I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: hẹp môn vị phì đại là sự phì đại của các lớp đặc biệt là lớp cơ vòng của môn vị, làm hẹp và dài ống môn vị.
- Tần suất: 1 – 4/1.000 trẻ sinh sống, tỷ lệ nam/nữ: 4/1, gặp ở trẻ da trắng nhiều hơn da vàng và da đen
- Nguyên nhân: chưa rõ ràng.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử: nôn, ọc sau bú thường xảy ra khi trẻ được 2 – 4 tuần tuổi
2. Triệu chứng lâm sàng
– Cơ năng:
Nôn: vọt, lúc đầu thưa, sau mỗi lần bú là một lần nôn. Vào giai đoạn mất bù, số lần nôn ít hơn số lần bú, dịch nôn không có mật
Háu đói: sau nôn bé háo hức đòi bú.
Tổng trạng mất nước
Chậm lên cân.
– Thực thể:
- Dấu mất nước: mắt trũng, dấu véo da mất chậm hay rất chậm
- Dạ dày tăng co bóp: thường thấy ngay sau bú và trước khi nôn.
- Sờ được u cơ môn vị ở hạ sườn phải
- Vàng da do hiện tượng đói cấp tính với gan chưa trưởng thành.
3. Cận lâm sàng
- X-quang bụng không sửa soạn: dạ dày dãn
- X-quang dạ dày tá tràng cản quang (cản quang tan trong nước): “dấu hiệu sợi dây” là hình ảnh điển hình của bệnh.
- Siêu âm: độ nhạy 91 – 100%, độ đặc hiệu 100%. Tiêu chuẩn chẩn đoán: bề dày lớp cơ môn vị > 4mm, chiều dài kênh môn vị > 16mm
– Ion đồ: hạ Na+, hạ K+, hạ Cl-
– Xét nghiệm tiền phẫu: chức năng gan thận.
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
- Nôn vọt, háu đói sau nôn.
- Sờ được u cơ môn vị.
- Siêu âm: u cơ môn vị > 4×16 mm
Chẩn đoán phân biệt:
- Co thắt môn vị.
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Lạc chỗ tâm – phình vị.
- Thoát vị qua khe thực quản
- Tắc tá tràng trên bóng Vater.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc: phẫu thuật có trì hoãn.
- Làm trống dạ dày: đặt thông dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch
- Bồi hoàn nước điện giải và nâng đỡ tổng trạng:
- Mất nước nặng: Bolus 20 ml/kg NaCl 0,9%.
- Duy trì bằng Glucose 5% trong NaCl 0,45% + 20 – 30 mEq/l KCl với tốc độ gấp 1,25 – 2 lần tốc độ dịch truyền căn bản
- Ion đồ mỗi 6h
- Phẫu thuật Fredet-Ramstedt: mở cơ môn vị ngoài niêm mạch
2. Phương pháp phẫu thuật
- Rạch da ngang bụng ¼ trên phải hoặc vòng cung trên rốn
- Đưa u cơ môn vị ra ngoài thành bụng
- Rạch dọc chiều dài hết phần u cơ môn vị (chú ý ranh giới giữa môn vị và tá tràng: trắng xám của môn vị và hồng của tá tràng, hoặc tĩnh mạch môn vị).
- Dùng phần tù của kelly hay mosquyto tách nhẹ nhàng hết chiều sâu của u cơ môn vị đến lớp niêm mạc
- Nếu tổn thương niêm mạc tá tràng (dịch mật chảy ra), khâu lại đường rạch bằng mũi rời .
- Xoay u cơ môn vị một góc 45 – 90o, rạch một đường khác và làm tương tự như trên.
- Cầm máu bằng dao điện khi chảy máu.
- Cho môn vị vào lại ổ bụng, bơm 50 – 100 ml khí vào ống thông dạ dày để kiểm tra
- Khâu vết mổ.
3. Sau mổ
- Rút ống thông dạ dày ngay khi bé tỉnh
- Trong trường hợp bị thủng tá tràng có thể lưu sonde trong 24h sau mổ.
- Tiếp tục nuôi ăn tĩnh mạch cho đến khi bé ăn uống lại hoàn toàn bằng đường miệng
- Bắt đầu ăn lại sau mổ 6 giờ với lượng 15ml sữa, tăng 10 – 15 ml mỗi 3 giờ cho đến khi đủ lượng nhu cầu (nếu bệnh nhân không ói).
IV. THEO DÕI
- Biến chứng
- Nôn ngay sau mổ: do viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản → chống trào ngược.
- Nôn sau mổ trên 7 – 10 ngày: cắt cơ môn vị chưa hết → cần mổ lại
- Thủng tá tràng không nhận biết trong cuộc mổ: ói, chướng bụng, sốt và viêm phúc mạc Ò mổ lại khâu lỗ thủng, xẻ cơ môn vị ở một đường khác.
- Xuất viện khi ăn hoàn toàn bằng đường miệng.
- Tái khám sau 1 tuần – 3 tháng – 6 tháng.