Các chức năng của da – Sinh lý học của da

Bệnh da liễu

Da có nhiều chức năng như sau:

1. CHỨC NĂNG CHE CHỞ

Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân cơ học, vật lý, hóa học. Đạt được như vậy là nhờ da có đặc tính:

  • Da rất đàn hồi và bền chắc do được phủ lớp tế bào biểu mô, chứa nhiều sợi đàn hồi, sợi tạo keo và nhờ ở mô mỡ dưới da để chống lại tác nhân va chạm cơ học(chà xát, đè nén).
  • Da có mang điện tích âm, nhờ mang điện tích, da có thể điều hòa sự trao đổi của nước và những chất điện giải.
  • Hệ thống sắc tố melanin ở da ngăn cản các tia cực tím, bảo vệ cơ thể chống lại tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
  • Lớp lipo-aqueuse ở da có pH = 5-6 tác dụng làm giảm hay trung hòa tác dụng độc của các chất hóa học và ngăn cản vi khuẩn phát triển như lysozyme, leucotaxin, men thay đổi pH, men tăng sinh bạch cầu… Khi cơ thể tiết mồ hôi nhiều để lâu biến thành ammoniac, da trở nên kiềm pH = 6,5-7,vi khuẩn và nấm có điều kiện phát triển. Vì vậy bệnh da hay xuất hiện về mùa hè, tại các kẽ da, ở những người tiếp xúc thường xuyên với nước.
  • Trên mặt da có một màng mỏng nhũ tương (emulsion), giúp da chịu đựng được tình trạng quá ẩm hay quá khô hay những thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

2. CHỨC NĂNG ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

Sự tham dự điều hòa thân nhiệt của cơ thể là một chức năng sinh lý chủ yếu của da. Trong cơ thể của người khỏe mạnh, nhiệt độ thường không đổi bất chấp nhiệt độ bên ngoài. Để đáp ứng với thay đổi thời tiết bên ngoài, da không ngừng bài tiết mồ hôi, hơn nữa, lớp sừng của da có tác dụng cách nhiệt tốt.

Sự bài tiết mồ hôi được điều chỉnh nhờ mạng lưới sợi thần kinh giao cảm, các trung khu dọc tuỷ sống và trung tâm điều hòa thân nhiệt khu trú ở vùng dưới đồi. Tuy nhiên mồ hôi còn có thể tự động bài tiết, không cần qua hệ thống thần kinh khi nhiệt độ tại chỗ quá cao do viêm tấy.

Nhờ tiết mồ hôi mà da được mát. Khi bị kích thích cực độ da có thể bài tiết mỗi giờ được 2 lít, cứ 1 lít bốc hơi thì cơ thể giảm được 540 calo.

Sự bài tiết mồ hôi còn phụ thuộc một số yếu tố như giống người, giới, tuổi, cá thể, khí hậu, loại vải và số lượng quần áo mặc.

3. CHỨC NĂNG HẤP THU

Bình thường da không thấm nước vì có màng nhũ tương bảo vệ. Những thuốc tan trong nước, không bốc hơi, không thấm được qua da. Những chất tan trong cồn: Eosin, tím Gentian, Iode có thể ngấm qua da vì cồn hòa tan trong nhũ tương. Những thuốc dễ bay hơi: Iode, methyl, thủy ngân, salicylate, salicylic acid dễ hấp thu qua da.

Mỗi giờ 1cm2 da có thể hấp thu 0,5ml oxy và 0,75ml C02.

4. CHỨC NĂNG BÀI TIẾT

Tuyến mồ hôi

  • Tuyến mồ hôi nước

Tuyến mồ hôi nước tiết mồ hôi có độ pH = 4,5-5,5 tùy tỷ trọng: 1,004-1,008, thành phần gồm có: 98%-99% là nước, l%-2% là muối khoáng không hòa tan (phosphate, sulfate, NaCl, KC1, muối calci) và chất hữu cơ (uric acid, urea, creatinin, creatin, ammoniac, amino- acid, glucid).

Thành phần hóa học có thể thay đổi theo tình trạng của cơ thể và số nước được tiết ra. Trong các bệnh có kèm theo rối loạn chuyển hóa, bình thường các chất này không có trong mồ hôi, nay lại xuất hiện. Thí dụ như trong bệnh tiểu đường, thử nghiệm sẽ có đường trong mồ hôi. Các chất thuốc khác như arsenic, quinine, iode, brome… có thể được đào thải qua mồ hôi.

Trong tình trạng bình thường của cơ thể, sự bài tiết qua tiết mồ hôi và sự thải nước ữên bề mặt thượng bì được thực hiện một cách đều đặn không thể nhận biết được, hiện tượng này gọi là sự thoát mồ hôi (perspiration). Các tuyến mồ hôi hoạt động theo từng chu kỳ và luân phiên của từng nhóm tuyến. Tại một vùng da nhất định thì có khoảng 1/10 các tuyến hoạt động mạnh, 7/10 phản ứng thất thường và 2/10 luôn luôn ở tình trạng nghỉ ngơi.

Nhờ tiết mồ hôi da dẻ được mềm mại, giữ cân bằng lớp nước mỡ trên da, nhờ có độ pH acid nên mồ hôi có tác dụng diệt vi khuẩn và chống nấm.

  • Tuyến mồ hôi nhờn

Tuyến này hoạt động theo chức năng của tuyến nội tiết nhất là tuyến sinh dục. Do đó, chúng ít phát triển trước giai đoạn dậy thì và chức năng yếu đi ở những người lớn tuổi.

Thành phần trong mồ hôi nhờn: Ngoài thành phần thông thường còn có thêm glycogen, cho­lesterol và các ester của nó. Mồ hôi có phản ứng trung tính hay kiềm yếu. Vai trò chức năng của các tuyến nhày thì chưa biết rõ hết. Thực sự thì tuyến mồ hôi nhờn không quan trọng trong chức năng điều hòa thân nhiệt, nhưng nó cùng với tuyến mồ hôi ở gan bàn tay và gan bàn chân tăng hoạt động khi cơ thể bị xúc động mạnh.

Tuyến bã

Da bài tiết chất bã bảo vệ da chống thấm nước, ngăn cản sự bốc hơi nước, làm da mềm mại, chống nhiễm khuẩn và chống nấm.

ở trên lcm2 da có 400-900 tuyến bã, số lượng phân bố không đều, thay đổi theo vị trí, chẳng hạn như có nhiều nhất ở vùng trán, ngực. Hệ thống tuyến bã nằm sát trục nang lông, hiện diện trên da toàn thân nên gọi là trục nang lông-tuyến bã (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân).

Thành phần của chất bã bao gồm: acid béo, ester, cholesterol, lipid, các hợp chất nitơ, phosphate, chlorure, khi ra ngoài không khí thì chất bã đặc lại.

Sự bài tiết của tuyến bã càng lớn, chất bã bài tiết càng nhiều.

  • Thức ăn chứa nhiều hydrate carbone cũng làm tăng tiết bã, thường là ít ở trẻ nhỏ, nhiều ở tuổi dậy thì và giảm nhiều ở người lớn tuổi.
  • Hệ thống thần kinh không tác động trực tiếp đến tuyến bã mà thông qua tuyến nội tiết: Kích thích tố nam như Androgen kích thích sự tiết bã, trong khi đó kích thích tố nữ như Estrogen ức chế bài tiết chất bã (với liều cao) và Progesterone chỉ kích thích tuyến bã khi dùng liều cao.

5. CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA

Da đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cân bằng nước của cơ thể, da giữ 9% nước của cơ thể. Da là nơi chứa nhiều muối nhất của cơ thể. Khi tiêm dung dịch NaCl ưu trương, da sẽ giữ 50% số lượng muối.

Da đóng một phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất đạm, đường, mỡ. Da tổng hợp một số men như amylase, lipase, các men oxy hóa, các acid béo và các vitamin như: vi- tamin D được tạo ra ở trong hoặc trên da, nhiều vitamin phát hiện ở da như pp, B6, c, A, pathotenic acid.

6. CHỨC NĂNG THU NHẬN CẢM GIÁC

Da là cơ quan quan trọng nhất đối với cảm giác sờ mó, nhiệt độ, đau, ngứa. Cảm giác sờ mó được phát hiện nhờ các tiểu thể Meissner rất phát triển ở lòng bàn tay và các tiểu thể Krausse và Ruffini ở trung bì, vùng nhạy cảm nhất là vú, ngực, bụng, mũi, tai.

Khi da bị tổn thương, cảm giác nóng lạnh tồn tại lâu nhất, phục hồi sớm nhất.

Các điểm thu nhận cảm giác đau phát triển nhiều hơn các điểm khác.

Chức năng cảm giác chịu ảnh hưởng tình trạng pH của da.

KẾT LUẬN

Da là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường chung quanh, nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể để đáp ứng với mọi sự thay đổi của tác nhân bên ngoài.

Da không chỉ có phản ứng đáp ứng với các tác động của yếu tố bên ngoài mà cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của các cơ quan bên trong, là nơi phản ánh tình trạng cuả các cơ quan nội tạng, tình hình các tuyến nội tiết, biểu hiện các bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn, dị ứng. Da có thể coi là một tấm gương phản ánh những thay đổi của nội tạng.

Nghiên cứu sinh lý bình thường của da không những chúng ta có thể giải thích một phần nào sinh bệnh học của bệnh da mà còn có cơ sở khoa học vững chắc, để đề ra các biện pháp hợp lý để bảo vệ và có phương hướng đúng đắn trong việc điều trị các bệnh ngoài da.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận