Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Sức khỏe gia đình

Chế độ ăn đủ chất.

Ăn đủ chất rất cần thiết vì làm tăng hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho sức khoẻ của mẹ và con.

Chính vì vậy, người mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống như: thay đổi thực phẩm, chế biến các loại món ăn, chú ý đến kỹ thuật nấu nướng, sử dụng gia vị…

Những người khi nghén thường thích ăn chua. Điều đó không có gì đáng lo ngại. Vì các thức ăn chua thường có nhiều chất khoáng, axít ascobie giúp chuyển hoá và hấp thụ rất tốt đường và bột. Đây cũng là những chất bị thiếu hụt khi mang thai.

Phụ nữ mang thai cần thay đổi các loại rau như: đậu, rau muống, rau ngót, rau lang, rau bí, rau rền, rau sam, lá vông… Không nên vì thích ăn một loại rau mà ăn nhiều thứ rau đó. cần phải chú ý đến lượng, chất.Mang thai có được uống trà không?

Chế độ ăn nhiều.

Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển. Cho nên, người mẹ cần ăn nhiều hơn lúc bình thường để lấy chất dinh dưỡng, tạo nên các cơ quan bảo vệ thai nhi như làm cổ tử cung to lên, tạo nước ối để bảo vệ thai nhi an toàn, nhau thai phát triển tốt để nuôi thai. Sự tăng lên này khoảng 3kg. Ngoài ra, có thể người mẹ cần tích trữ một lượng mỡ nhất định (khoảng 5kg) để có sức khi đẻ và đủ nguyên liệụ để tạo sữa nuôi con. (Trong sữa mẹ có 50% năng lượng là do chất béo).

Cho nên, đến cuối thời kỳ mang thai, người mẹ tăng lên 10kg – 12kg là tốt nhất. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra cân nặng. Bình thường 3 tháng đầu tăng 1kg; 3 tháng giữa tăng 4 – 5kg; 3 tháng cuối tăng 5 – 6kg. Việc ăn nhiều chính là cung cấp nguồn vật chất để bảo đảm cho sự tăng cân của cả mẹ lẫn con.

Tuy nhiên, nhiều người có tư tưởng sai lầm là sợ thai to quá dẫn đến khó đẻ, sự kiêng khem vô lý… mà không ăn nhiều rất dễ dẫn đến suy nhược cơ thể của người mẹ. Cá biệt có trường hợp thai vẫn phát triển bình thường nhưng dễ dẫn đến những tai biến nguy hiểm cho người mẹ như: đẻ xong dễ bị băng huyết, bị loãng xương do thiếu máu…

Chính vì vậy, khi có thai, không những ăn đủ chất mà còn phải ăn thêm cho đủ liều lượng. Có thể là ăn thêm 1 bát cơm. Vì 100g gạo chứa 350kcal. Nếu ăn thêm rau, thêm thịt, cá, trứng… là tăng cường thêm cho sức khoẻ. Nên chú ý ăn uống vào 3 tháng cuối. Thời gian này, thai nhi lớn rất nhanh. Trọng lượng tăng gấp đôi 6 tháng đầu. Lúc này, thai nhi hoàn chỉnh các tổ chức của cơ thể để chuẩn bị ra đời. Cho nên, thời kỳ này cơ thể người mẹ cần hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để thai nhi phát triển.

Nếu người mẹ không ăn được thì phải chú ý đến nghỉ ngơi, không lao động nặng nhọc, hoặc làm những công việc cần thiết. Điều đó có tác dụng không kém việc ăn uống thêm. Nó cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không có nghĩa là không làm việc gì mà có thể giảm bớt cường độ lao động từ tháng thứ 7 trở đi. Đến tháng thứ 9 thì không được lao động nặng nhọc. Nghỉ ngơi giúp cơ thể mẹ tập trung sức lực giúp thai nhi hoàn chỉnh. Người mẹ dự trữ được sức lực tiềm năng cần thiết khi đẻ. Ngoài ra, nghỉ ngơi còn giúp hạn chế tiêu hao năng lượng, nếu người mẹ không ăn được thì lượng dự trữ sẵn cũng đủ cho những đòi hỏi cao của thai nhi. Ngoài ra còn có tác dụng giúp thai khoẻ, mẹ khoẻ, tránh được những biến cố bất thường trong tháng cuối, hạn chế tai biến xảy ra khi đẻ.

Các bà mẹ mang thai nên tuân thủ đúng chế độ khám thai định kỳ ở các cơ sở y tế để có chế độ ăn uống hợp lý giúp thai nhi phát triển bình thường.

Những loại thức ăn cần hạn chế và cần tránh.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ không nên ăn kiêng một cách vô lý. Vì nếu không có hiểu biết sẽ làm cơ thể người mẹ thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, đẻ non, con nhẹ cân, hoặc gây một số tai biến khác. Tất cả những gì mà người mẹ ăn vào đều ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên không nên kiêng vô lý nhưng cũng phải chú ý đến những thức ăn cần tránh. Vì nếu bạn ăn vào sẽ ảnh hưởng đến thai hoặc không giúp gì cho sức khoẻ của đứa bé sau này. Tuy nhiên, ăn quá nhiều một số thức ăn như: đường, khoai chiên, bánh kẹo… gây tăng cân rất nhanh. Nếu thấy tăng cân quá nhanh, vượt mức bình thường cần đến ngay các cơ sở y tế để phòng tai biến.

  • Chú ý đến các chất tanh (cá, tôm, cua, sò, ốc, hến)

Đối với phụ nữ có thai, để có chế độ ăn uống hợp lý, không cần kiêng hoàn toàn các chất tanh, đặc biệt là cá. Trong cá có chứa nhiều protein rất dễ tiêu hoá và hấp thụ. Cho nên, bạn chỉ cần chú ý đến một số loại như: cua, sò, ốc, hến, cá ngừ… dễ gây dị ứng nên chỉ ăn ở mức độ vừa phải và chú ý đến tiêu hoá để tránh các bệnh về đường tiêu hoá.

Khi ăn thức ăn có chất tanh cần chú ý tới chất lượng thực phẩm, phải đảm bảo vệ sinh và chế biến, không nên ăn những thức ăn ôi thiu, ruồi nhặng đậu vào. Đây là những thức ăn đã nhiễm khuẩn rất dễ dẫn đến nhiễm độc tiêu hoá. Tốt nhất nên chú ý bảo đảm vệ sinh thực phẩm, loại bỏ thực phẩm khi đã bị ôi thiu.

  • Hạn chế ăn thịt trâu, thịt chó, thịt ba ba…

Đối với phụ nữ có thai, đây là những loại thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, ợ nóng, không tốt cho tiêu hoá. Vì thế, phụ nữ có thai nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn nhiều.

  • Hạn chế ăn các loại gia vị.

Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng nên ăn vừa phải.

Nếu ăn nhiều gừng, dấm sẽ làm cho đứa trẻ bị vàng da, rất có thể dẫn đến tổn thương ở não.

  • Các loại đồ hộp.

Các loại thịt hộp, cá hộp, cà chua, dưa chuột hộp… nếu để lâu, quá hạn mà ăn vào sẽ gây rối loạn tiêu hoá. Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần chú ý khi ăn các loại đồ hộp.

  • Các loại thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, có dùng phẩm màu không đúng tiêu chuẩn.

Đây cũng là những thực phẩm có thể gây hại cho bào thai vì có thể chứa các chất gây hại. Nên ăn các loại có màu từ thực vật.

  • Tránh dùng các chất kích thích mạnh.

Các chất kích thích bao gồm: trà đặc, cà phê, rượu, bìa, thuốc lá. Những chất này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ chú ý kiêng để bảo vệ đứa trẻ sau này ra đời khoẻ mạnh.

Đặc biệt là thuốc lá. Trong thuốc lá có nhiều thành phần cực kỳ nguy hiểm. Phụ nữ mang thai thường xuyên hút thuốc lá sẽ dẫn đến sảy thai, đứa trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng… Nếu nghiện nặng sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

  1. Sẩy thai và tỷ lệ trẻ chết sơ sinh cao.
  2. Cân nặng trẻ sơ sinh kém từ 7 – 8% so với những đứa trẻ mẹ không nghiện hút. Người ta đã tiến hành tổng kết rằng 25% trẻ sơ sinh có mẹ nghiện hút nặng đã chết ngay trong tuần đầu tiên được sinh ra.
  3. Mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai sẽ làm rối loạn sự chuyển hoá protein ở thai nhi làm chậm sự hình thành xương và tổng hợp các chất cần cho sự sống (do chất độc từ cơ thể mẹ truyền sang).

Hệ thần kinh trung ương của phổi bị ảnh hưởng rất nhiều nếu người mẹ hút nhiều thuốc lá trong 2 – 3 tuần đầu sau khi thụ thai. Nếu hút thuốc, nhiều trong tuần thứ 4 – 5 thì hệ thống tim mạch của thai nhi bị nhiễm độc đầu tiên.

  1. Gây ra chứng thiếu máu ôxy, tức là máu thai nhi sẽ đọng lại một lượng oxyeabon gấp 2 lần trong máu mẹ. Điều đó dẫn đến thiểu năng trì tuệ của đứa trẻ sau này.
  2. Đứa trẻ có mẹ nghiện thuôc sinh ra dễ bị các bệnh viêm, thủng phổi, tổn thương nặng đến gan do trong cơ thể mẹ có nhiều chất nicotin.
  3. Đứa trẻ sẽ bị nảy sinh tật bẩm sinh về bệnh tim, mở đường cho sự phát triển của quá trình xơ vữa động mạch, gây ra những yếu kém vể di truyền.
  • Chú ý đến lượng vitamin A.

Vitamin A có vị trí rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là thai nhi. Tuy nhiên vitamin A cũng có tính chất hai mặt của nó nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng, phải có chỉ định của bác sĩ.

Một số người nghĩ rằng cứ uống vitamin A càng nhiều càng tốt. Nên khi có thai họ uống rất nhiều. Điều đó không những không cần thiết mà còn gây hại vì uống vitamin liều cao có thê gây nên các rối loạn khi tạo thai, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến quái thai.

Bình thường, người phụ nữ có thai cần từ 2 – 3mg/ngày. Tốt nhất nên lấy vitamin A từ nguồn thức ăn giàu vitamin A.

Tổng kết về nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ.

Phụ nữ bình thường Phụ nữ có thai
Năng lượng (calo) 2000 2350
Protein 43 68
Vitamin A (mg) 750 750
Vitamin D (mg) 2,5 10
Vitamin B1 (mg) 0,8 0,9
Vitamin B2 (mg) 1,2 1,4
Vitamin PP (mg) 13,2 15,5
Axit folic (mg) 200 400
Vitamin B12 (mg) 2 3
Canxi (mg) 400 – 500 1000 – 1200

 

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận