Trang chủBệnh da liễuSinh thiết u dưới da và cân cơ

Sinh thiết u dưới da và cân cơ

I.  ĐỊNH NGHĨA

Sinh thiết u dưới da và cân cơ là thủ thuật nhằm lấy một phần hoặc toàn bộ tổ chức u dưới da hay cân, cơ để phục vụ cho xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định bệnh.

II.  CHỈ ĐỊNH

  • Các khối u hay thương tổn dưới da (kén sán, u xơ, u mỡ,…)
  • Các bệnh cân cơ: viêm bì cơ, viêm đa cơ, u cơ.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 1 người
  • Điều dưỡng viên: 1 người

2.  Dụng cụ

  • Bàn dụng cụ.
  • Dao điện (để cầm máu).
  • Bộ dụng cụ vô khuẩn bao gồm:
    • Dao: số 10 hay số
    • Kẹp phẫu tích: 1 cái
    • Kìm cặp kim: 1 cái
    • Kéo: 1 cái
    • Móc Gillies: 2 chiếc
  • Thuốc và vật tư tiêu hao:
    • Dung dịch sát khuẩn: povidin 10%.
    • Dung dịch nước NaCl 9%.
    • Thuốc tê: xylocain 1% (1-2 ống).
    • Gạc vô khuẩn: 1 gói
    • Bơm tiêm 5ml: 1 cái
  • Chỉ khâu: 1 sợi bằng chỉ không tiêu nylon hoặc bằng ethylon 0 hay 5.0; Chỉ tiêu Vicryl 4.0.
  • Tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ (bằng vải hay bằng giấy): 1 cái
  • Găng vô khuẩn: 1 đôi
  • Giá để ống xét nghiệm.
  • ống đựng bệnh phẩm (có formol 10%).
  • Bút vẽ không xóa.

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh:
    • Tình trạng bệnh.
    • Sự cần thiết phải làm sinh thiết.
    • Các bước thực hiện.
    • Các biến chứng không mong muốn có thể xảy
    • Thời gian trả kết quả.
  • Kiểm
    • Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh: đặc biệt với thuốc tê như lidocain,
    • Các bệnh rối loạn đông máu.
    • Sử dụng các thuốc chống đông.
    • Các bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.
    • Hỏi tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.
    • Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.  Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra chỉ định của bác sĩ: hồ sơ bệnh án và phiếu xét nghiệm.
  • Các thuốc đã dùng.
  • Kiểm tra tình trạng máu chảy, máu đông.

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện thủ thuật

Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.

2.  Chuẩn bị người bệnh

  • Lựa chọn thương tổn cắt sinh thiết.
  • Tư thế người bệnh thoải mái, thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật.
  • Bộc lộ rộng nơi cắt sinh thiết.

3.  Người thực hiện

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

4.  Tiến hành thủ thuật

  • Dùng bút vẽ đánh dấu vị trí thương tổn nhất là các thương tổn sâu dưới da di động.
  • Sát khuẩn da vùng cắt sinh thiết.
  • Trải tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ.
  • Gây tê tại chỗ.
  • Tiến hành sinh thiết:
    • Dùng dao phẫu thuật rạch da dài
    • Người phụ dùng móc Gillies mở rộng vết mổ.
    • Bộc lộ tổ chức cần sinh thiết (u dưới da, cân cơ).
    • Phẫu thuật lấy một phần tổ chức nếu thương tổn lớn. Mảnh sinh thiết cần đủ lớn để có thể làm mô bệnh học, ít nhất với kích thước 3 x 4cm.

Lưu ý:

  • Trường hợp khối u nhỏ từ 0,5 – 1cm, có thể phẫu tích lấy toàn bộ thương tổn.
  • Cho mảnh sinh thiết vào ống đựng formol có ghi rõ tên tuổi người bệnh như trong phiếu xét nghiệm bằng bút không xóa.
  • Kiểm tra cầm máu: nếu chảy máu, cầm máu bằng dao điện.
  • Khâu tổn khuyết: khâu hai lớp, mũi rời.
  • Lau sạch thương tổn bằng dung dịch nước NaCl 9%.
  • Băng thương tổn bằng gạc vô khuẩn.

VI.  THEO DÕI

  • Để người bệnh nằm tại chỗ từ 5 đến 10 phút. Cho người bệnh về giường nếu không có biểu hiện gì bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Cắt chỉ sau 7 ngày đối với sinh thiết

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

Choáng phản vệ:

  • Cho người bệnh nằm đầu thấp.
  • Cởi bỏ quần áo chật.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tình trạng tri giác.
  • Ngậm kẹo.
  • Cho người bệnh uống nước trà đường pha loãng.
  • Sau 5 đến 10 phút tình trạng người bệnh không cải thiện, chuyển cấp cứu
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây