Bệnh da do nhiễm giun Đầu gai trong máu

Bệnh da liễu

Loại gây bệnh ở người thường gặp nhất là Giun đầu gai Gnathostoma spirigerum.

Chu trình phát triển

Người là ký chủ ngẫu nhiên mắc bệnh khi ăn thịt ký chủ trung gian 2 bị nhiễm có chứa ấu trùng, do đó giun ký sinh không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Ở Việt Nam, người bị nhiễm do ăn ký chủ trung gian 2 sống hay nấu không chín như mắm thái, cá lóc nướng trui, cá sông chấm mù-tạt, lẩu lươn, ếch… hoặc sử dụng nước cốt của những ký chủ trung gian 2 để ướp thực phẩm.

Triệu chứng lâm sàng

Khi ấu trùng định vị ở mô dưới da sẽ gây phù, viêm hoặc nổi hồng ban, ngứa, sờ cứng. Phù có thể tự khỏi nhưng sẽ tái xuất hiện ở một nơi khác do sự di chuyển của ấu trùng. Nếu ấu trùng di chuyển đến lớp thượng bì gây biểu hiện giống ấu trùng di chuyển ngoài da. Ấu trùng có kích thước to, nhìn được bằng mắt thường, có thể bắt dễ dàng bằng cách rạch da.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào bắt được ấu trùng và định danh, ấu trùng có kích thước 2,5-12,5mm X 0,4-l,2mm.

Chẩn đoán huyết thanh: Kỹ thuật ELISA.

Điều trị

Albendazole: 10mg/kg/ngày X 14-21 ngày hoặc Thiabendazole: 25-30mg/kg/ngày X 10-14 ngày.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận