được tái hoạt hoá (95% số trường hợp là do virus typl). Khởi phát đột ngột có sốt, nhức đầu, sợ ánh sáng, các dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh cảnh thường giống như có khối u.

Tổn thương ở các nơi khác: viêm tuỷ ngang, hội chứng Guillain- Barré (xem từ này), liệt các dây thần kinh sọ nếu virus được tái hoạt hoá.

CÁC BỆNH THƯỜNG HAY DO VIRUS

TYP 2 GÂY RA NHẤT: có các mụn

nước, mụn mủ và các vết loét đỏ, đau.

Herpes sinh dục (tìm thấy virus typ 1 trong 5% số trường hợp):

+ ở đàn ông: rãnh quy đầu trước tân hôn, bọc quanh dương vật

+ ở phụ nữ: âm hộ, đôi khi viêm cổ tử cung chảy máu.

+ Tổn thương trực tràng và quanh hậu môn (virus typl và typ 2): đau, buốt mót, loét 10 cm cuối cùng của trực tràng. Loét quanh hậu môn và loét trực tràng nặng, tiến triển ở bệnh nhân đồng tính luyến ái bị mắc AIDS.

+ Tổn thương lân cận: bìu, háng, mông, tầng sinh môn.

+ Sưng hạch bẹn.

+ Thường bị bội nhiễm.

Ở phụ nữ có mang: đối với phụ nữ mang thai đang có các tổn thương do herpes trong 3 tháng cuối, nên mổ lấy thai để dự phòng nguy cơ lây nhiễm sang trẻ sơ sinh. Nếu có nổi mẩn nghi ngờ ở âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung thì cần phải lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tìm virus.

Ớ trẻ sơ sinh: thuờng trẻ sơ sinh bị lây nhiễm lúc lọt lòng trong khi đi qua đường sinh dục của người mẹ bị nhiễm. Nhiễm virus trong tử cung hiếm gặp và xảy ra khi người mẹ bị nhiễm virus – huyết do sơ nhiễm ở miệng hay đường sinh dục. Bệnh biểu hiện sau khi đẻ được 1-2 tuần dưới dạng các mụn nước ở da, tiến triển trong 7-10 ngày, có triệu chứng bị tổn thương ở gan hay não-màng não. Bệnh herpes ở trẻ sơ sinh rất nặng và thường gây tử vong nếu không được điều trị. 80% số trường hợp là do virus typ 2; 20% là do typ 1.

Xét nghiệm cận lâm sàng: dùng bơm tiêm hút dịch trong các mụn nước ở chỗ tổn thương hay dùng chổi nhỏ quét vết loét rồi ngâm chổi vào môi trường vận chuyển (bảo quản 12 giờ ở 4°C).

Trong trường hợp bị toàn thân, làm xét nghiệm các dịch sinh học (máu, dịch não tuỷ, nước tiểu, chất tiết đường sinh dục v.v…)

Chẩn đoán tế bào Tzanck: cho thấy các tế bào đơn nhân khổng lồ và các thể vùi trong nhân (cũng còn thấy cả trong thuỷ đậu và zona).

Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: dùng kháng thể đơn dòng cho phép xác định virus trong dịch mụn nước.

Nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội người: cho kết quả sau 24-48 giờ.

Phản ứng cố định bổ thể (biến đổi phản ứng sau sơ nhiễm) và kỹ thuật ELISA để xác định kháng thể kháng HSV trong huyết thanh, nước mắt và thuỷ dịch. Kỹ thuật ELISA và miễn dịch huỳnh quang gián tiếp được dùng để đánh giá hiệu giá kháng thể giữa hai lần cách nhau 10 ngày có tăng lên không.

Kỹ thuật PCR cho phép xác định trực tiếp ADN của virus trong dịch não tuỷ. Đây là phương pháp nhậy nhất để chẩn đoán sớm viêm não do herpes.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm họng aptơ (viêm họng mụn nước, hoặc viêm họng hạch lympho cấp tính), nhiễm trichomonas, nấm, hăm kẽ, nhiễm toxoplasma tuỳ theo vị trí.

Tiên lượng

Tốt, trừ thể sơ sinh và bị suy giảm miễn dịch.

Điều trị

Tại chỗ: với các thể da, dùng aciclovir dưới dạng kem bôi da; với các thể mắt, dùng thuốc mỡ bôi mắt (tuyệt đối không dùng các corticoid).

Sơ nhiễm: aciclovir 400 mg uống ba lần mỗi ngày trong 7-14 ngày.

Tái phát: aciclovir 400 mg uống ba lần mỗi ngày trong 5 ngày.

Nhiễm khuẩn nặng hoặc bị biến chứng thần kinh: truyền tĩnh mạch aciclovir 5 mg/kg 8 giờ một lần trong 5-10 ngày.

  Virus herpes simple (HSV) typ1 và typ 2 Virus thuỷ đậu và virus zona (VZV) Virus Epstein- Barr (EBV) Virus cư bào (CMV)
Bệnh Herpes Sơ nhiễm thủy đậu Tái hoạt hoá zona Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn Nhiễm virus cự bào
Nơi khu trú lúc nhiễm Các mô Các mô Bạch cẩu lympho và dây rốn Fibroblast (tế bào tạo chun)
Tính lây truyền Yếu Mạnh Yếu Yếu
Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày 14-21 ngày 30-40 ngày 30-40 ngày
Nơi khu trú trong thời kỳ tiềm tàng Hạch cảm giác Hạch cảm giác Các tế bào lưu thông Tế bào lưu thông
Tái hoạt sau 1-12 tháng 3-20 năm    
Mụn nước trên da Tái nhiễm Không có Không có
Tăng bạch cầu đơn nhân Hiếm (typ 2) Không có Thường gặp Hay găp
Viêm não Người lớn (typ1) Sơ sinh (typ 2) CÓ thể găp trong zona Rất hiếm Hiếm
Viêm màng não vô khuẩn Sơ nhiễm (typ 2) Hiếm Không có Rất hiếm
Guillain-Barré Hiếm Hiếm Là nguyên nhân quan trọng Là nguyên nhân quan trọng
Nhiễm khuẩn sản phụ khoa:

Mẹ

Bào thai

Chu sinh

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Năng trước 20 tuần

Ở da hay toàn thân. Phòng bằng cách mo lấy thai

Thuỷ đậu: hiếm Zona: rất hiếm Có thể có dị dạng

Thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh nặng: tỷ lệ tử vong khoảng 5%

Hiếm

Chưa biết rõ Chưa biết rõ

Hay gặp. Không có triệu chứng

Hay gặp

Nhiễm ở sơ sinh: 0,2-2%; trong đó 10% là có triệu chứng (điếc …)

Nhiễm ở bệnh viện Typ 1: hiếm Typ 2: trẻ sơ sinh Hay gặp Hiếm Hay gặp
Lây do truyền máu Không có Hiếm Có thể Hay găp
Suy giảm miễn dịch Viêm phổi Thể niêm mạc-da Thể toàn thân Hiếm Hay gặp Hiếm Có thể Hay gặp Có thể Không có Không có Hiếm Hay gặp Không có Hay găp

Nhiễm herpes toàn thân (viêm gan, viêm phổi, viêm não) gây tử vong cao ở mẹ và con hoặc để lại di chứng thần kinh nặng.

Herpes sinh dục: aciclovir (400 mg 2 lần mỗi ngày theo đường uống) có tác dụng làm giảm số lần tái phát.

Viêm kết, giác mạc: thuốc nhỏ mắt có chất kháng virus (idoxurin hay aciclovir) và thuốc làm giãn đồng tử.

Phụ nữ có mang bị sd nhiễm ở miệng hay ở đường sinh dục nên dùng aciclovir là thuốc đi qua nhau thai và khuếch tán trong các mô của bào thai.

GHI CHÚ: một virus có họ với virus Herpes là Herpesvirus simiae hay virus B hãn hữu được truyền từ khỉ sang người và gây viêm não-tuỷ, thường là tử vong. Nhiễm virus B đã được thấy ở bác sĩ thú y, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với khỉ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây