Thương thực “hay phát ở những người tạng phủ yếu ớt, những người giàu sang an nhàn trong tỳ vị đã hư lạnh, ngoài thân thể lại lười vận động, thì đồ ăn cũ chưa tiêu đồ ăn mới lại tống vào, tì vị yếu không tiêu hóa nổi mà thành chứng tích thực” (Nam dược thần hiệu – Thương thực). Nội kinh viết “Án để nuôi sống ta là do ta làm nên, ăn mà làm hại sự sống của ta cũng là do ta làm nên”. Tố vấn – Tý luận viết: ăn uống gấp bội, tì vị sẽ bị tổn thương, (ẩm thực tự bội, trường vị nãi thương). Như vậy có thể hiểu thương thực là do ăn uống thái quá, tì vị tổn thương không tiêu hóa được thức ăn gây nên.
Về điều trị, chủ yếu chữa vào tì vị.
Triệu chứng: bệnh nhẹ thì không muốn ăn, đau bụng đầy bụng, họng chua, miệng có hơi thối, hăng, mạch hoạt hữu lực. Bệnh nặng thì thêm nôn mửa, đau bụng đi ỉa hoặc phát sốt phát rét đau đầu hoặc ỉa khó phân khô vón, hoặc mê đi.
Có hai cách điều trị:
Phép điều trị Thứ nhất: kiện tì tiêu thực.
Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu, thương thực)
Củ gấu (hương phụ) | 20g | Vỏ quýt (trần bì) | 12g |
Vỏ với (hậu phác) | 12g | Vỏ rụt (mộc hương) 16g | |
Chỉ xác | 12g. | ||
Có thể thêm Sơn tra | 12g | Thần khúc | 12g |
Để tiêu thực.
Nếu có mửa, ỉa lỏng thì bỏ Chỉ xác thêm Hoắc hương 16g.
Nếu phân trắng, nhiều nước thì bỏ Chỉ xác, thêm Sa nhân 12g, Can khương 4g. Nếu phân khô mê sảng thêm Đại hoàng 12g.
Ý nghĩa: Củ gấu để lý khí trong huyết khai uất, lợi tam tiêu, Vỏ rụt Trần bì, Hậu phác Chỉ xác để hành khí, đưa khí đi xuống. Tam tiêu thông khí của trường vị, thông thì tiêu được thức ăn.
Hoắc hương để hóa trọc để chỉ nôn ỉa. Sa nhân Can khương để ôn trung tán hàn tỉnh tỳ lí khí để cầm ỉa.
Đại hoàng để thông phủ khí. Phủ khí thông thì thần sẽ tỉnh lại.
Phương thuốc (trích từ Nam dược thần hiệu – thương thực)
Hoắc hương 1 phần Trần bì 1 phần
Hậu phác 1 phần Nước gừng 1 phần
Sắc uống
Phép điều trị thứ 2:
Có thể phân ra điều trị ở thượng tiêu, ở trung tiêu, ở hạ tiêu tùy triệu chứng nổi bật.
Triệu chứng ở thượng tiêu: mới ăn, thức ăn nằm ở thượng quản, bụng đầy tắc, đau đầu, buồn nôn muốn nôn, tâm phiền.
Phép điều trị: làm nôn
Phương thuốc: Diêm thang thám thổ thang (Thiên kim phương) Muối ăn sắc với nước để có nước muối bão hòa, uống và ngoáy họng cho nôn.
Phương thuốc: Qua đế tán (Thương hàn luận – Nam dược thần hiệu)
Qua đế (cuông dưa đá) 1 Xích tiểu đậu 1
Mỗi vị tán mịn để riêng. Khi dùng thì hợp lại, mỗi lần 1 – 3g uống với nước sắc Đậu xị (9g). Thêm ngoáy họng cho nôn.
Ý nghĩa: Qua đế để gây nôn đờm dãi thức ăn, Xích tiểu đậu để trừ thấp trừ phiền đầy. Đậu xị giúp tông tà khí ở ngực (thức ăn, đồm dãi) ra làm cho ngực thông thoáng.
Triệu chứng ở trung tiêu
- Thức ăn ở trung quản, nuốt chua, ợ thôi, bụng trên hoặc trên rốn trướng đau.
Phép điều trị: Tiêu thực đạo trệ
Phương thuốc: (trích từ Nam dược thần hiệu – Thương thực)
Thanh bì 1 cân ngâm nước bỏ chất đắng cạo bỏ cùi trắng
Muối ăn 51ạng Chích cam thảo 61ạng
Hồi hương 41ạng Nước 2bát
- Nấu khuấy liền tay cho cạn nước, để nhỏ lửa sấy khô. Bỏ trướng. Cam thảo để hòa vị. Thanh bì để hành khí, đưa khí đi xuống.
Phương thuốc: Bình vị tán (Cục phương) gia vị
Thương truật | 5 đồng cân | Hậu phác | 3 đồng cân |
Trần bì | 3 đồng cân | Cam thảo | 1,5 đồng cân |
Sinh khương | 31át | Đại táo | 4 đồng cân |
Ý nghĩa: Thương truật để trừ thấp vận tỳ. Hậu phác để hành khí tiêu trướng đầy. Trần bì để lý khí hóa trệ. Cam thảo để hòa trung sắc với Khương táo để điều hòa tì vị.
Thêm Thần khúc, Sơn tra, Mạch nha Lại phục tử (La bặc tử) để tiêu các loại thức ăn ứ trệ, Tân lang Chỉ thực để hạ khí tiêu trướng đầy.
- Nếu có thêm biểu hiện ăn kém, không muôn ăn, ăn xong một lúc bụng trướng lên, là đã có tì hư.
Phép điều trị: Kiện tì tiêu thực
Phương thuốc: Đại an hoàn (Y phương tập giải)
(Tức là bảo hòa hoàn gia bạch truật)
Sơn tra | 6 đồng cân | Thần khúc | 2 đồng cân |
Bán hạ | 3 đồng cân | Phục linh | 3 đồng cân |
Trần bì | 1 đồng cân | Liên kiểu | 1 đồng cân |
La bặc tử | 1 đồng cân | Bạch truật | 2 đồng cân |
Ý nghĩa: Sơn tra Thần khúc La bặc tử để tiêu hóa các loại thức ăn. Phục linh, Trần bì, Bán hạ để kiện tỳ thảm thấp, lý khí hóa đờm chỉ nôn, Liên kiều để thanh nhiệt tán kết do thực tích gây nên.
Phương thuốc {trích từ Nam dược thần hiệu – thương thực)
Củ mài sao (Hoài sơn) Bạch chỉ tẩm mật 1 đêm sao khô. Hột sen sao. Lượng bằng nhau. Tán mịn làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 40 – 50 viên với nước cơm. Có thể uống với nước sắc Trần bì. Hậu phác, nước gừng.
Ý nghĩa: Củ mài, Hạt sen để kiện tỳ tiêu thực, Trần bì, Hậu phác để lý khí hóa trệ, hành khí tiêu trướng, Bạch chỉ gừng để tiêu thực ôn trung tán hàn, sơ tà.
Triệu chứng ở hạ tiêu
Ăn xong đã lâu, bụng dưới trướng sệ, đau quanh rốn không cho sờ nắn bụng, nhiều ngày không đi ỉa được vì ỉa không thông.
Phép điều trị: Thông hạ.
Phượng thuốc: Đại thừa khí thang (Thưdng hàn luận)
Đại hoàng 12g Mang tiêu 9g
Chỉ thực 12g Hậu phác 15g
Ý nghĩa: Đại hoàng để thông đại tiện, sạch trường vị, tiết nhiệt, Mang tiêu làm mềm phân, giúp Đại hoàng thông hạ dễ dàng hơn. Hậu phác Chỉ thực để hành khí tán hết tiêu kết tiêu trừ tắc đày ở bụng.
Chú ý: Khi phủ khí đã thông thì ngừng thuốc ngay.
Vài điều căn dặn:
Chữa thương thực phải hỏi bệnh nhân ăn loại thức ăn nào để chọn thuốc tiêu thực.
Nếu ăn các loại thịt thì dùng Sơn tra, Thảo quả. Nếu ăn ngũ cốc nhiều thì dùng Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Sa nhân, Kê nội kim. Nếu ăn trứng nhiều thì dùng gừng, tỏi, hoặc Đậu khấu Trần bì, Đậu xị, gừng. Nếu ăn cơm nếp dùng rượu sao thuốc, hoặc cơm nếp sao than để uống. Nếu ăn thức ăn sống lạnh, hoa quả thì dùng Mộc hương, Sa nhân, Bào khương, Nhục quế. Nếu ăn tôm cua cá, thì dùng Tô diệp, Kinh giới, Trần bì, Mộc hương, gừng.