Điều trị bệnh lý của da bằng máy plasma và máy siêu cao tần

Bệnh da liễu

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị các bệnh lý của da bằng máy plasma và máy siêu cao tần là sử dụng thiết bị có năng lượng điện cao tần để phá hủy tổ chức bệnh lý của da.

II CHỈ ĐỊNH

  • Các u lành tính ở da:
    • Hạt cơm.
    • U nhú.
    • U ống tuyến mồ hôi.
    • U xơ thần
    • U biểu mô nang lông.
    • U tuyến bã.
    • U vàng.
    • U bạch mạch.
    • Dày sừng da dầu.
    • Sùi mào gà.
    • Sẩn cục.
    • Bớt sùi.
    • U mềm treo (skin tags).
    • U mạch sừng hóa.
  • Lichen đơn dạng mạn tính.
  • Các bệnh nấm sâu, lao da, u hạt nhiễm khuẩn.
  • Các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật:

 Bệnh Bowen.
 Bệnh Paget.
Ung thư tế bào đáy thể nông.

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cơ địa sẹo lồi.

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 1 người
  • Điều dưỡng viên: 1 người

2.  Dụng cụ

  • Bàn mổ (làm trong phòng thủ thuật).
  • Máy đốt điện cao tần hay máy
  • Bàn dụng cụ.
  • Tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ (bằng vải hay bằng giấy): 1 cái
  • Gạc vô khuẩn: 5 cái
  • Găng vô khuẩn: 1 đôi
  • Bông cồn.
  • NaCl 0,9%: 1 chai
  • Hộp dụng cụ vô khuẩn: gồm kẹp phẫu tích có mấu và không có mấu, kẹp phẫu tích dài, kéo cong và kéo thẳng, kẹp phẫu tích có mấu và không có mấu.

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh:
    • Tình trạng bệnh.
    • Sự cần thiết phải đốt điện.
    • Các bước thực hiện.
    • Các biến chứng có thể có.
    • Thời gian thực hiện thủ thuật.
  • Kiểm tra: trạng thái tâm lý của người bệnh đã chấp nhận và sẵn sàng làm thủ thuật. Các bệnh lý nội khoa: tim mạch, máy tạo nhịp tim,…

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện thủ thuật

  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị, thuốc men cấp cứu hay sơ cứu.
  • Không có các yếu tố dễ gây cháy, nổ.
  • Chuẩn bị người bệnh
  • Khám và bộc lộ thương tổn.
  • Người bệnh nằm tư thế thoải mái, thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ thuật.

3.   Người thực hiện

Trang phục: đội mũ, đeo kính bảo hộ, đeo khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

4.   Tiến hành thủ thuật

  • Sát khuẩn vùng thương tổn.
  • Trải tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ.
  • Gây tê tại chỗ vùng làm thủ thuật.
  • Tiến hành đốt điện: dùng dòng điện có tần số và cường độ phù hợp với ý định tác động vào thương tổn.

Lưu ý:

  • Vùng thương tổn khi đốt xong phải được cầm máu và làm sạch.
  • Băng thương tổn bằng 01 lớp gạc mỏng vô khuẩn.

VI.  THEO DÕI

  • Toàn trạng người bệnh trước, trong và sau thủ thuật: tinh thần, các thông số sinh tồn mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Để người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 5 đến 10 phút khi đỡ đau không có biểu hiện gì cho về.
  • Hẹn khám lại (nếu có bất thường đi khám sớm).

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

Phản ứng dị ứng thuốc hay sốc phản vệ do thuốc tê: dừng tiêm, sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ hoặc dị ứng thuốc.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận