Herpes là gì – Bệnh gây tổn thương ở da, niêm mạc

Bệnh da liễu

Herpes là bệnh thường gặp gây tổn thương ở da, niêm mạc, hiếm khi có ở nội tạng và rất hay tái phát. Bệnh do Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra, có 2 loại HSV-1 và HSV-2. Hai loại này khác nhau về cấu trúc và dịch tễ học.

HSV-1 gây bệnh chủ yếu ở vùng môi miệng (chiếm 80%-90%) còn HSV-2 gây bệnh chủ yếu ở vùng niệu-sinh dục (chiếm 70%-90%). ở trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ trong lúc sinh chiếm 70%. Tuy nhiên HSV-1 có thể gây bệnh ở vùng sinh dục (10-20%) và trẻ sơ sinh (30%), ngược lại HSV-2 cũng có thể gây bệnh vùng môi, miệng (10-30%).

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp da-da, da-niêm mạc và niêm mạc-da.

LÂM SÀNG

Triệu chứng

Bệnh nhân có cảm giác nóng rát sau đó xuất hiện một mảng hồng ban trên có mụn nước. Các mụn nước trong nhỏ bằng đầu kim mọc thành chùm, có khi có hình ảnh các mụn nước có bờ đa cung nhỏ. Dịch trong mụn nước sẽ trở nên đục, vỡ ra và đóng mài, khi mài mất đi sẽ không để lại sẹo. Thương tổn có thể xuất hiện ở mọi vị trí, da cũng như niêm mạc và có thể kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch lân cận.

Hình ảnh bệnh Herpes
Hình ảnh bệnh Herpes

Tiến triển

Bệnh lành tính, kéo dài 1-2 tuần thì khỏi nhưng hay tái phát. Yếu tố thuận lợi cho tái phát là lạnh, nhiễm khuẩn, mệt nhọc, chấn thương tâm lý, cơ học, ánh sáng mặt trời. Bệnh tái phát thường xuất hiện sau một rối loạn tiêu hóa,một bệnh phổi, một tình trạng nhiễm độc, các bệnh gây sốt, thời kỳ kinh nguyệt. Bệnh thường tái xuất hiện ở vị trí cũ và không có triệu chứng toàn thân đi kèm.

CÁC DẠNG LÂM SÀNG

Herpes ở miệng lợi: Có thể gây khó chịu, khó nuốt.

Hình ảnh Herpes ở miệng
Hình ảnh Herpes ở miệng

Herpes ở mắt: Gây viêm kết mạc, tiên lượng xấu nếu không điều trị kip thời.

Herpes sinh dục:

+ Ớ nam: Có thể gây bán hẹp da qui đầu.

+ Ớ nữ: Biểu hiện là tình trạng viêm âm đạo-âm hộ cấp tính, rất đau, kèm sốt cao và suy kiệt.

Herpes viêm màng não: Có hội chứng màng não + Herpes.

Herpes ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp (1/3.000-1/5.000) nhưng nặng. Trẻ nhiễm virus từ mẹ bị Herpes qua đường tử cung và lúc sinh (80%) có 2 dạng thương tổn:

+ Dạng lan tỏa (10%) tổn thương đa cơ quan như gan, thận, tuyến thượng thận, phổi, đi kèm viêm não trong Vi trường hợp. Thường không có thương tổn da (50-80%) và hơn 80% tử vong nếu không điều trị.

+ Dạng tổn thương thần kinh (viêm não-màng não) mắt và da niêm.

Herpes ở phụ nữ có thai có thể gây dị dạng cho thai nhi hoặc nhiễm cho thai khi sinh.

Herpes ở người bị nhiễm HIV: Bệnh thường tái phát nhiều lần, tiến triển kéo dài.

CẬN LÂM SÀNG

Không có giá trị chẩn đoán, chủ yếu dùng trong nghiên cứu hoặc tham khảo thêm.

Phương pháp nhanh

Xét nghiệm tế bào học Tzank: Cạo sàn mụn nước, nhuộm Giemsa, thấy hình ảnh tế bào biểu mô phù nề có nhân khổng lồ.

Miễn dịch huỳnh quang: Tìm kháng thể đơn clone, đặc hiệu và nhanh (1-2 giờ) cho phép phân biệt được HSV-1 và HSV-2

Kính hiển vi điện tử: ít sử dụng do đắt tiền và không phân biệt được HSV và các herpes virus khác.

Cấy virus: Chỉ để tham khảo.

Phát hiện DNA virus bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu và rất nhạy cảm, dùng trong chẩn đoán viêm não herpes.

Huyết thanh chẩn đoán: Chỉ có giá trị trong trường hợp sơ nhiễm. Hiệu giá kháng thể tăng 4 lần và cách nhau 2 tuần thì mới có giá trị chẩn đoán.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào lâm sàng với các đặc điểm:

Mụn nước mọc thành chùm trên nền hồng ban.

Hay tái phát.

Chẩn đoán phân biệt

Zona: Rất đau, ở một bên cơ thể.

Chốc: Có mài vàng mật ong.

Săng Giang mai: Không đau.

Săng Hạ cam mềm: Có bờ đôi.

Aphtes ở miệng và lưỡi: Thương tổn này to hơn và nông hơn, có màu bơ tươi.

ĐIỀU TRỊ

Tại chỗ

Chống bội nhiễm: Eosin 2%, Milian hoặc kháng sinh tại chỗ như Acid fucidic, Mupirucin

Thuốc kháng virus tại chỗ: Acyclovir chỉ có tác dụng trong giai đoạn hồng ban.

Chống chỉ định dùng corticoid bôi tại chỗ.

Toàn thân

Kháng sinh toàn thân chống bội nhiễm.

Tăng sức đề kháng: Vitamin c liều cao.

Thuốc chống virus:

Thuốc Liều dùng Thời gian
Herpes sinh dục lần đầu Acyclovir

Valacyclovir

Famcyclovir

200mg X 51ần/ngày lg X 31ần/ngày 250mg X 31ần/ngày 7-10 ngày
Herpes sinh dục tái phát Acyclovir

Valacyclovir

Famcyclovir

200mg X 51ần/ngày 500mg x21ần/ngày 125 X 31ân/ngày 5 ngày
Điều trị ức chế Herpes sinh dục tái phát Acyclovir

Valacyclovir

Famcyclovir

400mg X 21ần/ngày 500mg / ngày 250 X 21ần/ngày 3-6 tháng có thể 1 năm
Suy giảm miễn dịch Acyclovir

Acyclovir

5mg/kg/8giờ IV 400mg X 51ần/ngày 7-14 ngày
Trẻ sơ sinh Acyclovir 20mg/kg/8giờ IV 14-21 ngày

Phòng ngừa tái phát

Tránh các yếu tố thuận lợi.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận