Trang chủBệnh da liễuÁp-tơ (APTHES) - Bệnh viêm loét niêm mạc

Áp-tơ (APTHES) – Bệnh viêm loét niêm mạc

Áp-tơ (APTHES) là bệnh mụn nước đưa đến loét, gặp chủ yếu ở niêm mạc (nhất là miệng), rất hay tái phát. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ.

LÂM SÀNG

Thương tổn khởi đầu là một hay nhiều mụn nước màu vàng khó thấy, khoảng vài giờ sau các mụn nước này vỡ ra đưa đến loét hoại tử, vết loét thường nông, tròn, đường kính khoảng 3- 12mm, bờ rõ, đáy màu vàng giống bơ tươi, chung quanh có một quầng màu hồng, vết loét rất đau và gây trở ngại khi nói hoặc ăn uống. Mỗi đợt có khoảng 1-3 vết loét xuất hiện nhưng cũng có thể nhiều hơn.

Vị trí: ở môi, mặt trong má, mặt dưới lưỡi, rìa lưỡi, khẩu cái mềm, có thể thấy ở âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn và kết mạc mắt.

Hình ảnh bệnh Áp tơ miệng
Hình ảnh bệnh Áp tơ miệng

DẠNG LÂM SÀNG

Áp-tơ lưỡng cực: ở miệng – vùng sinh dục.

Áp-tơ khổng lồ: Apthes rất to (có thể 5cm) ăn sâu và bờ không đều, có thể kéo dài hàng tháng dể lại sẹo xơ co kéo.

Hội chứng Behẹet gồm: Áp-tơ ở miệng & bộ phận sinh dục kèm thương tổn da, mắt, mạch máu, khớp, thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, phổi, nội tiết, thận và triệu chứng tổng quát như sốt, suy nhược cơ thể.

CĂN NGUYÊN SINH BỆNH

Áp-tơ thường xuất hiện do chấn thương, dị ứng, stress hoặc thay đổi về kích thích tố ở phụ nữ như hành kinh, có thai, mãn kinh. Cũng có thể do mang răng giả hoặc do răng cắn nhầm lưỡi. Dị ứng với thức ăn và thuốc. Bệnh dị ứng như Suyễn có thể làm tái phát Áp-tơ. Ngoài ra còn có yếu tố gia đình.

Nhưng yếu tố nhiểm khuẩn và cơ chế miễn dịch là nguyên nhân rõ ràng nhất. Theo một số tác giả thì đây là một phản ứng miễn dịch trước một số loaị thức ăn như hạt dẻ, phó mát… thê hiện qua mô học bằng hiện tượng viêm mạch dị ứng, xuất hiện kháng thể chống lại niêm mạc miệng hoặc nhiễm độc tế bào lympho của người bệnh chống lại tế bào biểu mô của miệng.

DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG

Áp-tơ có thể lành tự nhiên không để sẹo trong vòng 1-2 tuần nhưng rất hay tái phát.

Áp-tơ khổng lồ thường bị hoại tử.

Hội chứng Behẹet: Tiên lượng nặng, cho nhiều biến chứng nguy hại.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán (+): Dựa vào lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt 

  • Ở miệng:

Săng Giang mai: Không đau.

Mảng niêm mạc Giang mai thời kỳ 2: VDRL (+).

Các bệnh bóng nước.

Herpes.

Viêm miệng dạng Áp-tơ do thiếu vitamin pp.

  • Ở bộ phận sinh dục:

Săng Giang mai

Săng Hạ cam mềm

Herpes

Áp-tơ lưỡng cực: Cần phân biệt với:

Nhiễm độc da do thuốc.

Hồng ban đa dạng bóng nước.

ĐIỀU TRỊ

Mục đích

Giảm đau

Rút ngắn thời gian lành thương tổn.

Hạn chế phát sinh thương tổn mới.

Tại chỗ

Giảm viêm và giảm đau, súc miệng với Aspirin, thuốc tê tại chỗ; Lidocain 2%; hủy nông bằng Laser C02 hoặc chấm nitrate bạc làm hủy tận cùng dây thần kinh có thể làm giảm đau nhưng vết loét có thể lớn ra và lành chậm hơn.

Cyclosporin: Dung dịch thoa tại chỗ làm giảm bệnh.

Corticoid thoa tại chỗ có thể hữu ích nhất là thoa ở giai đoạn đầu: Triamcinolone acetonid 0,1% 4 lần/ngày (dạng thoa ở niêm mạc).

Toàn thân

Vitamin C liều cao lg/ngày.

Colchicine 1mg/ngày.

Dapsone hữu ích cho trường hợp Áp-tơ tái phát.

Corticoid uống giúp mau lành vết thương ở bệnh nhân có thương tổn loét rộng.

Tránh dùng thức ăn cay nóng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây