Điều trị bệnh phong (hủi, cùi) chuẩn mới nhất

Bệnh da liễu

Trong một thời gian dài, bệnh Phong được coi là bệnh di truyền, là một trong tứ chứng nan y, bị cho là do trời phạt và do đó không điều trị được. Tuy nhiên, từ nhiều thế kỷ trước, người An Độ và Trung Hoa đã biết dùng dầu Đại Phong tử (hynocarpus oil hay chaulmoogra, có chứa chaulmoogric acid diệt được M. leprae) để chữa bệnh Phong nhưng ít có hiệu quả. Trong dân gian Việt Nam cũng truyền tụng vài cách chữa trị như cho người bệnh uống các kim loại nặng như vàng (Au), thủy ngân (Hg), thạch tín (As)… nhưng không có cơ sở khoa học và không thây y văn nào ghi lại. Bệnh Phong chỉ thật sự được chữa khỏi từ khi có Dapsone đơn dược và sau này là đa hóa trị liệu, mở ra một kỷ nguyên mới về hóa trị liệu bệnh Phong.

Từ những năm 1980s đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã tích cực nghiên cứu và giới thiệu với nhân loại khá nhiều loại thuốc mới (thuộc họ fluoroquinolones, macrolids, cy- clines… thế hệ mới) với ước mơ là chữa lành cho người bệnh Phong một cách hiệu quả nhất và trong một thời gian ngắn nhất.

HÓA TRỊ LIỆU BỆNH PHONG

Năm 1941, Guy Faget lần đầu tiên dùng Promin® tiêm tĩnh mạch, một dẫn xuất thay thế của Dapsone, để điều trị cho người bệnh Phong ở Khu điều trị Phong quôc gia Carville, Hoa Kỳ. Ngày nay, cùng với Dapsone, Rifampicin và Clofazimine là các thuốc chủ yếu được dùng trong các chương trình phòng chống bệnh Phong cấp quốc gia. Do các tiến bộ vượt bậc trong hóa trị liệu bệnh Phong, câu nói nổi tiếng: “Khi bạn bị bệnh Phong, bạn mãi mãi là người bệnh Phong” giờ đây đã đi vào quá khứ.

Mục tiêu của điều trị

Bệnh Phong là một bệnh mạn tính, tuy không làm chết người (ngoại trừ có biến chứng như gây phản ứng Hồng ban nút Phong u nặng), nhưng lại gây ra tàn tật vĩnh viễn cho người bệnh. Điều trị toàn diện cho người bệnh Phong không chỉ dùng thuốc để diệt vi khuẩn Phong, mà còn phải phòng ngừa tàn tật, phục hồi chức năng cho họ. về mặt y tế công cộng, quản lý bệnh nhân Phong một cách toàn diện bao gồm ba mức độ can thiệp như sau:

Giai đoạn bệnh Giai đoạn can thiệp
Tình trạng phơi nhiễm Dự phòng cấp 1:

Giáo dục sức khỏe

Khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm

Điều trị dự phòng

Vaccine ngừa bệnh Phong

Bệnh Phong lâm sàng: Dự phòng cấp 2:
– MB – Giáo dục sức khỏe và tham vấn
– PB – Chẩn đoán và phân loại chính xác
  – Điều trị đặc hiệu
Biến chứng; Phản ứng Phong – Phát hiện và điều trị phản ứng Phong
Khiếm khuyết chức năng thần kinh – Điều trị bảo tồn chức năng thần kinh
Thiểu năng

Tàn tật

Dự phòng cấp 3:

Giáo dục sức khỏe và tham vấn

Vận động trị liệu

Vật lý trị liệu

Phẫu thuật phục hồi

Phục hồi kinh tế-xã hội

Mục tiêu của điều trị là chữa khỏi bệnh, đưa người bệnh trở lại sinh hoạt, lao động bình thường trong cộng đồng, làm giảm gánh nặng cho gia đình và góp phần vào sự phồn vinh chung của xã hội, chứ không chỉ đơn thuần làm sạch hết vi khuẩn cho người bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng.

Đa hóa trị liệu

Trong khoảng 40 năm (1941-1981) DDS tức Dapsone là thuốc điều trị chủ yếu cho người bệnh Phong. Thuốc có công hiệu tốt, rẻ tiền, ít độc, nhưng vì phải dùng kéo dài nhiều năm chỉ có một vị thuốc (đơn hóa trị liệu) nên nhanh chóng bị kháng thuốc. Kháng thuốc thứ phát thường xảy ra ở bệnh nhân điều trị 5-15 năm dùng Dapsone đơn dược, đã được chứng minh lần đầu tiên trong những năm 1960s bằng thử nghiệm tiêm truyền vào gan bàn chân chuột. Kháng thuốc tiên phát, thấy ở người chưa từng được điều trị bệnh Phong, xuất hiện từ những năm 1970s và có nơi cao đến 40%.

Nguyên tắc để tránh hiện tượng vi khuẩn đột biến kháng thuốc, là phải dùng đồng thời toàn liều vài loại thuốc kháng khuẩn khác nhau, trong một thời gian đầy đủ và không gián đoạn. Vào tháng 10 năm 1981, nhóm nghiên cứu về Hóa trị liệu bệnh Phong của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) họp ở Geneva, Thụy Sĩ, đã giới thiệu và khuyến cáo các phác đồ điều trị dùng phối hợp 2-3 vị thuốc diệt khuẩn, dùng cho bệnh nhân Phong nhóm ít khuẩn PB và nhóm nhiều khuẩn MB, nhằm mục đích tránh và/hoặc khắc phục kháng thuốc (tiên phát và thứ phát), giúp giảm bớt hiện tượng vi khuẩn tồn lưu, và nhanh chóng chặn đứng sự lan truyền của bệnh Phong.

Người ta ước tính rằng, một người bệnh Phong u đã tiến triển và chưa điều trị sẽ chứa khoảng 1011 tức 11 logs vi khuẩn sống, trong số đó tỷ lệ chủng đột biến tự nhiên kháng thuốc chống Phong được ước lượng là 1 trong 7 logs đối với rifampicin, 1 trong 6 logs đối với Dap- sone hoặc Clofazimine. Vi khuẩn kháng với một loại thuốc sẽ nhạy cảm với các thuốc khác còn lại trong thành phần Đa hóa trị liệu, do cơ chế tác dụng khác nhau. Thí dụ, một người bệnh Phong có 11 logs Mycobacterium leprae, sẽ có 4 logs tức 10.000 M. leprae tự nhiên kháng với Rifampicin. Các vi khuẩn này không bị diệt bởi Rifampicin, nhưng sẽ bị diệt bởi Dapsone và/hoặc Clofazimine. Chính vì lý do này mà bệnh nhân được dùng Dapsone và Clofazimine đều đặn hàng ngày để bổ sung cho liều Rifampicin hàng tháng có kiểm soát. Cho đến nay, có rất ít bệnh nhân tái phát sau Đa hóa trị liệu, và nếu có tất cả các ca đó đều đáp ứng tốt khi điều trị lại với Đa hóa trị liệu.

Để bảo đảm cho việc phát huy được tác dụng ưu việt đó, WHO cũng đặt ra 4 yêu cầu cho Đa hóa trị liệu:

Tính sấn có, hiệu lực cao của các phác đồ Đa hóa trị liệu (availability). Bệnh nhân phải uống thuốc đầy đủ và đều đặn không được gián đoạn ngay cả trong thời kỳ mang thai, khi bị Phản ứng đảo nghịch hoặc bị Hồng ban nút.

Là dịch vụ tiếp cận được (accessibility), có tính khả thi trên thực địa ở các nước.

Được xã hội chấp nhận (acceptability) vì không gây hoặc chỉ gây biến chứng và tác dụng phụ ở mức tối thiểu.

Có thể chi trả được (affordability). Đối với các nước đang phát triển và/hoặc thuộc vùng nội dịch cao, WHO phụ trách cấp phát thuốc đầy đủ và miễn phí cho người bệnh thông qua chương trình phòng chống bệnh Phong quốc gia.

Đa hóa trị liệu được thiết kế để chỉ định dùng cho các trường hợp:

Bệnh nhân mới chưa từng được điều trị đặc hiệu,

Bệnh nhân cũ không đáp ứng với Dapsone đơn dược,

Bệnh nhân tái phát trong khi dùng, hoặc sau khi ngừng Dapsone đơn dược,

Bệnh nhân tái phát sau Đa hóa trị liệu. Các trường hợp này rất khó phân biệt do tái nhiễm, vi khuẩn tồn lưu hay do uống thuốc không’đều.

Vì có thể khắc phục được hiện tượng kháng thuốc và giảm bớt hiện tượng vi khuẩn tồn lưu, nên Đa hóa trị liệu là một vũ khí rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh Phong, cho dù người bệnh đã bị nhiễm bởi các chủng vi khuẩn kháng thuốc Dapsone. Theo WHO, nguy cơ tái phát dồn đối với bệnh Phong PB là 1,07% và MB là 0,77% sau 9 năm hoàn thành đa hóa trị liệu, hay nói theo cách khác, tỷ lệ tái phát sau Đa hóa trị liệu là 0,1% mỗi năm đối với PB và 0,06% mỗi năm đối với MB. Tại Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh, qua theo dõi 1.461 bệnh nhân PB và 2.428 bệnh nhân MB áp dụng Đa hóa trị liệu trong 10 năm 1984-1994, tỷ lệ tái phát được ghi nhận còn thấp hơn: 0,05% mỗi năm đối với PB, và 0,01% mỗi năm đối với MB.

Sau đây là các phác đồ Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn do WHO khuyến cáo để điều trị bệnh Phong nhóm ít khuẩn (PB) và nhóm nhiều khuẩn (MB), và một số phác đồ thay thế khác khi bệnh nhân không dung nạp hoặc từ chối dùng một số thuốc trong thành phần Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn.

Phác đồ Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn

Các phác đồ điều trị bệnh Phong ở người lớn do WHO khuyến cáo:

Nhóm bệnh Phong ít khuẩn PB Nhiều khuẩn MB
Phác đồ: dùng hàng ngày Dapsone 100mg Dapsone 100mg Clofazimine 50mg
dùng hàng tháng Rifampicin 600mg Rifampicin 600mg
(có kiểm soát)   Clofazimine 300mg
Thời gian điều trị 6 tháng 12 tháng

Một bệnh nhân Phong PB hoàn thành 6 vỉ thuốc Đa hóa trị liệu-PB trong vòng 6-9 tháng, và bệnh nhân Phong MB hoàn thành 12 vỉ thuốc Đa hóa trị liệu-MB trong vòng 12-18 tháng, được xem như khỏi bệnh.

Đối với bệnh nhân trẻ em, phải điều chỉnh liều theo lứa tuổi.

Điều chỉnh liều lượng theo lứa tuổi

Nhóm tuổi 10-14 <10
Liều Dapsone hàng ngày 50mg 25mg

 

Liều Rifampicin hàng tháng 450mg 300mg
Liều Clofazimine hàng ngày 50mg uống cách ngày 50mg uống 2 lần mỗi tuần
Liều Clofazimine hàng tháng 150mg 100mg

Áp dung Đa hóa trị liệu trong những hoàn cảnh đặc biêt

Khi bệnh nhân nhóm PB không hoàn thành Đa hóa trị liệu đủ 6 liều trong vòng 6-9 tháng, và bệnh nhân nhóm MB không hoàn thành Đa hóa trị liệu đủ 12 liều trong vòng 12-18 tháng, cho dù với bất cứ lý do nào, thì họ cũng cần được điều trị tiếp cho đến khi hoàn thành đợt điều trị, nhưng kể từ khi mới uống thuốc đều trở lại, mà không cần phải điều trị lại từ đầu. Nếu bệnh nhân không đến lãnh thuốc đều trong vòng 12 tháng liên tục, được xem là bệnh nhân bỏ trị. Nếu bệnh nhân quay trở lại, phải điều trị lại một đợt mới bằng phác đồ Đa hóa trị liệu.

Khi bệnh nhân Phong mắc bệnh thêm bệnh lao, phải nhanh chóng điều trị lao vì đó là bệnh nặng hơn, đồng thời phải điều trị bệnh Phong. Vì việc dùng Rifampicin hàng ngày là một thành phần trong phác đồ điều trị bệnh lao, nên việc dùng Rifampicin liều hàng tháng để điều trị Phong trở nên không cần thiết.

Đa hóa trị liệu không bị chống chỉ định ở bệnh nhân nhiễn HIV. Những bệnh nhân này cũng đáp ứng tốt với Đa hóa trị liệu tương tự như các bệnh nhân Phong khác, và không cần phải thay đổi cách quản lý bệnh nhân, kể cả cách điều trị các cơn phản ứng.

Đa hóa trị liệu có thể áp dụng an toàn trong thai kỳ và cho con bú. Bởi vì bệnh Phong thường bùng phát trong thời kỳ có thai, nên điều quan trọng là phải tiếp tục áp dụng Đa hóa trị liệu cho thai phụ. Một lượng nhỏ thuốc chống Phong sẽ được bài tiết qua sữa mẹ, nhưng chưa có báo cáo nào ghi nhận gây phản ứng phụ cho trẻ còn bú, ngoại trừ hiện tượng thâm da nhẹ do có Clofazimine trong sữa mẹ.

Các phác đồ thay thế

Khi bệnh nhân bị nhiễm độc hoặc dị ứng với Dapsone

Đối với bênh nhân MB: Chỉ dùng Rifampicin và Clofazimine trong thành phần Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn.

Đối với bênh nhân PB: Thay Dapsone bằng Clofazimine, với liều nhưđối với bệnh nhân MB, nhưng thời gian điều trị chỉ là 6 tháng, cụ thể: 50mg ucíng hàng ngày, và 300mg hàng tháng có kiểm soát.

Khi bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp Rifampicin

Phác đồ điều tri 24 tháng:

Thời gian điều trị Thuốc Liều dùng
6 tháng Clofazimine

Ofloxacin

Minocycline

50mg/ngày

400mg/ngày

100mg/ngày

Sau đó bổ sung thêm 18 tháng Clofazimine

thêm

50mg/ngày

 

  Ofloxacin 400mg/ngày
  Hoặc  
  Minocycline 100mg/ngày

Khi bệnh nhân không dung nạp hoặc từ chối dùng Clofazimine

Thay thê Clofazimine trong phác đồ Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn 12 tháng bằng Ofloxacin 400mg/ngày hoặc Minocycline100mg/ngày.

Phác đồ thay thế 24 tháng (3 loại thuốc dùng mỗi tháng một lần)

Rifampicin 600mg/lần/tháng ưong 24 tháng
Ofloxacin 400mg/lần/tháng trong 24 tháng, VÀ
Minocycline 100mg/lần/tháng trong 24 tháng

CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG

Dapsone: Nhóm thuốc chống Phong; Viên nén 25mg, 50mg, 100mg

Là sulfone gốc có công thức là 4:4’-diaminodiphenyl sulfone (DDS hoặc Dapsone) được Fromm và Wittmann tổng hợp năm 1908 tại Freiburg, Đức, lúc đầu để điều trị bệnh lao. Sau Faget 1941, lần đầu tiên Cochrane 1946 tại Ấn Độ dùng dạng tiêm bắp và Lowe 1947 tại Nigeria dùng dạng uống để điều trị bệnh Phong.

Sulfone vẫn còn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh Phong. Dapsone có tác dụng vừa kìm khuẩn vừa diệt khuẩn yếu chống lại M. leprae, với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) xấp xỉ 0,003 microgram/ml đối với vi khuẩn còn nhạy cảm hoàn toàn, thuốc ngăn cản sự tổng hợp folic acid do ức chế cạnh tranh với para-benzoic acid. Tuy nhiên, điều trị kéo dài bằng Dapsone đơn dược có thể làm nẩy sinh dòng vi khuẩn mới (de novo) kháng thuốc (thứ phát), và tỷ lệ xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc nầy đang tăng lên ở những bệnh nhân chưa điều trị (kháng thuốc tiên phát), ở một số vùng, tỷ lệ kháng thuốc tiên phát toàn bộ được ước lượng khoảng 40%.

Được hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, Dapsone được phân bố rộng khắp trong các mô của cơ thể rồi sau đó được giữ lại một cách chọn lọc ở da, cơ, gan và thận. Một phần thuốc sẽ được acetyl hóa koặc được kết hợp trong gan và cuối cùng được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng một chất chuyển hóa. Liều uống 100mg sẽ tạo ra một nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 2 microgram/ml (gấp hơn 500 lần MIC) sau 3-6 giờ, sau đó giảm dần với thời gian bán hủy 1-2 ngày.

  • Chỉ định

Điều trị bệnh Phong PB và MB, dùng kết hợp với các thuốc chống Phong khác.

  • Chống chỉ định

Có tiền sử quá mẫn với sulfone. Thiếu máu nặng.

  • Thận trọng

Nếu trước đây bệnh nhân có bị thiếu máu nặng, cần điều trị thiếu máu trước khi dùng Dap- sone. Dapsone có thể gây thiếu máu tán huyết ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu men glucose-ố-phosphate dehydrogenase, và tình trạng bị methaemoglobin huyết do lệ thuộc liều dùng có thể làm gián đoạn điều trị trong tuần thứ hai của đợt điều trị. Vì thế, sự đáp ứng lâm sàng và công thức máu ở những bệnh nhân nhạy cảm phải được theo dõi chặt trong các tuần lễ đầu tiên của đợt điều trị. Phải ngưng ngay trị liệu Dapsone khi triệu chứng thiếu máu bùng phát nặng.

  • Tác dụng phụ

Với liều khuyến cáo, Dapsone được dung nạp tốt, nhưng triệu chứng kích thích đường tiêu hóa thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Những phản ứng khác như nhức đầu, lo lắng, và chứng mất ngủ ít gặp hơn.

Nhìn mờ, dị cảm, bệnh thần kinh có thể hồi phục, sốt do thuốc, mẩn đỏ ở da, hoại tử thượng bì nhiễm độc, viêm da tróc vảy và rối loạn tâm thần cũng đã được báo cáo.

Viêm gan, viêm thận, phản ứng Herxheimer và mất bạch cầu hạt hiếm khi xảy ra.

  • Tương tác thuốc

Bệnh nhân Phong dùng Dapsone cùng lúc với Clofazimine và Rifampicin, có thể làm giảm tỷ lệ hấp thu của Rifampicin và làm chậm thời gian đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương.

Rifampicin: Nhóm thuốc kháng Mycobacteria; Viên nang/viên nén 150mg, 300mg

Dẫn xuất bán tổng hợp của Rifamycine, một phức hợp kháng sinh vòng lớn, có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp RNA ở một số lớn vi khuẩn sinh bệnh.

Rifampicin là một thuốc tan trong mỡ. Sau khi uống, nó được hấp thu nhanh chóng và được phân bố khắp mô tế bào và các dịch cơ thể; nếu màng não bị viêm, một lượng thuốc đáng kể sẽ đi vào dịch não tủy. uống liều duy nhất 600mg sẽ tạo ra nồng độ đỉnh 10 micrograms/ml huyết tương trong 2-4 giờ (gấp hơn 30 lần MIC), sau đó giảm dần với thời gian bán hủy 2-3 giờ. Người bệnh Phong MB dùng liều này sẽ diệt được 99,9% M. leprae trong vài ngày, trở nên không còn lây. Thuốc được tái sinh một cách rộng rãi trong vòng tuần hoàn ruột-gan, và chất chuyển hóa tạo thành do khử gốc acetyl ở gan cuối cùng được bài tiết ra phân.

Từ khi có kháng thuốc phát triển, phải luôn luôn dùng Rifampicin kết hợp với các thuốc chống Mycobateria khác có hiệu quả.

  • Chỉ định

Điều trị bệnh Phong PB và MB, dùng kết hợp với các thuốc chống Phong khác.

Điều trị bệnh Phong MB từ chối dùng Clofazimine.

  • Chống chỉ định

Có tiền sử quá mẫn với các thuốc thuộc họ Rifamycin. Rối loạn chức năng gan.

  • Thận trọng

Phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, dẫn đến suy thận, tán huyết hoặc giảm tiểu cầu, đã được ghi nhận ở những bệnh nhân bắt đầu điều trị lại với Rifampicin sau một thời gian dài gián đoạn điều trị. Đối với trường hợp hiếm hoi nầy, phải ngừng thuốc ngay lập tức và dứt khoát, và sau nầy không bao giờ được dùng đến nữa. cần cẩn thận theo dõi chức năng gan cho những người già, người nghiện rượu hoặc có bệnh về gan.

Bệnh nhân nên được báo trước rằng, uống thuốc vào có thể làm biến đổi màu sắc của nước tiểu, nước mắt, nước bọt và đàm thành màu đỏ, và kính sát tròng (contact lens) có thể bị nhuộm màu không hồi phục.

  • Tác dụng phụ

Rifampicin được dung nạp tốt ở phần lớn bệnh nhân dùng liều thông thường đang được khuyên cáo, mặc dù cũng có trường hợp đường tiêu hóa có vấn đề nghiêm trọng khiến thuốc không được dung nạp. Các hiệu ứng phụ khác như mẩn đỏ ở da, sốt, hội chứng giống cúm và giảm tiểu cầu, xảy ra nhiều hơn khi dùng liều cách khoảng so với liều hàng ngày. Thiểu niệu tạm thời, khó thở, và thiếu máu tán huyết cũng đã được báo cáo. Những phản ứng nầy sẽ giảm đi khi thay thế lại bằng liều dùng hàng ngày. Viêm gan, rối loạn tâm thần, Porphyria cutanea tarda, Pemphigus vulgaris, hội chứng Stevens-Johnson… rất hiếm gặp.

Nồng độ bilirubin và các transaminase tăng vừa phải, hay gặp ở những bệnh nhân bắt đầu điều trị, thường thoáng qua và không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Tuy nhiên, viêm gan có liên quan với liều lượng dùng thuốc, có thể xảy ra và có khả năng dẫn đến tử vong. Điều quan trọng là không nên vượt quá liều tối đa hàng ngày đã được khuyến cáo là 10mg/kg (600mg).

  • Tương tác thuốc

Rifampicin là thuốc có gây ảnh hưởng đến men gan, và có thể làm tăng nhu cầu về liều lượng của một số thuốc vốn được chuyển hóa trong gan. Những thuốc nầy có thể là corticos­teroids, thuốc ngừa thai có steroid, thuốc uống làm hạ đường huyết, thuốc chống đông đường uống, Phenytoin, Cimetidine, Quinidine, Ciclosporin và các Digitalis glycosides. Do đó, bệnh nhân được khuyên nên dùng thuốc ngừa thai không chứa steroid trong suốt quá trình điều trị và ít nhất thêm một tháng sau đó.

Sự bài tiết của chất cản quang và Sulfobromophtalein sodium qua đường mật có thể bị giảm, còn các thử nghiệm về Folic acid và Vitamin B12 có thể bị xáo trộn.

Clofazimine: Nhóm thuốc kháng Mycobacteria; Viên nang 50mg,100mg

Do Vincent Barry và cs tổng hợp năm 1954, hoạt chất chính của thuốc là phẩm nhuộm đỏ tươi Iminophenazine. Là thuốc có tính kháng Phong do ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn, vừa có tính kháng viêm. Thuộc tính diệt khuẩn yếu chống M. leprae và hoạt tính chống vi khuẩn có thể được chứng minh ở người chỉ sau khi dùng thuốc được khoảng 50 ngày. Khi uống, nó được hấp thu tốt, và liều dùng cách khoảng vẫn có hiệu lực do thuốc được tích tụ trong mô mỡ và các tế bào thuộc hệ thống võng nội mô. Thuốc được thải trừ rất chậm trong phân với thời gian bán hủy khoảng 70 ngày. Cho đến nay, rất hiếm gặp trường hợp kháng thuốc với Clofazimine.

  • Chỉ định

Điều trị bệnh Phong nhóm nhiều khuẩn (MB), dùng kết hợp với Dapsone và Rifampicin. Trong phản ứng Phong loại 2 (Hồng ban nút), dùng xen kẽ hoặc thêm vào với thuốc giảm đau, corticosteroids hoặc Thalidomide.

  • Thận trọng

Bệnh nhân trước đây có bệnh về dạ dày, ruột và gan, cần được giám sát chặt chẽ về mặt y khoa. Nếu các triệu chứng đó trở nên trầm trọng, có thể giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều, cần theo dõi chức năng gan và độ thanh thải creatinine.

  • Tác dụng phụ

Rối loạn sắc tố hồi phục được có thể xảy ra trong thời gian điều trị, khiến cho một số người có làn da nhạt mầu cảm thấy khó chấp nhận.

Nhiễm sắc ở lông, giác mạc, kết mạc, nước mắt, mồ hôi, đàm, phân và nước tiểu.

Triệu chứng dạ dày-ruột liên quan đến liều dùng, như đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Clofazimine có khuynh hướng tích tụ trong đại thực bào đơn nhân ở ruột non. Điều trị kéo dài với liều cao hơn liều khuyến cáo cho bệnh nhân MB đã gây ra phù niêm mạc và dưới niêm mạc trầm trọng, dẫn đến các triệu chứng tắc nghẽn ruột non bán cấp. Điều nầy hiếm khi xảy ra, nhưng do tác dụng có hại nghiêm trọng, nên được khuyến cáo chỉ nên điều trị liều cao cho Hồng ban nút Phong u, khi bệnh nhân được giám sát y khoa chặt chẽ và không nên kéo dài quá 3 tháng.

  • Tương tác thuốc

Bệnh nhân Phong dùng Clofazimine cùng lúc với Rifampicin, có hay không có Dapsone, có thể làm giảm tỷ lệ hấp thu của Rifampicin và làm chậm thời gian đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương.

Ofloxacin: Nhóm thuốc kháng khuẩn nhóm Quinolones; Viên nén 200mg, 400mg

Là một Fluoroquinolone tổng hợp, tác dụng như một chất đặc hiệu ức chế DNA gyrase của vi khuẩn, đã được biết có hiệu quả trong điều trị chống lại M. leprae. Đã có các báo cáo cho thấy có chủng vi khuẩn đề kháng theo kiểu thay đổi nhiễm sắc thể, nhưng tương đôi ít có ý nghĩa về mặt lâm sàng.

Ofloxacin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, và đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 0,5 đến 1,5 giờ sau khi dùng thuốc. Nó được phân bố rộng rãi trong dịch cơ thể, và tập trung nhiều ở mật. Thời gian bán hủy là 4 giờ, được bài tiết nguyên dạng, chủ yếu qua nước tiểu.

  • Chỉ định

Điều trị bệnh Phong PB một thương tổn, dùng kết hợp với Rifampicin và Minocycline (phác đồ ROM).

Điều trị bệnh Phong MB không dùng được Rifampicin.

Điều trị bệnh Phong MB từ chối dùng Clofazimine.

  • Chống chỉ định

Có tiền sử quá mẫn với bất kỳ loại Quinolone nào.

  • Thận trọng

Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan có thể cần giảm liều.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân động kinh vì có thể thúc đẩy cơn co giật. Nên uống thuốc với nhiều nước để tránh tinh thể có thể xuất hiện trong nước tiểu (crystaluria).

Các Quinolones, như Ofloxacin, cho thấy có gây nên bệnh lý khớp (thoái hóa ở các khớp chịu lực) ở các sinh vật trẻ, nên phải cẩn thận khi dùng cho trẻ em và tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú. Các thử nghiệm trên thực địa dùng Ofloxacin liều duy nhất để điều trị bệnh Phong PB một thương tổn ở trẻ em chưa thây có tác dụng phụ.

Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong vòng 4 giờ sau khi uống Ofloxacin, không dùng những chế phẩm có chứa muối nhôm, sắt hoặc magnesium. Nên uống thuốc với một ly nước đầy.

  • Tác dụng phụ

Nói chung, Ofloxacin được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, tiêu chảy, ói, khó tiêu, đau bụng, nhức đầu, bồn chồn, mẩn đỏ ở da, ù tai, và ngứa.

  • Tương tác thuốc

Dùng kháng viêm không chứa steroid chung với Ofloxacin có thể gây ra co giật.

Các Antacids làm giảm hấp thu Ofloxacin.

Ofloxacin làm tăng tác dụng chống đông của coumarin và warfarin.

Có tác dụng chôlig tiểu đường do làm tăng tác dụng của các sulfonylureas.

Uống thuốc có chất sắt hoặc sucralfate làm giảm hấp thu Ofloxacin.

Minocycline: Thuốc kháng khuẩn nhóm Tetracycline; Viên nén hoặc viên nang 50mg,100mg

Minocycline là một loại Tetracycline bán tổng hợp. Có tính kìm khuẩn do ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc được tập trung một cách chọn lọc ở những cơ quan nhạy cảm.

Thuốc được hấp thu chủ yếu ở dạ dày và ruột non. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xảy ra sau 1-4 giờ rồi giảm dần với thời gian bán hủy khoảng 12-30 giờ. Minocycline được chuyển hóa ở gan và được thải ra trong phân và nước tiểu. Có thể do được giữ lại trong mô mỡ, thuốc vẫn còn tồn tại trong cơ thể một thời gian sau khi ngừng uống.

  • Chỉ định

Điều trị bệnh Phong PB một thương tổn, dùng kết hợp với Rifampicin và Ofloxacin.

Điều trị bệnh Phong MB không dùng được Rifampicin.

Điều trị bệnh Phong MB từ chối dùng Clofazimine.

  • Chổng chỉ định

Có tiền sử quá mẫn với Minocycline.

Suy thận nặng.

Phụ nữ có thai và trẻ em nhỏ.

Không dùng chung với muối sắt hoặc với các thuốc Antacids có chứa calcium, magnesium hoặc aluminum.

  • Thân trọng

Theo dõi chức năng gan trước khi cho thuốc, ở người suy chức năng gan, thuốc có thể được bài tiết chậm hơn bình thường.

Dùng Tetracycline có thể bị nhạy cảm với ánh sáng, nên bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Có thể tránh được chứng viêm thực quản khó chịu bằng cách ngay sau khi nuốt viên thuö’c, phải uống thêm một ly nước đầy để làm thuốc trôi thẳng xuống dạ dày.

Không nên dùng Minocycline (viên nang hoặc viên nén) chung với sữa, với muối mag­nesium hoặc muối aluminum vì các chất nầy làm giảm hấp thu Minocycline.

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Nói chung, Minocycline được chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em nhỏ, do nó sẽ lắng đọng trong răng và xương đang phát triển và làm giảm sự hóa vôi ở khung xương, có thể dẫn đến sự tạo xương bất thường, nhuộm màu răng vĩnh viễn, và đôi khi làm mất độ bóng men răng.

  • Tác dụng phụ

Rối loạn tiền đình, gây choáng váng, chóng mặt, thường xảy ra hơn các thuốc Tetracycline khác.

Kích thích dạ dày-ruột thường gặp, do làm suy yếu dòng vi khuẩn thường trú ở ruột, cho phép phát triển các dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Tiêu chảy do kích thích nên được phân biệt với viêm ruột do bội nhiễm, đặc biệt do Staphylococci có coagulase (+), và viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile.

Đôi khi có phản ứng quang độc, dẫn đến thay đổi da giống porphyria và nhuộm màu các móng.

Phản ứng quá mẫn hiếm.

Phát ban dạng sởi, Mày đay, Hồng ban sắc tố cố định, Viêm môi, Viêm lưỡi, Ngứa, và Viêm âm đạo đã được báo cáo, cũng như có các hiện tượng Phù mạch, Choáng phản vệ, và Giả u não.

Liều duy nhất Minocycline đã được dùng để điều trị bệnh Phong PB một thương tổn ở trẻ em. Các cuộc thử nghiệm trên thực địa cho thấy liều duy nhất Minocycline được dung nạp tốt và chưa phát hiện thấy có tác dụng phụ nào có ý nghĩa do dùng liều duy nhất Minocycline cho trẻ em.

  • Tương tác thuốc

Có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông đường uống.

Có trường hợp suy thận nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân được gây mê bằng chất có halogen khi đang dùng Tetracycline.

Các thuốc Antacids, muối calcium và thuốc chữa lành loét (như sucralfate) làm giảm hấp thu Minocycline.

Các thuốc chống động kinh làm tăng chuyển hóa Minocycline,dẫn đến làm giảm nồng độ Minocycline trong huyết tương.

Prednisolone: Nhóm corticosteroids; Viên nén 5mg

Là một glucocorticoid tổng hợp hơi có tính mineralocorticoid. Prednisolone có tác dụng điều trị do có tính ức chế sự tụ tập của đại thực bào, giảm tính thấm thành mao mạch, giảm tăng sinh nguyên bào sợi (fibroblast) và giảm lắng đọng chất collagen. Nó được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, phần lớn gắn vào protein và có thời gian bán hủy trong huyết tương là 8 giờ.

  • Chỉ định

Điều trị viêm thần kinh trong bệnh Phong. Điều trị phản ứng Phong nặng.

Điều trị tình trạng viêm mắt ở bệnh nhân Phong.

  • Liều dùng

Một đợt điều trị Prednisolone đường uống thường bắt đầu với liều 40-60mg/ngày, tối đa lmg/kg cân nặng, sau đó giảm liều dần mỗi tuần hoặc mỗi hai tuần và kết thúc sau 12 tuần điều trị.

Phác đồ Prednisolone đường uống tiêu chuẩn 12 tuần dành cho người lớn:

Liều một lần mỗi ngày Tuần điều trị
40mg 1,2
30mg 3,4
20mg 5,6
15mg 7,8
10mg 9,10
5mg 11,12
  • Chống chỉ định

Đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc vi nấm.

  • Thận trọng

Phải giám sát bệnh nhân chặt chẽ về mặt y khoa. Trong suốt đợt điều trị, phải theo dõi cân nặng, huyết áp, cân bằng nước-điện giải và đường huyết. Đau xương và đặc biệt là đau lưng, có thể là dấu hiệu chỉ điểm của chứng loãng xương. Phải rất cẩn thận khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, động kinh, tăng nhãn áp (glaucoma), loét dạ dày, có tiền sử rối loạn tâm thần hoặc vảy nến. Bệnh nhân có tiền sử Lao nên được điều trị dự phòng bệnh Lao.

Bệnh nhân đang dùng Prednisolone dễ bị nhiễm khuẩn, và nếu bị, có thể bị nặng hơn. Thêm vào đó, các triệu chứng nầy có thể bị che khuất, chỉ có thể phát hiện được khi tình trạng nhiễm khuẩn đã tiến triển sang giai đoạn quá nặng.

Không dùng các vaccine sống (thí dụ: bại liệt, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, sốt vàng) khi đang điều trị bằng Prednisolone. Trừ khi bệnh nhân đã từng bị đậu mùa hoặc sởi, họ có nguy cơ bị các bệnh nầy nặng hơn trong suốt thời gian dùng Prednisolone, và vì thế, họ phải được chăm sóc đặc biệt để tránh bị nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh nầy.

  • Sử dụng cho phụ nữ có thai

Không dùng các chế phẩm corticosteroids có tác dụng toàn thân cho phụ nữ có thai trong suốt thai kỳ, trừ khi nhu cầu dùng thuốc của bà mẹ trở nên quan trọng hơn bất kỳ nguy cơ nào gây hại cho thai nhi. Đã có tài liệu mô tả các trường hợp thai nhi bị khiếm khuyết phát triển tuyến thượng thận, kết hợp với chẻ vòm hầu và các dị dạng thai nhi khác. Liều dùng nên được giữ ở mức càng thấp càng tốt.

  • Tác dụng phụ: Tùy thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị.

Liều Prednisolone quá 20mg/ngày là liều có tác dụng ức chế miễn dịch. Các nhiễm khuẩn mắc phải trong suốt thời gian dùng Prednisolone có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị có hiệu quả.

Điều trị kéo dài với liều vượt quá nhu cầu sinh lý bình thường (xấp xỉ 10mg/ngày) dễ dẫn đến:

+ Làm trẻ em chậm phát triển, có thể tránh được bằng cách cho thêm corticotrophin và chọn phác đồ dùng liều cách ngày;

+ Bệnh cảnh thiểu năng vỏ thượng thận, bao gồm mặt tròn như mặt trăng, mụn trứng cá, da có vêt thâm tím, rạn da ở bụng, béo phì, nhão cơ, cao huyết áp, vô kinh, và rậm lông ở phụ nữ;

+ Loãng xương đốt sống và xẹp đốt sống, có thể làm chậm quá trình nầy bằng cách cung câp thêm calcium và một lượng nhỏ sinh tố D;

+ Hoại tử xương vô khuẩn, đặc biệt ở đầu xương đùi;

+ Đục thủy tinh thể (cataract) dưới vỏ và tăng nhãn áp (glaucoma);

+ Loét dạ dày tiến triển và trầm trọng thêm;

+ Tiểu đường;

+ Suy nhược thần kinh và rối loạn tâm thần, có nguy cơ tự sát;

+ Tăng áp lực nội sọ và co giật, đặc biệt ở trẻ em;

+ Tăng khả năng đông máu;

+ Chậm lành mô;

+ Bệnh cơ, đặc trưng bởi yếu các cơ thuộc nhóm cơ ở gần cẳng tay và cẳng chân.

+ Vảy nến có thể bùng phát nặng khi ngừng đột ngột corticosteroid đường toàn thân.

Tương tác thuốc

Các thuốc gây ảnh hưởng đến men gan như Phenobarbital, Phenytoin và Rifampicin có thể làm tăng chuyển hóa Prednisolone.

Đáp ứng đối với các thuốc chống đông đường uổng có thể thay đổi, thường là bị ức chế, nhưng cũng có trường hợp cá biệt có tác dụng mạnh lên.

Dùng đồng thời với Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể làm tăng tỷ lệ loét dạ dày.

Dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu sẽ gây ức chế tái hấp thu kali do đó làm tăng nguy cơ hạ kali huyết.

Tóm tắt về tác dụng phụ quan trọng của các thuốc chống Phong

Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng 15-20 triệu bệnh nhân Phong được điều trị theo các phác đồ Đa hóa trị liệu do Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo, gồm có Rifampicin, Dapsone và Clofazimine. Các tác dụng phụ của hỗn hợp thuốc nầy đã được nghiên cứu và báo cáo khá chi tiết. Trước hết, các thuốc nầy khi được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp, với liều thông thường thì rất an toàn và chỉ có < 1% bệnh nhân bị tác dụng phụ trầm trọng cần phải được ngừng điều trị.

Sau đây là bảng tóm tắt các tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc chống Phong. Có một số tác dụng phụ không quan trọng và không cần phải can thiệp ngừng thuốc. Các tác dụng phụ khác trầm trọng hơn sẽ được liệt kê dưới đây, mà các thầy thuốc (và các nhân viên trợ y khác) chịu trách nhiệm quản lý điều trị cho bệnh nhân Phong cần phải biết đến các nguy hiểm nầy.

Mẩn cảm (dị ứng) với Dapsone hoặc Hội chứng Stevens-Johnson

ở một vài quốc gia, số bệnh nhân bị dị ứng với Dapsone lên đến 0,5%. Nếu bệnh nhân đã nhạy cảm với các thuốc thuộc nhóm sulfa (chẳng hạn như co-trimoxazole), tình trạng dị ứng nầy sẽ xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi dùng thuốc Dapsone. Nếu họ chưa nhạy cảm với sulfa, các triệu chứng thường xuất hiện sau 10-14 ngày dùng thuốc. Đây là tình trạng dị ứng thuốc điển hình, nhưng nếu vẫn cứ tiếp tục dùng thuốc, bệnh nhân sẽ bị viêm da tróc vảy (hội chứng Stevens-Johnson) có thể dẫn đến tử vong. CHO ĐẺN NAY, đó là tác dụng phụ quan trọng nhất trong các thuốc chống Phong.

Hội chứng cúm và hội chứng choáng do Rifampicin

Đây là các hội chứng cực kỳ hiếm hoi, và đòi hỏi phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Có vài vấn đề nhẹ khác thường gặp hơn và thường thì có thể vẫn cho bệnh nhân dùng lại nguyên liều Rifampicin sau khi đã được giải quyết ổn định.

Chứng kích thích ruột do Clofazimine

Chỉ khi nào Clofazimine được dùng với liều cao và kéo dài (300mg/ngày trong hơn 3 tháng) thì các tinh thể thuốc sẽ lắng đọng lại ở niêm mạc ruột và gây kích thích. Còn nếu dùng thuốc với liều thông thường đã được khuyến cáo thì rất an toàn, và sự thâm da màu nâu đen chỉ là tạm thời.

Biến chứng do dùng Prednisone/Prednisolone

Đây là một loại nội tiết tố nhóm glucocorticoid, khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây ra biến chứng dạng Cushing. Trong khi đang điều trị corticoid, nếu bệnh nhân có vết thương nhiễm khuẩn rõ ràng (thường ở bàn tay hoặc bàn chân), vết thương đó càng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Đối với các trường hợp Hồng ban nút dai dẳng và khó chữa, nếu không còn phương pháp điều trị hữu hiệu nào khác, thì việc dùng thuốc corticoid, cân nhắc lợi ích và hậu quả xấu của nó phải được theo dõi thường xuyên bởi các chuyên gia.

Bảng tóm tắt tác dụng phụ quan trong của các thuốc chống Phong

Dapsone Rifampicin Clofazimine Prednisolone
Viêm da tróc vảy

HC Stevens-Johnson

Hồng ban sắc tố cố định

Thiếu máu Viêm gan (vàng da)

Viêm da

Thiếu máu

Viêm gan (vàng da)

Đau bụng

Nước tiểu đỏ

Có thể độc cho thai nhi

Trụy tim mạch

Rối loạn hô hấp

Hội chứng cúm

Tổn thương thận

Ngừa thai uống thất bại

Bệnh Lao kháng thuốc

Viêm da, khô da, có thể kèm nứt nẻ, tăng sắc tố da

Đau bụng

Có thể độc cho thai nhi

Mụn trứng cá

Bệnh cảnh dạng Cushing

(mặt tròn, lung gù, nứt da)

Giảm sức đề kháng (chậm

lành vết thương, giảm đề

kháng đối với nhiễm khuẩn)

Cao huyết áp

Tiểu đường

Loãng xương

Loét dạ dày

Đục thủy tinh thể

Tăng nhãn áp (glaucoma)

Phản ứng thành bụng

Bệnh tâm thần

Lệ thuộc thuốc corticoid

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG

Thuốc diệt được Mycobacterium leprae mạnh nhất hiện nay đang được áp dụng nhiều trên thế giới chính là Rifampicin, nhưng nếu dùng liều duy nhất, sẽ dẫn đến một số M. leprae kháng thuốc. Nếu phối hợp Rifampicin với thuốc khác, sẽ diệt được Mycobacterium leprae kháng Rifampicin. Phác đồ Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn để điều trị bệnh Phong có hạn định thời gian, nhưng vẫn còn kéo dài từ 6 tháng đến một năm, nên có nhiều nơi tiếp tục nghiên cứu các phác đồ mới để có thể áp dụng thuận lợi hơn trong điều trị bệnh Phong.

Diễn tiến về nghiên cứu phác đồ Đa hóa trị liệu-Đồng nhất (Uniform-MDT)

Người ta đang ao ước có được một phác đồ điều trị chung cho cả bệnh Phong PB và MB. Tuy nhiên, vì bệnh Phong MB và PB rất khác nhau về số lượng của vi khuẩn và đáp ứng miễn dịch, nên sự đòi hỏi về hóa trị liệu, đặc biệt là số lượng thuốc và thời gian điều trị, bắt buộc phải rất khác nhau. Nếu một phác đồ chung được lập ra dựa trên những thuốc sẩn có, nó có vẻ điều trị già cho nhóm PB hoặc điều trị non cho nhóm MB. ước mơ về một phác đồ chung chỉ có thể được thực hiện nêu phác đồ mới có chứa nhiều thuốc diệt khuẩn rất mạnh, có thể rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh Phong nhóm MB đến chỉ còn ít liều hoặc thậm chí chỉ là liều duy nhất.

Viện Dịch Tễ Quốc Gia Ấn Độ ở Chennai là cơ quan điều phối một nghiên cứu đa trung tâm về phác đồ Đa hóa trị liệu-Đồng nhất (U-MDT), áp dụng chung cho cả bệnh nhân nhóm PB lẫn MB. Nghiên cứu đã được khởi sự vào tháng 9 năm 2003, với sự tham gia của bốn khu vực ở An Độ và một khu vực ở Trung Quốc. Trong hai năm, sẽ có 2.500 bệnh nhân PB và 2.500 bệnh nhân MB được chọn đưa vào mẫu nghiên cứu. Trong năm 2004, có thêm nhiều quốc gia khác có tham gia vào nghiên cứu này.

Nghiên cứu so sánh Đa hóa trị liệu-Đồng hành với Đa hóa trị liệu-Thường quy

Đa hóa trị liệu-Đồng hành (Accompanied-MDT) là biện pháp cấp phát thuốc đủ một liệu trình (6 vỉ PB, hoặc 12 vỉ MB) một lần cho người bệnh, và giao cho một thành viên của gia đình hoặc cộng đồng phụ trách giám sát việc uống thuốc liều hàng tháng, là một cách tiếp cận mềm dẻo để giúp cho bệnh nhân nói chung và nhất là người không thể đến cơ quan y tế đều đặn để nhận thuốc vì nhiều lý do khác nhau.

Hiệp Hội Damien Foundation India Trust ở Ấn Độ đã điều hành một nghiên cứu tại Quận Madhepura, Bang Bihar, so sánh sự gắn bó điều trị của bệnh nhân đối với Đa hóa trị liệu-Đồng hành (ĐH) va Đa hóa trị liệu-Thường qui (TQ). Co tất cả 462 bệnh nhân PB (168 dùng Đa hóa trị liệu-ĐH và 294 dùng Đa hóa trị liệu-TQ) và 125 bệnh nhân MB (58 dùng Đa hóa trị liệu-ĐH và 67 dùng Đa hóa trị liệu-TQ) được tuyển chọn vào cuộc nghiên cứu. Kết quả, sự gắn bó trong điều trị của bệnh nhân PB đối với Đa hóa trị liệu-ĐH cao hơn (80% đối với liều hàng tháng và 99% đối với liều hàng ngày) so với Đa hóa trị liệu-TQ, (54% và 95%); và đối với nhóm MB, tỷ lệ này cũng cao hơn: 79% và 84%, so với 42% và 79%.

Trong nhóm dùng Đa hóa trị liệu-TQ, các lý do chính để bệnh nhân không uống thuốc đều là khoảng cách đến cơ sỏ y tế xa xôi, khi đến lãnh thì lại không có thuốc, hoặc cơ sở y tế đang đóng cửa. Đối với nhóm dùng Đa hóa trị liệu-ĐH thì ngược lại, lý do không uống thuốc đều là thuốc bị mất hoặc bị hư hỏng.

Các kêt quả đã chứng minh rằng, khi được tham vấn đầy đủ và được hỗ trợ thích hợp, bệnh nhân dùng Đa hóa trị liệu-ĐH sẽ gắn bó điều trị tốt hơn so với bệnh nhân dùng Đa hóa trị liệu-TQ.

Thực nghiệm trên chuột với liều duy nhất với các thuốc

Rifampicin:                                                              diệt được 99,5%   Mycobacterium leprae

Minocycline + Clarithromycin:                                 diệt được 96,0%   Mycobacterium leprae

Minocycline + Clarithromycin + Ofloxacin:             diệt được 98,4%   Mycobacterium leprae

Nếu phối hợp cả ba loại thuốc trên với Rifampicin, sẽ không làm tăng hay giảm khả năng diệt Mycobacterium leprae của Rifampicin, nhưng diệt được Mycobacterium leprae kháng Rifampicin. Ba phác đồ trên được áp dụng cho bệnh nhân nhóm MB cho kết quả như trong thực nghiệm trên chuột. Phác đồ 2 có tác dụng đối với người giống như khi thực nghiệm trên chuột nhưng có 45% bệnh nhân bị tác dụng phụ về tiêu hóa do Clarithromycin. Mặc dù không có rối loạn về chức năng gan, thận nhưng Clarithromycin không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong điều kiện thực địa.

Một số nghiên cứu hiệu quả kháng Mycobacterium leprae của thuốc theo một số tác giả:

Tác giả Phác đồ điều trị Hiệu quả diệt ML
N. Dell et al (1990) – Pefloxacin 800mg/ngày >99% (2 tháng)
Grosset et al (1990) Pefloxacin 800mg/ngày so sánh với

Ofloxacin 400mg/ngày

99,99% (4 tuần)
Ji et al (1994) Ofloxacin 400mg/ngày so sánh với

Ofloxacin 400mg + DDS + CLO so sánh với

Ofloxacin 800mg/ngày

>99,99% (4 tuần)

 

Áp dụng trên bệnh nhân bằng các phác đồ dùng liều duy nhất, thấy kết quả diệt Mycobac- teriu. leprae như sau:

Ofloxacin 400mg + Minocycline 100mg: diệt được 68-98% Mycobacterium leprae

Rifampicin 600mg + Ofloxacin 400mg + Minocycline 100mg (ROM): 99%

Thực nghiệm mù đôi (double-blind trial) với 1.483 bệnh nhân PB dùng phác đồ ROM (có so sánh với nhóm PB dùng Đa hóa trị liệu tiêu chuẩn 6 tháng) sau 1 năm cho kết quả 99,1% khỏi bệnh ở cả hai nhóm. Từ năm 1997, WHO khuyến cáo sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Phong nhóm PB chỉ có một thương tổn da duy nhất.

Các thế hệ thuốc mới

  • Moxifloxacin (nhóm fluoroquinolone):

Diệt vi khuẩn Lao (BK) tốt hơn Sparfloxacin và mạnh hơn Ofloxacin.

Thực nghiệm trên chuột với Sparfloxacin/Moxifloxacin 50mg/kg: có tác dụng diệt My­cobacterium leprae mạnh hơn Ofloxacin 300mg/kg.

Moxifloxacin 50mg/kg có tác dụng diệt M. leprae tương đương với Isoniazid 25mg/kg.

Moxifloxacin không có tác dụng quang độc.

  • Rifapentine

Là dẫn xuất của Rifampicin.

Thời gian bán hủy lâu hơn Rifampicin gấp 3 lần.

Nồng độ tôi thiểu ức chế (MIC: Minimal inhibitory concentration) đối với BK giống như Rifampicin hoặc thấp hơn.

Thực nghiệm trên chuột nhiễm BK và trên bệnh nhân Lao với Rifapentine uống mỗi tuần một lần, thấy tác dụng diệt BK hơi yếu hơn dùng Rifampicin liều hàng ngày (10mg/kg).

Các phác đồ thực nghiệm trên chuột nhiễm Mycobacterium leprae dùng liều duy nhất

  Phác đồ % ML sống % ML bị diệt
  Chưa điều trị 21,82  
1 Ofloxacin 150mg/kg 8,69 60,2
2 Moxifloxacin 150mg/kg 1,73 92,1
3 Ofloxacin + Minocycline 25mg/kg 5,48 74,9
4 Moxifloxacin + Minocyclin 1,38 93,7
5 Rifampicin 10mg/kg 1,73 92,1
6 Rifapentine 10mg/kg 0,09 99,6
7 Rifampicin + Ofloxacin + Minocyclin 1,09 95,0
8 Rifapentine + Moxifloxacin + Minocyclin 0,02 99,9
  • Nhận định

Rifapentine: Diệt Mycobacterium leprae mạnh gấp 20 lần so với Rifampicin.Nhân xét

Moxifloxacin: Diệt M. leprae mạnh gấp 5 lần so với Ofloxacin và Rifampicin.

Rifapentine + Moxifloxacin + Minocyclin: Diệt M. leprae > 50 lần so với ROM.

Hiện nay, hai phác đồ ROM & phác đồ 8 đang được áp dụng ở một số quốc gia.

TRIỂN VỌNG VỀ VACCINE PHÒNG NGỪA BỆNH PHONG

Một cuộc thử nghiệm nhiều nhóm vaccine chống bệnh Phong đã được khởi xướng ở Miền Nam Ân Độ từ tháng Giêng năm 1991. Từ một quần thể gồm 300.000 người, có 171.200 cá thể được chọn (tự nguyện) tham gia thử nghiệm.

Có năm nhóm vaccine được thử là: BCG đơn thuần, BCG+ HKML (BCG và M. leprae bị giết bằng nhiệt), M.w, ICRC (dùng Mycobacterium leprae lấy từ bệnh nhân Phong u, nuôi cấy được trong phòng thí nghiệm India Cancer Research Center), và giả dược. Đầu vào của cuộc nghiên cứu được thực hiện từ tháng Giêng 1991 đến tháng Bảy năm 1993 thì hoàn thành, và đã qua ba lần điều tra lại.

Kết quả sơ bộ sau ba lần điều tra:

Hiệu lực toàn thể của vaccine BCG + HKML là 67%, của ICRC là 51%, của M.vv là 41%, và của BCG đơn thuần là 22%.

Hiệu lực bảo vệ cho người tiếp xúc của vaccine BCG + HKML là 88%, của M.W là 87%, của BCG đơn thuần là 11% va của ICRC là 11%.

Điều thú vị là trong nhóm dùng giả dược, số mới mắc bệnh Phong đã giảm đi một cách có ý nghĩa qua ba lần điều tra: từ 23,6 phần 10.000 trong lần thứ nhất, giảm còn 12,8 phần 10.000 trong lần thứ nhì, và còn 6,1 phần 10.000 trong lần thứ ba.

Các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của liều BCG tăng cường cho trẻ đi học và BCG cho người tiếp xúc trong gia đình với người bệnh Phong hiện đang được tiến hành ở Brazil.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận