Trang chủTriệu chứng Đông yHiểu rõ Chứng Đởm nhiệt trong y học cổ truyền

Hiểu rõ Chứng Đởm nhiệt trong y học cổ truyền

Chứng Đởm nhiệt là chỉ Đởm khí bị uất hóa nhiệt, hoặc là uất nhiệt úng tắc ở Đởm phủ gây nên một loạt chứng hậu chủ yếu như đắng miệng, khô họng; Bệnh phần nhiều do nội thương thất tình, hoặc ngoại cảm lục dâm gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là váng đầu, ù tai, đắng miệng, khô họng, tâm phiền không ngủ được, mặt hồng tai đỏ, sườn đầy, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền v.v…

Chứng này thường gặp trong các bệnh Huyễn vậng, Hiếp thống, Hoảng đản, và Bất mị.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Can hỏa thượng viêm, chứng Can Đởm thấp nhiệt, chứng Can khí uất kết, chứng Tâm Đởm bất ninh.

Phân tích

– Chứng Đởm nhiệt gặp trong bệnh Huyễn vậng, thường do lo nghĩ kéo dài Đởm uất hóa nhiệt, quấy rối thanh khiếu ở trên gây nên, phần nhiều có những chứng trạng váng ngực sườn đầy, đắng miệng, nôn mửa ra nước đắng, đêm ngủ không yên, hay mê, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền mà Sác: Điều trị nên tả Đởm thanh nhiệt, cho uống bài Long Đởm tả Can thang (Y tôn kim giám).

– Trong bệnh Hiếp thống xuất hiện chứng Đởm nhiệt, thường do ngoại tà vào lý hóa nhiệt, hoặc thất tình không điều, Đởm phủ uất nhiệt len lỏi vào đường Lạc của Can gây nên đau sườn, có thể kiêm các chứng họng khô miệng đắng, buồn nôn ra nước đắng, tâm phiền không ngủ được, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác; Điều trị nên thanh Can Đởm, để điều hòa khí cơ, cho uống bài Kim linh tử tán (Tố Vấn bệnh cơ khi nghi bảo mệnh tập) hợp với Tả Kim hoàn (Đan Khê tâm pháp)

– Chứng Đởm nhiệt gặp trong bệnh Hoàng Đản, thường do tà khí theo mùa từ ngoài xâm nhập, uất lại không đạt, đởm chấp không được sơ tiết bình thường, tràn ra bên ngoài cơ phu, dồn xuống Bàng quang gây nên, có những chứng trạng mặt mắt da dẻ và tiểu tiện đều sắc vàng; Điều trị nên thanh nhiệt đẩy lui chứng sắc vàng, cho uống bài Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) gia Hoàng bá, Chỉ thực, Xa tiên tử v.v…

– Trong bệnh Bất mị (không ngủ được) xuất hiện chứng Đởm nhiệt, do tình chí không toại hoặc sợ hãi ưu uất, khí cơ không điều hòa, Đởm nhiệt ở trong quấy rối Tâm thần, có các chứng trạng đêm ngủ không yên, tâm phiền dễ sợ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác; Điều trị nên sơ Đởm tả nhiệt, kèm theo thuốc an thần, dùng bài Ôn Đởm thang(Thiên kim phương) gia Dạ giao đằng.

– Đởm phụ thuộc vào tạng Can, hấp thụ khí xuân mộc, tinh của nó điều đạt. Đởm chấp nhờ vào công năng sơ tiết của Can để vận hóa. Trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh của chứng Đởm nhiệt, vì sự sơ tiết thất thường, dễ ảnh hưởng tới công năng của Tỳ Vị; Nếu Đởm nhiệt hoành nghịch, có thể hình thành chứng Đởm Vị bấ, xuất hiện các chứng trạng Vị quản trướng đầy đau, ợ hơi, cồn cào nuốt chua, ngực sườn khó chịu, nóng nảy dễ cáu giận, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền. Vì thế, điều trị chứng Đởm nhiệt cần luôn luôn chú ý tới duy trì chăm sóc Vị khí, hết sức tránh dùng thuốc đắng lạnh đề phòng hại Vị.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Can hỏa thượng viêm với chứng Đởm nhiệt: Hai chứng tuy đều là do uất giận hóa nhiệt, hóa hỏa gây nên, vả lại Can với Đởm cùng biểu lý, sau khi gây nên bệnh, thường ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng bộ vị tuần hành của hai Kinh khác nhau, công năng cũng hơi khác nhau, cho nên biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ không giống nhau.

Chứng Can hỏa thượng viêm là chứng hậu thực hỏa ở Can kinh, tính hỏa bốc lên rất dễ quấy rối thanh khiếu, như các chứng đau đầu, mắt đỏ, ù tai, đắng miệng. Can hỏa khuấy động tâm thần, có thể xuất hiện các chứng cuồng táo không yên. Can hỏa phạm Phế thì thấy khạc ra huyết.

Chứng Đởm nhiệt tuy cũng có chứng trạng như quấy rối thanh khiếu ở trên, nhưng các chứng trạng đắng miệng, họng khô, mắt hoa tai ù là chủ yếu, còn các chứng đau đầu, mắt đỏ đều không nghiêm trọng như chứng Can hỏa thượng viêm.

Tóm lại, nói theo tính chất Hỏa nhiệt, hỏa là mức mạnh hơn nhiệt, nhiệt là mức yếu hơn hỏa. Nói theo công năng của Can Đởm, Can chủ về cáu giận, Đởm chủ về quyết đoán, cho nên chứng Can hỏa thượng viêm đa số nóng nẩy dễ cáu giận; Chứng Đởm nhiệt thì phần nhiều thở dài…

– Chứng Can Đởm thấp nhiệt với chứng Đởm nhiệt: Chứng Can Đởm thấp nhiệt phần nhiều do thấp nhiệt nung nấu kết lại, gây nên sự sơ tiết của Ca mất bình thường, chứng trạng đau sườn, đắng miệng tương tự với chứng Đởm nhiệt. Nhưng chứng Can Đởm thấp nhiệt phần nhiều do ngoại cảm thấp nhiệt, hoặc do ham các thức ăn béo ngọt, thấp uất hóa nhiệt, khí cơ của Can Đởm bị nghẽn trệ, thủy không sơ mộc gây nên sự thăng giáng của Tỳ Vị mất chức năng, xuất hiện chứng trạng nôn mửa kém ăn, bụng trướng đầy, đại tiện không đều; Hoặc là thấp nhiệt nung nấu, Đởm chất tràn ra ngoài, xuất hiện chứng mình và mắt có sắc vàng; Chứng trạng của Tỳ Vị hoặc Hoàng đản là chứng trạng chủ yếu của chứng Can Đởm thấp nhiệt.

Nếu Can Đởm thấp nhiệt dồn xuống dưới có thể dẫn đến các chứng Âm nang ẩm ướt nổi nốt, vùng ngoại âm ngứa, phụ nữ ra khí hư có sắc vàng mùi hôi; Rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt mà Sác, so với chứng Đởm nhiệt: Một đằng là Đởm phủ bị tà Khí; Một đằng là hợp bệnh của Can Đởm; Một đằng là nhiệt tà gây nên bệnh; Một đằng là thấp nhiệt gây nên bệnh… Đó là những cơ sở để phân biệt.

– Chứng Can khí uất kết với chứng Đởm nhiệt: Can chủ về sơ tiết, tính ưa điều đạt; Vì thế, tình chí bị ức uất là nguyên nhân chủ yếu hình thành chứng Can khí uất kết; Có chỗ khác nhau với chứng Đởm nhiệt có thể do thất tình nội thương, khí cơ uất trệ, hoặc lục dâm hóa nhiệt gây nên. Chứng Can khí uất kết thường có các chứng trạng đau sườn, ẩu nghịch, bầu vú trướng đau, đau bụng ỉa lỏng, thống kinh, kinh nguyệt không đều v.v… Lại có thể do huyết đi ứ nghẽn gây nên tích tụ. Chứng Đởm nhiệt ngoài chứng trạng ngực sườn khó chịu và ẩu nghịch, còn có biểu hiện nhiệt chứng như hoa mắt, đắng miệng, phiền táo mất ngủ táo bón, còn chứng Can khí uất kết thì không có hiện tượng nhiệt.

– Chứng Tâm Đởm không yên với chứng Đởm nhiệt: Tâm chủ thần minh là đại chủ của năm Tạng sáu Phủ. Đởm là chức quan trung chính, chủ về quyết đoán. Tâm Đởm đều có liên quan chặt chẽ với tình chí. Người vốn phú bẩm Tâm hư Đởm khiếp, nếu bị kinh đột ngột, dễ gây nên- chứng Tâm Đởm không yên thuộc Hư chứng mà chứng Đởm nhiệt là thuộc Thực chứng, hai loại này bản chất khác nhau. Chứng Tâm Đởm không yên do tổn thương tình chí. Đởm khí không điều hòa, tâm thần không tự chủ, có thể thấy các chứng trạng sợ hãi, đởm khiếp, váng đầu buồn nôn, ít ngủ hay mê, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Sác. Chứng Đởm nhiệt thì có chứng trạng đặc trưng như tai ù, đắng miệng, họng khô, ngực sườn đầy tức.

Trích dẫn y văn

– Túc Thiếu dương Đởm kinh phía trên liên lạc với tai, tà ở Thiếu dương thì tai điếc… Thiếu dương tai điếc thì phải có nóng rét qua lại; Quyết âm tai điếc thì lưỡi cuốn lại, âm nang teo quắt… tự thấy khác nhau ợ hiếu dương kinh chứng – Y học tâm ngộ).

– Chứng Đởm hỏa không nằm được, vùng Cách lạnh khó chịu, sườn trướng đầy, đó là Đởm hỏa lấn Tỳ vậy;. Tâm phiền táo loạn, hoảng hốt không yên đó là Đởm dịch bao phủ ở Tâm, thậm chí gây nên vàng mắt (Đỏm hỏa bất đắc ngọa – Chứng nhân mạch trị).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây