Trang chủSức khỏe gia đìnhNhững điều kiêng kỵ khi mang thai cần tránh

Những điều kiêng kỵ khi mang thai cần tránh

Phụ nữ đang có thai và sản phụ không nên đeo su-chiêng.

Nếu ở người sản phụ xuất hiện hiện tượng thiếu sữa, ít sữa hoặc mất sữa, một phần lớn có liên quan đến việc đeo su-chiêng. Có một vị học giả đã tiến hành kiểm nghiệm ở một số phụ nữ thì phát hiện ra rằng tuyến sữa bị tắc là vì su-chiêng bằng vải bông hoặc vải hoá học đã lấp kín mất tuyến sữa, do đó mà làm cho việc phân tiết và bài tiết sữa gặp khó khăn. Cho nên, những phụ nữ đang mang thai thì không nên đeo su-chiêng, để bảo đảm cho đứa trẻ mới ra đời có đủ sữa ăn.

Phụ nữ có thai không nên mặc áo bó chặt lấy người

Phụ nữ có thai mà mặc áo quá chật, sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, trở ngại cho việc lớn lên của thai nhi.

Bởi vì thời kỳ mang thai, sinh lý của người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt. Song song với việc cái thai lớn dần, tử cung dần dần to ra, cái bụng cũng dần dần to lên. Sự sinh trưởng phát dục của thai nhi cũng do chất dinh dưỡng máu của người mẹ cung cấp. Nếu áo của người mang thai quá chật, sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu bình thường của cơ thể người mẹ nên hạn chế sự hoạt động của thai nhi, trở ngại cho sự trưởng thành. Sau 6 tháng thai trong bụng mẹ sẽ xoay đầu xuống dưới, bụng người mẹ cũng to lên rõ rệt. Nếu mặc áo quá chật, hoặc là thắt lưng quá chặt, thường là hạn chế sự chuyển động của thai nhi, sẽ làm cho độ nghiêng lớn lên, cũng có khi làm cho cái thai nằm ngang. Vả lại, thời kỳ cuối cái thai to lớn sẽ o ép tĩnh mạch của bụng, thường làm cho máu ở các chi dưới chảy về bị trở ngại mà sinh ra phù thũng, bụng bị bó chặt càng làm cho phù thũng nặng hơn. Thời gian kéo dài còn có thể gây ra hiện tượng tĩnh mạch các chi dưới bị phồng to và bị bệnh trĩ.

Từ đó ta thấy, quần áo của người phụ nữ đang có thai nên theo nguyên tắc nhẹ, mềm, rộng rãi, thoải mái, phù hợp với yêu cầu vệ sinh, áo thì nên dài và rộng rãi, quần cũng phải có cạp quần rộng, không nên mặc áo lót bó sát người. Thời kỳ cuối của người có thai nên mặc quần có dây đeo bằng vải chun là thích hợp, tuyệt đối không nên dùng thắt lưng loại cứng.

Phụ nữ có thai không nên bó ngực

Có một số phụ nữ có thai cứ thích giữ thể hình cho đẹp, nên thường hay dùng dây đai bó chặt lấy ngực. Kỳ thực làm như vậy là hết sức có hại.

Bởi vì cùng với ngày tháng, tuyến sữa tăng lên và bầu vú cũng dần dần to ra. Nếu người phụ nữ có thai dùng dây đai bó chặt lấy ngực thì sẽ hạn chế bầu vú to lên, do đầu vú bị nén chặt nên đầu vú bị lõm xuống, rất dễ gây nên tuyến sữa phát triển không tốt, sau khi đẻ sữa sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến việc cho con bú sau này. Ngoài ra còn có thể dẫn đến một căn bệnh tổng hợp của người bó ngực là viêm tĩnh mạch thành ngực. Căn cứ theo tư liệu thì những người thiếu sữa, đại đa số đều có liên quan đến việc bó ngực trong thời kỳ mang thai hoặc trong tuổi thanh thiếu niên gây nên.

Quan điểm thẩm mỹ đúng đắn nhất là nên thuận theo tự nhiên. Những phụ nữ có thai vào thời kỳ cuối, bầu vú to ra là do sự cần thiết phải nuôi con sau này. Cho nên, phụ nữ có thai tuyệt đối không nên gò ép sự tăng trưởng có tính sinh lý này. Đó là điều mà mỗi một phụ nữ có thai đều phải ghi nhớ kỹ.Đái tháo đường khi mang thai

Phụ nữ có thai không nên đi bít tất dài và chật

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mà đi bít tất dài và chật sẽ làm tăng thêm bệnh phù thũng hai chân.

Phụ nữ có thai nếu đi bít tất ni-lông dài và chật hoặc bít tất vải quá nhỏ và chật, sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở hai chi dưới, gây ra hoặc tăng thêm phù thũng hai chân. Cho nên phụ nữ có thai không nên đi bít tất quá nhỏ và chật, càng không nên mặc quần tất.

Phụ nữ có thai không nên đi giày cao gót

Phụ nữ có thai đi giày cao gót có rất nhiều cái hại.

Bởi vì thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở giữa và cuối thời kỳ này, bụng người phụ nữ có thai đã to và cứng, nếu đi giày cao gót thì trọng tâm của toàn thân sẽ dồn về phía trước, sẽ dồn nén xuống bụng, lượng máu trở về tim của tĩnh mạch bụng dưới giảm sút, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và ô-xy cho thai nhi, không có lợi cho sự trưởng thành của thai nhi, và còn làm tăng thêm phù thũng cho hai chi dưới, tử cung to lớn bị sa xuống, bàng quang bị dồn nén, có thể dẫn đến đi đái dắt, hai chi dưới bị sưng và đau, dẫn đến niệu đạo bị viêm nhiễm, thậm chí sau khi đẻ bị sa tử cung; bụng bị nén, nhu động của đường ruột và dạ dày bị suy yếu, dễ xảy ra các bệnh như bí đái, táo bón, thở dốc, ăn không ngon v.v…Ngoài ra, phụ nữ có thai đi giày cao gót thì lưng sẽ ưỡn về phía trước, độ cong cuả cột sống tăng lên, nên xuất hiện hiện tượng mình mẩy đau nhừ, đi lại lảo đảo, dễ bị ngã, dễ sinh ra xảy thai hoặc đẻ non.

Mọi người đều không nên đi giày cao gót

Đi giày cao gót phong độ khoáng đạt, lanh lợi lịch sự lắm cho nên các bà, các cô ai cũng thích. Trên thực tế, xuất phát từ góc độ sức khỏe thì đi giày cao gót hậu hoạ khôn lường. Tất cả các nhà bệnh lý học về chân đều cảnh báo : Hãy vứt bỏ giày cao gót !

Bởi vì đi giày cao gót, thân thể cần phải ngả về phía trước, để giữ vững trọng tâm của thân thể, lưng cần phải uốn cong, vai cần phải ưỡn về phía sau, mông phải cứng đờ, trọng lượng toàn thân đều dồn lên gót chân. Ngoài ra những ngón chân phải bó chặt trong mũi giày nhọn , khi đi lại, thân thể cần phải dựa trên 4 bộ phận đó, chứ không phải chỉ dựa vào ngón chân để đi. Cứ thế kéo dài sẽ dẫn đến đau nhức bắp chân, gót chân và các khớp đều đau mỏi. Ngoài ra giày cao gót mũi nhọn hình tam giác, vừa hẹp vừa chật sẽ gây tổn thương cho xương bắp chân, ngón chân cái dễ bị mọng nước, gan bàn chân sẽ mọc những mắt cá rất khó chịu. Những người bị bệnh đái đường mà đi giày cao gót có thể dẫn đến bệnh hoại tử đầu ngón chân. Các nhà bệnh học về chân kiến nghị nên giảm bớt độ cao của gót giày xuống còn khoảng 3 phân là vừa.

Phụ nữ có thai không nên lạm dụng vitamin

Vitamin không phải là thức ăn bổ. Phụ nữ có thai dùng vitamin phải tuỳ theo bệnh và phải có liều lượng nhất định. Nếu tự động uống hoặc nghe ai đó nói mà uống vô hạn độ thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người có thai, mà còn có thể gây nguy hại cho thai nhi nữa.

Bởi vì dùng vitamin A quá liều lượng. Sẽ làm cho xương cốt của thai nhi bị biến dạng, sau khi đẻ ăn không thấy ngon, thể trọng giảm; uống vitamin B6 hoặc vitamin C nhiều quá có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành bình thường của thai nhi; uống vitamin D nhiều quá có thể khiến cho sau khi đẻ, can-xi trong máu của đứa trẻ quá cao, trí lực giảm, ăn uống không thấy ngon miệng, bí đái, táo bón, và còn có thể làm cho sọ não bị rạn nứt; uống vitamin E nhiều quá có thể làm cho đứa trẻ mới sinh bị đi tướt, đau bụng và kiệt sức. Cho nên phụ nữ có thai không nên uống quá nhiều vitamin.Mang thai có được uống trà không?

Phụ nữ có thai không nên lạm dụng thuốc kháng sinh

Rất nhiều loại thuốc kháng sinh có hại cho người mang thai và cho thai nhi.

Gentamycin và streptômycin đối với phụ nữ có thai và thai nhi là loại thuốc kháng sinh có độc tố cao, có thể gây tổn hại cho buồng thận và cho thần kinh thính giác, khiến cho đứa trẻ sau khi ra đời sẽ bị điếc. Có một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ rất nghiêm trọng đối với hệ thống thần kinh, với máu, gan, thận v.v…, từ đó mà gây ra xảy thai hoặc quái thai. Uống stréptômycin nhiều quá sẽ có tác dụng phụ như trở ngại cho việc phát triển gân cốt của trẻ em, răng mọc không đều và có thể làm cho đứa trẻ thành quái thai. Cho nên phụ nữ có thai không nên sử dụng những loại thuốc nêu trên. Trong trường hợp cần thiết phải dùng kháng sinh thì nhất thiết phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ có thai không nên dùng nhiều thuốc bổ can-xi

Có một số phụ nữ có thai chỉ sợ thai nhi thiếu chất can-xi cho nên hàng ngày uống rất nhiều sữa bò, uống rất nhiều can-xi và rất nhiều thuốc viên vitamin A-D v.v… Kỳ thực làm như vậy là không có lợi cho thai nhi.

Bởi vì phụ nữ có thai mà dùng quá nhiều can-xi, có thể làm cho thai nhi bị bệnh can-xi trong máu quá nhiều, sau khi đẻ có thể có nhiều dị tật, nếu nghiêm trọng thì đứa trẻ không lớn lên bình thường, trí năng thấp. Cho nên, phụ nữ có thai không nên uống nhiều can-xi, nói chung, mỗi ngày uống khoảng 0,6 g can-xi là vừa. Khi mới có thai thì uống 0,8g, đến tháng cuối thì uống 0,1 g can-xi là vừa.

Phụ nữ có thai không nên dùng dầu gió

Dầu gió là một loại thuốc tốt mà các gia đình đều có chuẩn bị. Nó có thể làm cho người lả đi tỉnh lại, có thể tiêu viêm diệt khuẩn, làm cho máu lưu thông và giảm đau, giải nhiệt và chống say. Nó có thể chữa trị thương phong, cảm mạo, say nắng mùa hè, chống viêm khớp, chống say tàu xe, thuyền bè, chống côn trùng cắn đốt v.v… Nhưng, phụ nữ có thai mà dùng thì lợi bất cập hại.

Bởi vì dầu gió là do tinh dầu long não, bạc hà, tinh dầu khuynh diệp và tinh hương thực vật chế ra. Trong đó long não có thể qua đường mũi và mồm mà vào trong cơ thể, cũng có thể thông qua tấm bình phong bào thai mà dẫn đến sảy thai hoặc là tử thai. Cho nên phụ nữ có thai tuyệt đối không nên dùng dầu gió, nhất là 3 tháng đầu càng phải đặc biệt chú ý.

Phụ nữ có thai không nên nuôi mèo

Có những phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường thích ôm những con mèo nhà nuôi, thậm chí ban đêm còn để cho mèo ngủ chung với họ nữa. Cách làm như vậy đối với người phụ nữ đang có thai là rất có hại cho sức khỏe.

Bởi vì mèo là nguồn gốc chủ yếu lây bệnh ký sinh trùng sang người. Nếu người phụ nữ có thai sờ phải phân mèo mà có trứng trùng hoặc ăn uống phải thức ăn hoặc nước có nhiễm trùng từ phân mèo truyền sang thì thai nhi có thể mắc một loại bệnh hình cung khiến cho đứa trẻ trở thành quái thai hoặc tử vong, cũng có thể dẫn đến đẻ non họăc sảy thai, thậm chí người có thai còn bị trúng độc. Ngày nay có rất nhiều học giả đã cho rằng trong rất nhiều trẻ em bị cái bệnh được gọi là nguồn phát sinh từ não, một phần lớn có liên quan đến việc bị lây bệnh ký sinh trùng thuộc hình cung do mèo truyền sang.

Phụ nữ có thai không nên giảm mức ăn.

Có một số phụ nữ có thai sợ thể trọng tăng nhanh, bào thai quá nặng rồi sinh ra khó đẻ, nên đã giảm mức ăn uống hằng ngày. Trên thực tế đó là điều không thể chấp nhận được.

Phụ nữ có thai mà ăn ít không những không có lợi cho sức khỏe bản thân, mà còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của thai nhi. Phụ nữ có thai không nên ăn ít. Trong thời kỳ mang thai mà lên cân là hiện tượng bình thường. Thể trọng tăng 10 – 12 cân là bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Sản phụ không nên ăn nhiều đường đỏ

Đường đỏ không những có hàm lượng đường nho rất lớn, mà còn có nhiều loại nguyên tố vi lượng như chất sắt, carôten, vitamin B2, vitamin PP và các chất kẽm. Mangan, crôm, kali, đồng v.v… Sản phụ khi sinh nở, thể lực bị tiêu hao rất lớn, mất nhiều máu. Sau khi đẻ lại cho con bú, cần rất nhiều chất đường và chất sắt. Đường đỏ vừa bổ máu lại vừa cung cấp nhiệt lượng và một số chất dinh dưỡng khác, lại còn có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết những chất độc, rất có lợi cho việc khôi phục và co hẹp tử cung sau khi đẻ. Song không chỉ toàn là lợi ích, mà vì đường đỏ có tác dụng hoạt hoá sự ứ máu, nếu cứ ăn đường đỏ mãi thì sẽ dẫn đến tăng thêm thành phần ác lộ của máu, gây nên hiện tượng sản phụ tiếp tục bị mất máu kéo dài, ảnh hưởng đến việc khôi phục sức khỏe cho sản phụ.

Các chuyên gia hữu quan chỉ ra rằng, thời gian sản phụ ăn đường đỏ, nói chung chỉ nên từ 7 đến 10 ngày và phải chú ý ăn một số lượng thích hợp thôi. Ngoài ra đường đỏ còn có tương đối nhiều tạp chất, khi ăn nên hoà ra nước, chờ cho tạp chất lắng xuống rồi hãy uống. Như vậy mới vệ sinh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây