Trang chủBệnh mắtChấn thương mắt

Chấn thương mắt

I.  ĐỊNH NGHĨA

Chấn thương mắt là  một cấp cứu nhãn khoa thường  gặp; nguyên nhân gây chấn thương chia làm 3 loại:

  • Chấn thương cơ học:

+ Vết thương đụng dập.

+ Vết thương xuyên thủng nhãn cầu.

  • Do tác  nhân  vật  lý:  tia  hồng  ngoại,  tử  ngoại,  ánh  sáng, sức nóng…
  • Do tác nhân hóa học: axít, kiềm

II. VẾT THƯƠNG ĐỤNG DẬP

  1. Mi mắt

Thường gây tụ máu, bầm tím làm cho mi phù nề, có thể từ mắt bị thương lan sang mắt lành, tự nó tiêu đi không cần điều trị. Mi mắt có thể bị sưng tấy do gãy xương, có trường hợp khí từ các hốc xoang lan sang: ấn vào mi mắt có tiếng lạo xạo.

2.   Kết mạc

Xuất huyết kết mạc, máu sẽ tự tiêu đi, không cần điều trị.

3.   Giác mạc
  • Thường phù biểu mô và màng Bowman, có trường hợp có rạng nứt lớp nội mô làm cho thủy dịch ngấm vào lớp mô nhục gây phù giác mạc và đục lan tỏa trên giác mạc, bệnh nhân giảm thị lực
  • Điều trị:

+ Nhỏ mắt: kháng sinh, Vitamin B12, C.

+ Uống: kháng sinh, Vitamin C.

4.   Tiền phòng
  • Xuất huyết tiền phòng do tổn thương mạch máu chân mống mắt
  • Nếu chảy máu ít, loãng, có màu đỏ tươi:

+ Cho uống nhiều nước, khoảng ½ lít nước (nước đun sôi để nguội) trong khoảng 10 phút.

+ Có thể cho uống thêm vitamin C.

+ Băng mắt, nằm nghỉ ngơi.

  • Nếu máu chảy nhiều, đầy cả tiền phòng: chích Hyaza dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu
  • Nếu máu chảy nhiều sau 3 – 4 ngày điều trị thuốc không giảm, đông thành cục: phải mổ tháo mủ tiền phòng .
5.     Củng mạc
  • Thường hay bị rách cực đối diện ở nơi bị thương, phần sau nhãn cầu hoặc gần vùng rìa giác – củng mạ Khi bị rách thường kẹt hắc mạc, thủy dịch, trên vết rách có lớp kết mạc phủ nếu không cẩn thận thường bỏ qua.
  • Xử trí:

+ Rửa sạch vết thương.

+ Có thể đẩy các tổ chức bị kẹt vào, nếu vết thương mới.

+ Kháng sinh chống bội nhiễm.

+ Kháng viêm.

+ Giảm đau.

  1. Mống mắt: có một số hiện tượng
    • Trường hợp co đồng tử là hiện tượng nhẹ, tự khỏi sau 2 – 3 ngày.
    • Trường hợp dãn đồng tử: dùng thu c co đồng tử.
    • Trường hợp đồng tử méo: do rách chân mống mắt
    • Xử trí mổ khâu lại chân mống ắt vào góc tiền phòng.
  2. Thủy tinh thể: lệch thủy tinh thể

Nếu tình trạng lệch thủy tinh thể ít thì chỉ theo dõi nhãn áp, thị lực; nếu nhiều phải phẫu thuật ngay.

8.     Pha lê thể
  • Xuất huyết pha lê thể, đục pha lê thể.
  • Xử trí:

+ Nhỏ dãn đồng tử.

+ Kháng sinh, kháng viêm toàn thân.

+ Thuốc làm tan máu bầm.

+ Vitamin C, K.

+ Phẫu thuật ngay khi thị lực không cải thiện.

9.      Hắc – võng mạc
  • Sau san chấn phù Berlin, mắt mờ, vài ba giờ sau nhìn khá dần lên, thị lực có thể phục hồi sau vài ngày.
  • Xử trí:

+ Cho bệnh nhân nằm yên.

+ Băng ép nhẹ mắt.

+ Kháng viêm toàn thân.

+ Thuốc tan máu bầm.

+ Phẫu thuật nếu vết bong không liền.

III.    CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG

Tùy theo tác nhân gây chấn thương mà có những đặc điểm riêng biệt:

  • Thường kèm theo phù các tổ chức trong nội nhãn
  • Rối loạn chất dịch trong mắt
  • Vết thương mổ mở cho các vi trùng xâm nhập vào nội nhãn
  • Vết thương không những phá hủy mắt tổn thương mà còn gây biến chứng trầm trọng nguy hiểm cho mắt lành, gọi là nhãn viêm giao cảm
  • Xử trí:

+ Phát hiện kịp thời.

+ Rửa sạch vết thương.

+ Khâu lại tổ chức, nếu có kẹt mống mắt thể mi tùy theo điều kiện vết thương sạch hay bẩn, sớm hay muộn mà đưa mống mắt vào vị trí cũ hay cắt bỏ mống mắt rồi khâu lại giác mạc. Nếu thủy tinh thể lệch ra ngoài phải lấy thủy tinh thể lệch ra.

  • Lưu ý vết thương xuyên thủng qua củng mạc hết sức trầm trọng nhưng biểu hiện âm thầm, dễ bỏ sót. Phần lớn hay đi kèm viêm màng bồ đào thể mi, tiến tới viêm mủ hoàn toàn hoặc gây nhãn viêm giao cả

IV.  PHỎNG

Phỏng là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, vì có nhiều trường hợp dù điều trị khẩn trương cũng không ngăn chặn được mù lòa. Nhiều trường hợp phỏng không chỉ độc hại tại mắt mà thường kèm theo phỏng toàn thân.

  • Phỏng axít: với đặc điểm phá hủy tổ chức mắt nhanh chóng, tiên lượng có thể biết ngay sau phỏ
  • Phỏng kiềm: là loại nặng nhất trong các phỏng hòa chất vì nó lan rộng và phá hủy sâu, gây nên những biến chứng trầm trọng (mù lòa, teo nhãn).
  • Nguyên tắc xử trí:

+ Loại bỏ chất gây phỏng, rửa ngay với các loại nước (tốt nhất là nước vô khuẩn) sẵn có.

+ Chống đau nhức: thuốc giảm đau và liệt điều tiết.

+ Chống nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh.

+ Chống dính bằng thuốc mỡ tra mắt.

+ Chống loạn dưỡng giác mạc.

  • Lưu ý:

+ Trường hợp phỏng vôi phải gây tê bề mặt kết – giác mạc rồi gắp hết vôi cục, sau đó rửa nước nhiều lần.

+ Phỏng do nguyên nhân khác cũng xử trí như phỏng do hóa chất, ngoại trừ trường hợp phỏng do phosphor không được tra thuốc mỡ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây