Trang chủBệnh da liễuBệnh Tổ đỉa - Hình ảnh, Biểu hiện và thuốc điều trị

Bệnh Tổ đỉa – Hình ảnh, Biểu hiện và thuốc điều trị

Tổ đỉa (Dysidrose) là một bệnh ngoài da biểu hiện bằng mụn nước, bóng nước mọc ở lòng bàn tay và bàn chân.

LÂM SÀNG

Điển hình: Đặc trưng của bệnh là những mụn nước nhỏ, căng, nằm sâu trong thượng bì và chứa dịch trong (hình ảnh những hạt sagou), kèm ngứa dữ dội. Vị trí ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gan bàn tay hay mặt bên các ngón tay, hoặc gan bàn chân hay mặt bên các ngón chân.

Tổ đỉa thường đi kèm với phản ứng viêm nên mụn nước nằm trên nền hồng ban hay hồng ban tróc vảy, vì thế còn gọi là Chàm dạng tổ đỉa.

Dạng bóng nước thì hiếm hơn, thường có ở gan bàn tay, bàn chân, tiến triển thành mảng chàm ở những vùng da khác như mặt lòng ngón tay, bàn tay, ngón chân, cổ chân, mắt cá chân.

Tiến triển: Mụn nước khô nhanh và để lại mảng màu nâu ngã vàng, khi tróc ra để lộ một nền thượng bì hồng, bóng, trung tâm vảy mỏng, viền đỏ bao quanh, mỏng đi, sờ vào thấy teo da nhẹ.

Hình ảnh Bệnh tổ đỉa
Hình ảnh Bệnh tổ đỉa

Ngứa và cảm giác nóng bỏng làm gãi không ngừng trong Tổ đỉa mạn tính, có thể gây bội nhiễm (mụn mủ), hoặc nứt sâu gây đau. Trên nền hồng ban tróc vảy hay hồng ban phủ mài kèm nứt sẽ xuất hiện những mụn nước mới.

MÔ HỌC

Tương tự như bệnh Chàm: Có hiện tượng xốp bào và mụn nước nằm trong lớp Malpighi. Không có sự liên quan giữa các mụn nước và tuyến mồ hôi.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán (+): Mụn nước sâu nằm ở mặt bên ngón tay, ngón chân hoặc ở lòng bàn tay và bàn chân.

Chẩn đoán phân biệt

Chàm dạng tổ đỉa: Hay khu trú ở phần trước bàn chân, lan từ đầu các ngón chân đến phần mu và lòng bàn chân, hồng ban có mụn nước hay khô bóng và có vảy, nếu không điều trị bệnh sẽ kéo dài.

Hình Bệnh tổ đỉa ở chân
Hình Bệnh tổ đỉa ở chân

Nấm da mạn tính ở bàn tay hay bàn chân: Có giới hạn đa cung.

Vảy nến mủ: Khởi sự thương tổn cơ bản là mụn mủ nông trên nền hồng ban.

Mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân: Gồm 4 thể

+ Viêm da đầu chi tiến triển Hallopeau: Mụn mủ tiên phát quanh móng hay dưới đáy móng trên nền hồng ban màu véc-ni.

+ Mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân: Mụn mủ trên mảng hồng ban nổi cộm nhẹ, trung tâm hơi dày vì có lớp sừng hay vảy, thường khởi phát ở gò bàn tay hay bàn chân, sau tiến triển hết cả gan bàn tay, bàn chân.

+ Cụm dầy sừng (keratodermie en îlot): Là biểu hiện của các mụn mủ sừng hóa. Mụn mủ tiên phát thường không nhìn thấy, nhưng sau đó các mụn mủ xuất hiện nhiều, gây sừng hóa ở trung tâm, nếu dùng nạo cạo sẽ tróc từng mảng.

+ Một mảng duy nhất lan rộng và ngoằn ngoèo: Rất hiếm, còn gọi là Viêm da Crocker. Bệnh khởi sự ở đầu chi sau một chân thương. Các mụn mủ thành lập liên tiếp nhau trên mảng hồng ban, dần dần lan rộng và giới hạn đa cung.

NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên sinh bệnh tương tự và phức tạp như đối với bệnh Chàm. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố tham gia gây bệnh Tổ đỉa như: ánh sáng và sức nóng, nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Dựa vào tiến triển ta có thể phân làm 3 loại tương ứng với những căn nguyên khác nhau:

Loại cấp tính: Tiến triển nhất thời, có tính chất viêm, thực chất là một viêm da nhân tạo, do hóa chất hay thảo mộc tác động lên da.

Loại bán cấp hay kinh điển: Thỉnh thoảng có thể xuất hiện một đợt cấp. Loại này có thể do 2 nguyên nhân:

+ Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn đã được phát hiện, thể tổ đỉa nung mủ cũng hay gặp, kèm theo viêm bạch huyết và hạch, điều trị bằng dung dịch sát khuẩn (ngâm thuốc tím, bôi dung dịch Milian) thường đưa lại kết qua tốt.

+ Do nấm: Là nguyên nhân thường gặp nhất vì xứ ta là vùng nhiệt đới. Bệnh nhân có tiền sử bị nấm da hay đồng thời có nấm kẽ chân, khá nhiều trường hợp có thể tìm thấy nâm ở các thương tổn tổ đĩa, nhất là ở các ngón chân, điều trị bằng thuốc chống nấm đôi khi có kết quả.

Loại tái phát theo mùa: Ảnh hưởng của ánh sáng và sức nóng, song không thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân vi khuẩn và nấm hoặc mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

ĐIỀU TRỊ

Phòng ngừa: Nên hạn chế tiếp xúc với xà phòng, các loại hóa chất.

Điều trị

  • Tại chỗ

Ngâm thuốc tím: 1/10000.

Thoa tại chỗ các dung dịch màu: Milian, Eosin… Nếu có nârn: thoa Castellani, BSI hoặc các loại kem chống nấm.

Corticoid: Dạng kem hay mỡ.

  • Toàn thân

Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Kháng dị ứng.

Trường hợp do nấm: uống Griseofulvin, Itraconazole, Ketoconazole…

KẾT LUẬN

Tổ đỉa là bệnh thường gặp ở người lao động chân tay hay ở phụ nữ có da bàn tay mỏng. Nguyên nhân phức tạp, điều trị khó dứt hẳn và cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong lao động, vì vậy cần điều trị sớm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây