Trang chủChâm cứuPhương pháp chẩn đoán và chọn huyệt để cấy chỉ

Phương pháp chẩn đoán và chọn huyệt để cấy chỉ

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán và chọn huyệt khác nhau đều đưa tới kết quả. Phương pháp chẩn đoán biểu – lý, âm – dương, hư – thực, hàn – nhiệt dựa trên việc khám, hỏi bệnh, xem lưỡi, xem mắt, răng và bắt mạch. Ngoài ra còn có phương pháp chẩn đoán bằng cách ấn các huyệt chẩn đoán để xác định chính xác kinh lạc, 162 tạng phủ bị bệnh… Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu thêm phương pháp chẩn đoán Yamamoto (Nhật Bản)

Châm cứu cũng như cấy chỉ cần phải chẩn đoán bệnh thật chính xác thì điều trị mới có kết quả cao. Để chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền cần phải tìm hiểu nguyên nhân của bệnh, tìm hiểu sự liên quan của tạng phủ theo khí hoá âm dương, chứ không phải chỉ căn cứ vào sự tổn thương của một cơ quan nội tạng nhất định trong cơ thể. Tìm nguyên nhân gây bệnh phải dựa vào sự suy yếu hay dư thừa nguồn sinh lực của các cơ quan tạng phủ, tìm hiểu sự rối loạn (mất cân bằng) chức năng của các tạng phủ gây ra bệnh tật. Ví dụ cùng bệnh mất ngủ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau : Với người gầy thì do suy yếu phát sinh (hư), với người khoẻ mạnh do thực chứng phát sinh (do sốt cao hoặc hưng phấn hay ức chế đột ngột). Vì vậy, tuỳ từng người bệnh phải xem xét cụ thể về thể chất, màu da (vọng) hơi thở, giọng nói (văn) diễn biến bệnh lý, điều kiện sinh hoạt (vấn), các điểm đau (thiết), từ đó có thể thấy được nguyên nhân của bệnh và chọn phương huyệt thích hợp cho điều trị.

  1. Biểu – lý

Là xác định bệnh ở ngoài kinh mạch (biểu) hay đã vào tạng phủ (lý).

Bệnh ở biểu : là bệnh cấp tính, mới mắc, bệnh nhân thường có cảm giác ớn lạnh, gai gai ở cột sông, có thể sốt, đau đầu, cứng cổ, đau xương, mạch phù sác hoặc phù hồng. Bệnh nhân có thể toát mồ hôi hoặc không.

Bệnh ở lý : là bệnh mạn tính, bệnh đã phát triển vào lục phủ ngũ tạng, thường có mệt mỏi, bứt dứt, khát nước, nôn mửa, nước tiểu đỏ, phân táo hoặc lỏng, có thể có sốt cao, nói nhảm, mạch trầm sác hoặc trầm nhược.

  1. Âm – dương

Bệnh thuộc nóng, chứng thực, bệnh biểu, thuộc dương. Bệnh thuộc lạnh, chứng hư, suy yếu (trong các cơ quan), thuộc âm.

  1. Hàn – nhiệt

Là chứng bệnh thuộc thể lạnh hay nóng.

Hàn (thể lạnh) : người bệnh thích ấm, sợ gió, thích ăn uống đồ nóng, tay chân lạnh, không khát nước, không thích tiếp xúc với nhiều người, mệt mỏi, nằm quay mặt vào tối, thích nhắm mắt, ăn khó tiêu hoặc đi lỏng, thở yếu, hơi thở không hôi, lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mỏng, mặt tái mét, trắng nhợt hoặc đen sạm, nước tiểu trong. Lạnh thuộc âm và thường thuộc chứng hư (mạn tính), mạch trì.

Nhiệt (thể nóng) : bệnh nhân ghét nóng, thích ăn uống đồ lạnh, tay chân ấm nóng, nói to, thở mạnh, miệng khô, hôi, mặt mắt thường đỏ, nước tiểu đỏ hoặc vàng, đại tiện táo hoặc lỏng, hậu môn rát, thích uống nhiều nước, thích tiếp xúc, ho nặng tiếng, đờm đặc và vàng, bụng nóng, lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạnh sác. Phần nhiều bệnh nhân thuộc chứng thực (cấp tính). Tuy nhiên cần phân biệt chân hàn giả nhiệt và chân nhiệt giả hàn để có phương pháp điều trị cho chính xác.

Chân hàn giả nhiệt: là bên ngoài nóng mà lạnh ở bên trong, nóng nhiều mà không thích uống nước lạnh… (bệnh sốt rét). Chân nhiệt giả hàn : lạnh ở ngoài mà nóng ở trong, nên bên ngoài tay chân lạnh, bụng ngực lại nóng bứt rứt khó chịu.

  1. Hư – thực

Là xem tính chất; mức độ bệnh; tà khí thịnh là bệnh thực (cấp), chính khí suy là bệnh hư (mạn tính).

Thực: Bệnh cấp thường do các nguyên nhân vi trùng, virus, phong hàn… bệnh nhân thường có sốt, mệt mỏi bất an, ngực bụng đầy trướng, lưỡi vàng hoặc rêu lưỡi trắng dầy, mạch hồng đại.

Hư : Bệnh mạn tính, người bệnh suy yếu, tay chân hơi lạnh, ra mồ hôi, thần khí mê mệt, mắt lờ đờ, nói nhỏ, đau mỏi lưng (có di tinh ở nam giới), gầy yếu hoặc béo phì, tiểu nhiều, khó thở hoặc ho, có thể có nhiều đờm hoặc máu, người nóng bừng từng cơn, mạch hư tế.

Tuy nhiên cần xác định rõ chân – giả Giả thực (giai đoạn cấp của bệnh mạn tính) : triệu chứng như bệnh thực (cấp tính) tuy mạch phù (đi nông) nhưng tán (đứt đoạn không đều). Giả hư: bệnh nhân nhìn suy yếu nhưng thần khí mạnh, mắt sáng, mạch tuy nhỏ mà chắc.

BẢNG CHẨN ĐOÁN KHÁI QUÁT ÁP DỤNG THỦ THUẬT CHÂM CỨU / CẤY CHỈ

BẢNG CHẨN ĐOÁN KHÁI QUÁT ÁP DỤNG THỦ THUẬT CHÂM CỨU / CẤY CHỈ

Phương pháp chẩn đoán bệnh dựa trên ấn các huyệt trong cấy chỉ

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây