Trang chủBệnh chứng Đông yĐái không tự chủ (di niệu) Đông y và pháp, phương thuốc...

Đái không tự chủ (di niệu) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đái không tự chủ là chứng tiểu tiện không tự không chế được thường biểu hiện ở đái khi ngủ (đái dầm) hoặc đái nhiều lần không cầm được.

Đái dầm thường thấy ở trẻ em, đái không cầm được thường thấy ở người già. Nguyên nhân có nhiệt, có hàn, song hàn nhiều hơn nhiệt. Chúng có quan hệ trực tiếp với thận và bàng quang. Thận chủ nhị tiện, bàng quang chủ việc chế ước. Nếu thận khí hư hoặc bàng quang không chế ước được thì sẽ gây nên bệnh. “Bàng quang bất ước là di niệu”. Tố vấn tuyên minh ngũ khí viết: “Hạ tiêu kiệt, tức di niệu thất tiện” “Hư thì di niệu”. Trong điều trị cần bổ thận, củng cố bàng quang.

A. Trẻ em đái dầm:

Từ 3, 4 tuổi trở đi mà còn đái dầm là bệnh lý; cần phải chữa.

Đái dầm do nhiệt

Triệu chứng: nằm mơ thấy đi đái và đái dầm.

Phép điều trị: Thanh nhiệt, cố bàng quang.

Phương thuốc: Thẩm thị muộn tuyền hoàn (Thẩm thị tuân sinh thư tháp).

ích trí nhân                    Phục linh

Bạch truật                      Hắc chi tử

Bạch thược                    Bạch liễm Lượng bằng nhau

Tán mịn làm hoàn mật.

Ích trí nhân (Ích Chí Tử)
Ích trí nhân (Ích Chí Tử)

Đái dầm do hàn.

Triệu chứng: Đêm nằm lạnh, chơi mệt, đái dầm mà không biết.

Phép điều tri: Ôn thận, cố bàng quang.

Phương thuốc: Bài trên bỏ Chi tử, thêm Sơn thù, Phá cố chỉ.

Ý nghĩa: ích trí nhân để ôn thận nạp khí, Bạch truật, Bạch linh để kiện tỳ thảm thấp, Bạch thược để liễm âm, ích huyết liễm can, Chi tử để thanh nhiệt, Sơn thù, Phá cố chỉ để ôn bổ can thận.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – Đái dầm)

Nhục quế tán nhỏ, gan gà trống lượng bằng nhau.

Giã nát làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng 10- 15 viên (tùy trẻ) ngày uống 3 lần.

Ý nghĩa: Quế để ôn thận, phấn chấn bàng quang, gan gà để kích huyết liêm can.

B. Người lớn đái không tự chủ (di niệu).

Hạ nguyên hư hàn.

Triệu chứng: ngủ đái dầm không biết.

Phép điểu tri: Ông nhiếp hạ nguyên.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – đái dầm)

Tang phiêu tiêu 40g                        ích trí nhân 20g

Phương thuốc: Phiêu tiêu hoàn (Loại chứng trị tài)

Tang phiêu tiêu 30 tổ Lộc nhung 3 lạng
Hoàng kỳ 3 lạng Mẫu lệ đoạn 2 lạng
Xích thạch chi 2 lạng Nhân sâm 2 lạng

Tán mịn, Hoài sơn làm hoàn uống với nước muối nhạt.

Ý nghĩa: Phiêu tiêu, Lộc nhưng để ôn thận ích tinh, cố bàng quang để hết đái dầm. Sâm Kỳ để bổ nguyên khí. Sơn dược để kiện tỳ. Mẫu lệ, Xích thạch chi để làm hết đái dầm.

Tỳ thận hư tổn.

Triệu chứng: Ngủ đái không biết, mệt mỏi, bải hoải, ăn kém, phân lỏng lưỡi nhợt, mạch hoàn.

Phép điều trị: Bổ khí, có bàng quang.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – đái dầm)

Hoài sơn                    40g               Ô dược                    30g

ích trí nhân                30g

Ý nghĩa: ích trí nhân để ôn thận, ích tinh cố bàng quang, Hoài sơn để bổ tỳ, Ô dược để hành khí tán hàn.

Tâm khí bất túc ảnh hưởng đến can thận

Triệu chứng: lo lắng quá, đêm ngủ đái dầm.

Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ

Phương thuốc: Quy tỳ hoàn (Tế sinh phương)

Bạch truật llạng Phục thần llạng
Hoàng kỳ llạng Long nhãn llạng
Toan táo nhân llạng Nhân sâm 0,5 lạng
Cam thảo 2,5 đồng cân Đương quy 1 đồng cân
Viễn chí 1 đồng cân Mộc hương 0,5 lạng

Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để bổ tỳ, ích khí. Quy để dưỡng can sinh tâm huyết. Thần, Nhãn. Táo nhân để dưỡng tâm, an thần. Viễn chí để giao tâm thận. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.

Người già đái dầm, đái không cầm được.

Bàng quang huyết thiểu âm hư hỏa vượng.

Triệu chứng: Đái dầm, ngũ tâm phiền nhiệt, mạch tế sác.

Phép điều trị: Bổ chân âm của thận, bổ tân dịch của bàng quang.

Phương thuốc: Lục vị hoàn gia Mạch môn, Ngũ vị.

Chân dương bất cố

Triệu chứng: Đái són, không cầm được vì hạ nguyên hư hàn, không nhiếp được thủy.

Phép điều trị: Ôn dương cố bàng quang.

Phương thuốc: Cố phù thang (Thẩm thị tuân sinh thư phương)

Tang phiêu tiêu 2 đồng cân Hoàng kỳ 5 đồng cân
Sa uyển tử 2 đồng cân Sơn thù 3 đồng cân
Đương quy 2 đồng cân Phục thần 2 đồng cân
ích mẫu 2 đồng cân Sinh thược 1,5 đồng cân
Thăng ma 0,5 đồng cân Bong bóng dê  1cái.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – đái dầm)

Bong bóng lợn một cái, Mâu lệ 40g.

Bột mẫu lệ (nung rồi) nhồi vào bong bóng lợn, khâu lại cho vào nồi nước, nấu chín, bỏ Mâu lệ rửa sạch bong bóng, thái nhỏ cho bệnh nhân ăn.

Ý nghĩa: Tang phiêu tiêu, Sa uyển tử, bong bóng lợn, dê để ôn thận, dưỡng tinh cố bàng quang. Sơn thù, Đương quy, Sinh thược để bổ can thận dưỡng huyết liễm âm. Hoàng kỳ để bổ khí, Thăng ma để thăng đề làm cho không đái són nữa.

Khí của bàng quang bất túc:

  • Đêm đái nhiều lần:

Phép điều trị: Ôn thận

Phương thuốc: Bát vị hoàn gia, Ngũ vị ử.

  • Ngày đái nhiều lần:

Phép điều trị: Ôn cố bàng quang.

Phương thuốc: Súc tuyền hoàn, (Bổ di phương; Nam dược thần hiệu- đái dầm)

Ô dược, ích trí nhân

Lượng bằng nhau tán mịn, dùng Hoài sơn nấu với rượu làm hoàn hồ. Uống với nước muối nhạt.

  • Ngày đêm đái nhiều lần.

Phương thuốc: (Nam dược thần liệu – đái dầm)

  • ích trí nhân 40 hạt nghiền nhỏ, bỏ vào tý muối sắc uống.
  • ích trí nhân, Chỉ xác, sắc, gạn lấy nước thuốc hòa với 1 chén rượu uống nóng lúc đang đói.
  • Vãi dái không cầm được.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – đái dầm)

Bong bóng lợn rửa sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, cho vào chút hạt tiêu. Nấu xong bỏ gạo, thái bong bóng ăn.

  • Bong bóng dê 1 cái, đổ nước vào cho đầy, buộc chặt cuông lại, nướng trên lửa than cho vàng và ăn bong bóng uống nước trong bong bóng. Mỗi sáng 1 cái, ăn 3 cái.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây