Trang chủBài thuốc Đông YCác phương thuốc Bổ huyết theo lý luận chuyên sâu

Các phương thuốc Bổ huyết theo lý luận chuyên sâu

Nói về bổ huyết tễ, đầu tiên cần có khái niệm về huyết, “ huyết chủ nhu chi”, nhu chính là nhu dưỡng, nhu nhuận. Huyết là vật hữu hình có thể như dưỡng lục phủ ngũ tạng. Khắp nơi cơ thể đều cần huyết, không có huyết người không sống được. “ Nhân ngọa huyết quy can, can thụ huyết nhi năng thị, túc thu huyết nhi năng bộ, chưởng nhu huyết nhi năng ác, chỉ thụ huyết nhi năng nhiếp”, đây chính là chỉ cuộc sống con người không huyết không thể được. Nên gọi “dĩ cử sinh thân, mạc quý vu thử’.

Khí huyết là thứ tất yếu của cơ thể cần có, để dưỡng thân, duy trì sinh mệnh. Vì “Chư huyết giai thuộc vu tâm”. Tâm chủ huyết, huyết tàng ở can, đối với sự sinh thành của huyết mà nói “ trung tiêu thụ khí thu chấp, biến hóa nhi diệc, thị vị huyết” , “Doanh khí giả, bí kỳ tân dịch, trú chi vu mạch, hóa dĩ vị huyết, dĩ doanh tứ vị, nội trú ngũ tạng lục phủ”, “thực khí nhập vị, trọc khí quy tâm, dâm tinh vu mạch”. Câu then chốt này nói rõ huyết cung cấp nguyên liệu thông qua đồ ăn (thủy cốc) , qua khí hóa trong cơ thể biến hóa mà thành. Thường nói đều là do tác dụng của dương khí, đều là liên quan đến công năng của tâm và thận, mệnh môn.

Về chứng huyết hư, sắc diện không tốt, “diện sắc vô hoa”, cũng có thể là vàng úa , cũng có thể là trắng úa, nhưng trắng là dần năng hơn vàng. Vì tâm chủ huyết mạch, cái hoa (nét tươi) trên mặt. Do huyết hư nên sắc mặt không tốt. Đồng thời màu sắc môi miệng và móng tay nhạt, khi nghiêm trọng màu trắng xám, đây tương phản với màu sắc môi miệng của huyết ứ, khi huyết ứ màu sắc môi miệng thành tím thành đen. Tất nhiên, do huyết hư không thể lên đến não, do đó sinh ra đầu choáng. Do huyết hư can huyết bất túc, mắt nhìn vật không rõ, mắt hoa. Can tàng huyết bất túc dễ sinh phong, phong dương khi động cũng có thể sinh ra hư nhiệt, sau khi hư nhiệt là có thể dẫn tới tâm thần bất an, do đó sinh ra tâm quý. Do tâm can huyết hư, tâm can đều nhiệt, thần hồn không thể an cư, dương không nhập được vào âm, nên mất ngủ. Một loạt các Vấn đề này do nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới, do đó ở đây chỉ có thể nói huyết hư sinh ra chứng trạng này là nguyên nhân gì, không thể cho rằng đây là chứng trạng của một mình huyết hư có, mà nguyên nhân khác không thể sinh ra. Chỉ là giải thích nguyên nhân của chứng trạng này claf vì huyết hư.

Đồng thời chứng trạng này xuất hiện kết hợp, phối hợp với nhau có tính liên tục, không thể thấy một mình, đơn độc. Ngoài ra, huyết hư kinh nguyệt nữ giới thường phát sinh thay đổi, hoặc chu kỳ không chuẩn, sắc nhạt thêm chí ngừng kinh, tóm lại là kinh ít, đây là chỉ huyết hư đơn thuần. Nếu trong huyết hư có trệ, chính là ngoài tình trạng đó. Huyết hư lại còn khí hư, có khi sau khí hư lương kinh nguyệt không những không ít mà ngược lại rất nhiều nên vấn đề này trên lâm sàng cần chú ý. Vừa thấy ngưới huyết hư, dựa trên lý thuyết mà nói kinh nguyệt của bệnh nhân huyết hư lượng ít, mắc mặt nhạt nhưng tại ngược lại lượng rất nhiều, màu cũng tươi? Đây là bệnh nhân không chỉ có huyết hư, mà còn có khí hư. Còn có điểm này, trong tình trạng bình thường mà nói, kinh nguyệt huyết hư thường sau kỳ, nhưng do huyết hư kinh nguyệt kéo dài về sau, dần dần liên lụy dẫn đến khí hư, nó sẽ dẫn đến kinh nguyệt ngược lại trước kỳ mà lương nhiều, màu đỏ tươi, đây cũng không phải là huyết nhiều mà là bệnh càng ngày càng phức tạp, không chỉ là huyết hư mà còn có khí hư. Ở đây chủ yếu nói về chứng huyết hư đơn thuần. Đương nhiên chất lưỡi của bệnh nhân huyết hư cũng nhạt, mạch tế. Càng về sau móng cũng giòn yếu, tóc khô. Vì can tàng huyết, móng là thừa của cân, tóc là thừa của huyết nên đây đều có thể phản ánh chứng trạng huyết hư, thông qua vọng chẩn thì có thể nhìn thấy.

Khi điều trị, thường trực tiếp bổ đều dùng thuốc vị hậu. Ví dụ: địa hoàng, bạch thược đều vị hậu, dùng nhiều thuốc vị chua, ngọt (nhưng không thể lấy nó là tuyệt đối), cũng có lương ít thuốc đắng. Ví dụ đương quy vị đắng, bạch thược chua đắng hơi hàn cũng có vị đắng, Ở đây nắm lấy tâm can tỳ. Trong phối ngũ thuốc thường phối nhiều thuốc cay ôn, khiến thuốc vị hậu bổ mà không trệ. Vì vị hậu đều là thuộc âm, thuần âm vô dương bất hóa nên trong phương cần phối 1 chút cay (chủ yếu là phương hương) thuốc ôn, thông qua hành khí để tăng cường tác dụng vận hóa của thuốc. Ngoài ra cần phải chú ý quan hệ giữa bổ khí và bổ huyết. Quan hệ của khí và huyết rất mật thiệt, nhưng không thể tuyệt đối hóa. Ví dụ dựa theo nguyên tắc này, cho thuốc quá thiên lệch khiến nguy hại cho bệnh nhân. Bổ khí tất bổ huyết trước , bổ huyết cũng cần bổ khí trước, như vậy trong bổ trung ích khí thang cũng có chứa Đương qui, vậy rút cục thuộc phương tễ bổ khí hay bổ huyết? bổ huyết căn cứ vào tình trạng huyết hư của bệnh nhân đồng thời căn cứ tình trạng khí hư để bổ khí thích đáng. Đương nhiên do quan hệ khí huyết, khi huyết hư khí thường cũng hư. Vì khí là soái huyết, huyết là mẫu huyết, khí dựa vào huyết. Đến khi huyết hư nhất định khí cũng sẽ hư, nên thường dùng đến thuốc bổ khí. Nhưng rút cục là sau khi thấy khí hư sử dụng thuốc bổ khí, không thể nói là bổ huyết tất yếu bổ khí, nếu không dễ tạo thành khái niệm không rõ. Đặc biệt là dùng cách nói này, lấy Đương qui bổ huyết thang làm luận cứ sai lầm. Trong giải nghĩa có Đương qui bổ huyết thang, 1 lượng Hoàng kỳ, 2 tiền Đương qui. Nhưng xem xét tỷ mỷ một chút, Đương qui bổ huyết thang là huyết hư mà khí càng hư, nên phát nhiệt, có huyết hư nhưng khí hư là chủ yếu. Do đó nó giống phát nhiệt của bổ trung ích khí thang, nên dùng lượng lớn Hoàng kỳ, căn cứ vào đây. Vấn đề của Đương qui bổ huyết thang có thể xem tỷ mỷ chứng mà trên đã viết, chứng của nó rốt cuộc là gì? Huyết hư đơn thuần có thể xuất hiện chứng như vậy không? tình trạng phát nhiệt của nó có phải giống với bổ trung ích khí thang không? Mạch thấy hồng đại mà hư, đây là chứng huyết hư phải không? Vấn đề này còn cần phân tích tỷ mỷ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây