Trang chủSức khỏe gia đìnhLịch khám thai định kỳ chuẩn cho phụ nữ mang thai

Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho phụ nữ mang thai

Người phụ nữ khi xuất hiện dấu hiệu có thai cần phải đi khám thai ít nhất năm lần trong thai kì, nhằm phát hiện những bất thường trong thai sản và được tư vấn những điều cần thiết trong việc bảo vệ thai cho đến ngày sinh.

Khám thai ba tháng đầu nhằm xác định có thai trong tử cung hay chửa ngoài tử cung. Nếu chửa ngoài buồng tử cung phải xử lý ngay, tránh khi thai to vỡ gây chảy máu và sốc. Ngoài ra, cần đo trọng lượng cơ thể, đo huyết áp, đo khung xương chậu bình thường hay hẹp. Có thai ngoài kế hoạch hay mang thai trong lúc đang mắc bệnh cấp tính nặng cần có biện pháp xử lí kịp thời.

Những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén sớm thường biểu hiện bằng các triệu chứng buồn nôn hay nôn từ sau tháng thứ nhất. Các triệu chứng trên có thể hết hay giảm dần trong ba tháng đầu nếu ở thể nhẹ. Song cũng có thể tăng dần và đe dọa đến tính mạng người mẹ nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp.Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp

  • Nôn nhẹ: Chứng này thường xuất hiện vào các buổi sáng sớm khi thức dậy, hay khi ngửi thấy mùi thức ăn, hơi thuốc lá. Chứng buồn nôn, hay nôn thật sự tái diễn nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tháng. Ngoài ra, thai phụ có thể có tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do co thắt vùng thượng vị và có thể bị ngất.
  • Nôn nhiều: Cũng có thể xảy ra tình trạng nôn nhẹ kéo dài gây nên sút cân. Vì thai phụ nôn nhiều lần, nên da khô, môi khô, da nhăn nheo, hơi vàng, bụng lõm, kéo dài 30-45 ngày làm cho mạch nhanh 120-140 lần trong phút, nước tiểu ít, không muốn ăn và xuất hiện các triệu chứng thần kinh, mê sảng, vật vã, co giật, có thể hôn mê.

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện có axeton, sắc tố mật. Trong máu lượng clorua giảm, tăng urê và polygeptit, giảm dự trữ kiềm, giảm hồng cầu, lượng nội tiết tố gonadotrophin tăng, cần đưa thai phụ vào bệnh viện kịp thời để điều trị giúp thai khỏe và nâng cao thể trạng cho người mẹ.

Thai phụ cần khám thai định kỳ ở ba tháng giữa, để đánh giá tình trạng thai nhi phát triển với sự thích nghi của cơ thể người mẹ và tiêm phòng mũi vacxin uốn ván thứ nhất. Theo dõi huyết áp và xét nghiệm tìm protein trong nước tiểu. Đánh giá sự tăng cân của người mẹ và tiêu chuẩn phù hợp với tuổi thai qua mỗi lần khám thai.

Tháng thứ tư, thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ siêu âm, xác định vị trí tim thai ghi trên điện tim đồ của thai nhi, nghe tim thai, ghi nhịp tim bằng máy siêu âm hiệu ứng Doppler. Bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi chính xác để tính trọng lượng của thai nhi có phù hợp với tuổi thai hay không. Mỗi tuần lễ đường kính này tăng 1,6mm hoặc hơn là thai nhi phát triển bình thường. Đường kính lưỡng đỉnh dưới 1,6mm là thai nhi kém phát triển, không tăng cân, có thể thai nhi đã chết. Ngoài ra cần theo dõi đường kính bụng người mẹ và chiều dài xương đùi thai nhi.

Siêu âm bốn chiều có thể phát hiện giới tính của thai nhi, số lượng thai, hình ảnh thai bình thường hay thai dị dạng, tình trạng nước ối, nhau thai bất thường nếu có.

Khám thai vào ba tháng cuối của thai kì để xác định thai thuận hay thai ngược, thai phát triển bình thường hay bất bình thường. Tiêm phòng vacxin uốn ván mũi thứ hai để miễn dịch cho người mẹ và con nếu tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván. Phát hiện những nguy cơ xấu có thể xảy ra ở người mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con.

Tiền sản giật có thể xuất hiện vào ba tháng cuối của thai kì, đó là dấu hiệu báo trước khi sản giật, biến chứng cấp tính nặng của hội chứng nhiễm độc thai sản với những dấu hiệu về mạch, thận cùng với những cơn co giật liên tiếp và hôn mê.

Giai đoạn tiền sản giật ở thai phụ có ba dấu hiệu: Protein niệu tăng trên hai gam trong một lít nước tiểu. Triệu chứng phù tăng nhanh, đi tiểu ít về số lần và số lượng dưới 400ml trong ngày. Thai phụ bị tăng huyết áp ở thì tâm thu quá 30mmHg, thì tâm trương trên 15mmHg. Ngoài ra còn xuất hiện dấu hiệu ruồi bay, nhìn mờ, thị lực giảm, ù tai, nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn, mệt mỏi v.v… cần cho sản phụ ăn giảm lượng muối và đạm. Mỗi ngày ăn lượng đạm 80g và bổ sung các vitamin.

Chống phù não và uống thuốc lợi tiểu khi lượng nước tiểu chỉ có 400ml trong 24 giờ. Khi huyết áp tâm trương trên 110mmHg cần uống thuốc chống tăng huyết áp methylodopa viên 250mg. Ngày uống từ 1-3 viên.

Phòng cơn co giật: Uống diazepam viên 5mg. Ngày dùng 1-2 viên. Tốt nhất, trước khi uống, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Sản giật

Sản giật là biến chứng cấp tính nặng của hội chứng nhiễm độc thai sản. Biểu hiện co giật có bốn giai đoạn:

Giai đoạn xâm nhiễm: Rung cơ xuất hiện trước tiên ở cơ mặt, co giật nhẹ ở mặt lan đến hai chi trên.

Giai đoạn co cứng: Các cơ toàn thân co cứng, mặt mũi tím tái, gây ngừng thở tạm thời.

Giai đoạn co giật: Các cơ co giật liên tục, nhất là cơ mặt, tay, chân…

Giai đoạn hôn mê: Thai phụ đi vào trạng thái hôn mê nông hay sâu. Cơn hôn mê dài, ngắn tùy thuộc mức độ của bệnh. Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt.

Với thai nhi: Nếu cổ tử cung đã mở 7cm, nên bấm ối cho mở nhanh, lấy thai bằng dụng cụ. Nếu cổ tử cung chưa mở, thai phụ co giật nhiều, nên mổ để lấy con.

Chế độ ăn uống: Trong cơn co giật hay hôn mê, nên cho thai phụ nhịn ăn. Khi hết cơn co giật, cho thai phụ uống sữa, ăn cháo loãng v.v…

Đẻ non

Đẻ non là thai nhi được sinh ra trước 40 tuần lễ. Người mẹ có thai dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi, có tỉ lệ đẻ non tăng cao. Người phụ nữ có thai, kích thước tim thai do lượng máu cung cấp cho thai nhi bị giảm. Những thai phụ bị nhiễm khuẩn cấp tính, virut cúm týp A H5N1, viêm gan cấp… thường có tình trạng đẻ non. Ngoài ra hiện tượng này cũng xảy ra ở những người có bệnh mạn tính: Bệnh tim, lao phổi, tiểu đường, cao huyết áp, viêm thận cấp, viêm thận mạn tính, ngộ độc, nghiện thuốc lá, rượu, tử cung xơ hóa, tử cung dị dạng, hở eo cổ tử cung.

Khi thai phụ cổ tử cung đã mở, ối vỡ hay còn ối, cơn co tử cung đều hay tăng dần, cần được dùng các loại thuốc ngăn chặn nguy cơ đẻ non, hoặc phải tiến hành can thiệp giúp đỡ để việc sinh đẻ nhanh chóng, tránh gây sang chấn cho thai nhi. Nếu ngôi thuận, nên để thai phụ đẻ thường, bảo vệ ối và điều chỉnh cơn co. Nếu ngôi ngược, hoặc thai yếu nhưng có khả năng nuôi được, bác sĩ sẽ chỉ định mổ, để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi.

Thai suy trong chuyển dạ

Khi thai phụ có biểu hiện cường tính cơn co và kéo dài có thể làm cho thai nhi bị suy. Nếu nhịp tim thai nhanh từ 160-180 lần/phút, hay chậm dưới 110 lần/phút là dấu hiệu của thai suy, trong nước ối có lẫn phân su. Thai nhi được nghe tim thai bằng máy siêu âm. Nếu cho kết quả các Dip 2Dip biến đổi là thể hiện xấu của tình trạng thiếu oxy não ở thai nhi…

Nếu rơi vào tình trạng thai suy trong lúc chuyển dạ cần hồi sức thai:

Cho người mẹ thở oxy, dùng thuốc giảm cơn co nếu cơn co quá mạnh. Nên mổ lấy thai nếu ngôi chưa thuận, hay cổ tử cung chưa mở…

Tuy nhiên, những nguy cơ xấu này không phải mọi phụ nữ khi mang thai đến tháng cuối thai kì đều mắc phải, do đó các bà mẹ có thai không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi. Để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra, người phụ nữ mang thai cần đi khám thai theo định kì.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây