Lung bế (bí đái) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Bí đái là bệnh có triệu chứng chính là đái không thông thoát hoặc bí đái. Đái không thông thoát thường đái nhỏ giọt, nước tiểu ít, bệnh từ từ (lung), còn bí đái là muốn đái mà đái không được bệnh thường đến đột ngột (bế). Đây là bệnh ở bàng quang do khi hóa ở bàng quang không lợi gây nên.

Lung bế và lâm chứng có điểm giống nhau là đi đái khó, song lung bế chỉ nói đến đi đái khó, nước tiểu ra khó hoặc không ra được, còn lâm chứng là nói đến khi đái nước tiểu ra ít són ra và đau. Trong y học hiện đại chứng này thường do các bệnh gây tích nước tiểu hoặc vô niệu gây nên.

Về nguyên nhân: Bí đái do thận và bàng quang bị nhiệt gây nên (Nam dược thần hiệu-bí tiểu tiện). Trương cảnh Nhạc cho là: hoặc tinh bại, hoặc tích huyết làm tắc đường nước nên đái không thông (hoặc dĩ tinh bại, hoặc dĩ tích huyết, tắc trở thủy đạo, nhi bất thông dã). Nay thường cho là đó thấp nhiệt úng trệ ở bàng quang hoặc nhiệt ở thận xuống bàng quang kết hợp với thấp làm cho khí hóa không lợi; hoặc nhiệt úng thịnh ở phế, tân dịch không xuống thận được, hoặc nhiệt ở phế đi xuống bàng quang làm cho khi cơ không điều hòa, sự vận chuyển và khí hóa của thủy dịch ở tam tiêu thất thường gây nên, hoặc ở bàng quang có huyết ứ ngưng tụ, sỏi làm tắc đường nước, hoặc thận dương hư làm khí hóa của bàng quang không lợi, không có nước tiểu. Về điều trị Tuệ Tĩnh cho rằng: “nên xét tận gốc” để chữa, không nên chỉ dùng một phương để chữa nó.

Bí đái do thấp nhiệt úng trệ.

Triệu chứng: thường có đái không thông lợi hoặc đái không được, miệng nhạt lợm giọng buồn nôn, không khát, rêu vàng cáu, mạch phù hoạt.

Phép điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – bí tiểu tiện)

Vỏ bí đao (đông qua bì) sắc đặc cho uống.

Phương thuốc: Tỳ giải chi tử thang (Thuốc nam châm cứu – bí đái)

Tỳ giải 16 Rễ cỏ tranh 12g
Chi tử 12g Thổ phục linh 16g
Hoa lá mã đề 12g Quế chi 4g

Ý nghĩa: vỏ bí đao, Chi tử, Tỳ giải, Thổ phục linh để thanh hóa thấp nhiệt lợi tiểu. Quế để trợ khí hóa của bàng quang, Mã đề để lợi tiểu.

Vị thuốc Tỳ giải
Vị thuốc Tỳ giải

Phương thuốc: Tư thận thông quan hoàn (Lam thất bí tàng) hợp Bát chính tán (Cục phương)

Tri mẫu 12g Hoàng bá 12g
Nhục quế 4g Xa tiền tử 12g
Cù mạch 12g Biển súc 12g
Hoạt thạch 12g Chi tử 12g
Cam thảo 8g Mộc thông 8g
Đại hoàng 8g Đăng tâm thảo 12g

Ý nghĩa: Tri mẫu, Hoàng bá, Sơn chi, Hoạt thạch, Mộc thông, Cù mạch, Biển súc để thanh nhiệt lợi thấp thông lâm Đại hoàng để tiết nhiệt. Đăng tâm thảo để dẫn nhiệt đi xuống. Cam thảo để hoãn cấp. Quế để trợ khí hóa của bàng quang.

Phương thuốc: Lục nhất tán (Thương hàn trực cách)

Hoạt thạch 6 lạng  Cam thảo 1 lạng

Tán mịn, 3 đồng cân một lần, ngày uống 2-3 lần Ý nghĩa: Hoạt thạch để thanh nhiệt, lợi tiểu, Cam thảo để thanh nhiệt hòa trung.

Nhiệt kết ở hạ tiêu.

Triệu chứng: Đái khó, bụng dưới đau trướng, không khát, nước tiểu nắng hoặc không đái được, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt thông tiểu tiện.

Phương thuốc: Núc nác chi tử thang (Thuốc nam châm cứu — bí đái)

Vỏ núc nác                  16g             Thạch hộc                12g

Chi tử                          12g             Rau má tươi             20g

Nhục quế                      4g

Phương thuốc: Tư thận hoàn (Lý Đông Viên)

Hoàng bá                 21ạng             Tri mẫu                21ạng

Nhục quế         2 đồng cân

Tán mịn, hoàn hồ mỗi lần dùng 3 đồng cân Ý nghĩa: Núc nác, Hoàng bá, Chi tử, Rau má, Tri mẫu, Thạch hộc để thanh nhiệt, tư âm. Quế để trợ khí hóa của bàng quang.

Thuốc dùng ngoài (Nam dược thần hiệu – bí tiểu thiện) Dành dành 14 quả, tỏi 1 củ to, ít tép, muối một ít Giã nát mịn rịt vào rôh và bìu đái, sau một lúc sẽ đái.

Bí đái do nhiệt úng thịnh ở phế

Triệu chứng: Đái nhỏ giọt, không thông hoặc không thông thoát, họng khô, phiền khát muốn uống, thỏ gấp nhanh, rêu vàng mỏng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh phế, lợi niệu.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – bí tiểu tiện)

Mã đề vò lấy 1 bát nước cốt, nước bí đao hoặc nước bí đao, nước cốt lá dâu uống với 1 muỗng mật.

Phương thuốc: Tang bì mã đề thang (Thuốc nam châm cứu — bí đái)

Chi tử                          12g           Mạch môn                12g

Tang bạch bì                12g           Mã đề (hoa lá)          80g

Mộc thông                 10g.

Ý nghĩa: Lá dâu, Bí đao, Tang bạch bì để thanh phế nhiệt. Mạch môn để tư âm thanh nhiệt, Chi tử để thanh thấp nhiệt ở tam tiêu, Mộc thông Bí đao, Mã để để thanh nhiệt thông lâm.

Phương thuốc: Hoàng cầm thanh phế thang (Chính trị chuẩn thằng)

Hoàng cầm       1 đồng cân           Chi tử 3 quả sao      cháy

Uống nóng cho thổ ra.

Phương thuốc: Thanh phế ẩm (Chính trị hội bổ)

Phục linh 12g Hoàng cầm 12g
Tang bạch bì 12g Mạch đông 12g
Xa tiền tử 12g Chi tử 12g
Mộc thông 8g

Ý nghĩa: Hoàng cầm, Tang bạch bì, Mạch môn để tư âm thanh phế; Xa tiền, Mộc thông, Phục linh, Chi tử để thanh nhiệt thông lâm.

Bí đái do thấp nhiệt không hóa được vỏ vị.

Triệu chứng: Khát, không đái hoặc đái không thông thoát

Phương pháp điều trị: Thảm thấp lợi thủy.

Phương thuốc: Tứ linh tán (ôn dịch luận).

Trạch tả                      3 đồng cân  Trư linh                   3 đồng cân

Phục linh                    3 đồng cân  Bạch truật               3 đồng cân

Tán mịn mỗi lần uống 3 đồng cân

Bí đái do khí hư thương thấp ở tỳ.

Triệu chứng chính: Khát, đái không lợi.

Phép điều trị: Phân lợi thủy thấp.

Phương thuốc: Xuân trạch thang (Chính trị chuẩn thằng) tức là Ngũ linh tán thêm Nhân sâm.

Ý nghĩa: Trạch tả để lợi thủy thảm thấp. Phục linh để lợi thủy hóa ẩm, Bạch truật để kiện tỳ. Quế để tăng khí hóa của bàng quang. Trư linh để lợi thủy hóa ẩm, Nhân sâm để bổ khí.

Bí đái do khí cơ uất trệ.

Triệu chứng: u uất, dễ cáu gắt, dễ bị kích thích, đái không thông, hoặc đái không thông thoát, sườn bụng căng đầy, rêu vàng mỏng hoặc vàng, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Phép điều trị: Điều khí cơ, thông lợi tiểu tiện.

Phương thuốc: Trầm hương tán (Kim quĩ dực, Loại chứng trị tài)

Trầm hương 5 đồng cân Thạch vi 3 đồng cân
Hoạt thạch 5 đồng cân Đương quy 5 đồng cân
Trần bì 5 đồng cân Bạch thược 7,5 đồng cân
Đông quỳ tử 7,5 đồng cân Cam thảo 2,5 đồng cân
Vương bất lưu hành 5 đồng cân

Tán mịn, mỗi lần uống 2 đồng cân

Ý nghĩa: Trầm hương, Trần bì để sơ đạt can khí, hợp với Đương quy, Bạch thược Vương bất lưu hành để hành khí huyết ở hạ tiêu. Thạch vi, Quỳ tử, Hoạt thạch để thông lợi thủy đạo. Cam thảo để kiện tỳ, thêm Hương phụ, Uất kim, Ô dược để tăng thêm hành khí. Nếu uất hỏa thêm Đan bì, Chi tử để tả hỏa.

Bí đái do niệu đạo bị tắc

Triệu chứng: Đái són hoặc dòng nước tiểu xé nhỏ, hoặc không đái được, bụng dưới căng đầy đau âm ỉ, lưỡi tím, mạch sác hoặc tế sác.

Phép điều trị: Hành ứ tán kết, thanh lợi thủy đạo.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – bí đái)

Mã đề 16g Râu mèo 20g
Tô mộc 12g Rễ cỏ tranh • 12g
Rễ cỏ xước 16g Mộc thông 12g

Ý nghĩa: Rễ cỏ xước để hành ứ tán kết. Rễ cỏ tranh, Râu mèo, Mộc thông để thanh lợi thủy đạo.

– Thuốc dùng ngoài (Nam dược thần hiệu – bí tiểu tiện)

Ốc bươu 1con      Muối  2g

Cùng giã nát, rịt vào rốn cao 1 tấc 3 phân để giúp đi đái.

Đại để đương hoàn (Chính trị chuẩn thằng)

Đại hoàng 4 lạng Quy vĩ 1 lạng
Xuyên sơn giáp 1 lạng Sinh địa 1 lạng
Mang tiêu 1 lạng Nhục quế 3 đồng cân
Đào nhân 60 hạt

Ý nghĩa: Quy vĩ, Xuyên sơn giáp, Đào nhân, Đại hoàng, Mang tiêu để thông ứ hóa kết. Sinh địa để thông huyết tư âm. Nhục quế để trợ khí hóa của bàng quang.

Có thể thêm Kim tiền thảo. Hải kim sa, Đông quỳ tử, Cù mạch, Biển súc để tán kết, thông niệu đạo.

Bí đái do thận dương suy tổn.

Triệu chứng: Đái không thông được vọt ra-yếu không thông thoát, sức tống nước tiểu ra yếu, mặt bệch, thần khí yếu, lưng mỏi, gối yếu, lưỡi nhạt, mạch trầm tế trì.

Phép điều trị: Ôn dương ích khí, bổ thận thông khiếu. Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – Bí đái)

Cao ban long        20g            Nhục quế                   4g

Mã đề            12g            Rễ cỏ xước              12g

Ý nghĩa: Cao ban long, Rễ cỏ xước, Nhục quế để ôn thận ích khí. Mã đề để thông tiểu tiện.

Phương thuốc: Tế sinh thận khí hoàn (Tế sinh phương)

Sơn thù 1 lạng Đan bì 1 lạng
Phục linh 1 lạng Trạch tả 1 lạng
Phu tử 2 củ Nhục quế 0,5 lạng
Ngưu tất 0,5 lạng Xa tiền tử 1 lạng
Thục địa 2 lạng Sơn dược 1 lạng

Ý nghĩa: Thục để bổ thận âm, Thù, Hoài bổ can tỳ, Quế, Phụ để ôn bổ thận dương, Xa tiền Ngưu tất để lợi thủy, ở người già thêm Nhân sâm, Nhung phiến. Dâm dương hoắc để ôn bổ hạ nguyên.

Các phương thuốc dùng ngoài (Thuốc nam châm cứu)

  • Ốc ao (nhồi, vạn) 5-6 con. Hành tăm (củ) 20g

Thịt ốc giã lẫn với hành thật mịn, nặn thành hình tròn (có vài nhân băng phiến càng tốt) đắp lên rốn băng lại. Đái được thì bỏ ra.

  • Tỏi lớn 1 củ, Dành dành 7 quả, Muối 5g

Giã nhuyễn, phết lên miếng giấy, dán vào huyệt Khí hải (lót 2 lớp giấy ở dưới), đái được thì bỏ đi.

  • Muối sao nóng gói vào khăn vải chườm vùng bàng quang.
  • Hành tươi giã với giun đất đắp huyệt Khí hải, đái được thì bỏ đi.
  • Trầu không hơ nóng đắp Khí hải.
  • Cứu huyệt Thần khuyết (rốn).

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận