Chứng quyết Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Chứng quyết là chứng đột nhiên bất tỉnh, chân tay lạnh toát, cũng là chứng khí thượng nghịch làm cho âm dương mất điều hòa không tương thuận. “Quyết giả tận dã” ý nói đây là một chứng nặng.

Tuệ Tĩnh ghi: “Quyết chứng là chân tay giá lạnh. Khí thuộc dương, dương hư ở dưới thì âm lấn vào sinh giá lạnh, (hàn quyết) huyết thuộc âm, âm huyết hư ở dưới thì dương phát vào nên phát nóng (nhiệt quyết), đó là 2 chứng trạng âm dương đối lập nhau. Quyết chứng phát ra tương tự như trúng phong, nhưng trúng phong thì người còn ấm, mà chứng quyết thì người lạnh. Trúng phong thường có bán thân bất toại, còn chứng quyết thường thời gian bất tỉnh ngắn (cũng có lúc không tỉnh lại vì quá nặng) và thường không có bán thân bất toại. Chứng quyết cũng không có biểu hiện cân cơ máy giật như chứng Kính. (Nam dược thần hiệu, chứng quyết).

– Cũng cần chú ý chứng quyết có chân tay quyết lạnh, song có chân tay quyết lạnh chưa hẳn đã có chứng quyết.

Các chứng trong y học hiện đại như choáng do mất máu, choáng hôn mê, trúng nắng, đường huyết thấp, cơn cao huyết áp nặng, it-tê-ri… thuộc phạm vi chứng quyết của y học cổ truyền.

Nguyên nhân của chứng quyết có nhiều, ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, đờm, thức ăn, giun v.v…

Trên lâm sàng thường nói đến hàn quyết, nhiệt quyết, thử quyết, khí quyết, huyết quyết, đờm quyết, hồi quyết.

Hàn quyết do nội tạng hư hàn, dương khí không đủ để ra ôn dưỡng tứ chi.

Nhiệt quyết thường do nội tạng ứ nhiệt đốt ở trong, dương khí uất lại ở trong không tỏa ra tứ chi.

Thử quyết thường do đi lâu làm nặng dưới ánh nắng gắt của mùa hạ, đột nhiên bị trúng thử tà làm khí cơ mất thăng bằng gây trở tắc cả trên và dưới.

Khí quyết do 2 nguyên nhân, một là giận dữ hoặc khiếp sợ làm khí cơ nghịch loạn, che lấp mất tâm khiếu, hai là nguyên khí suy yếu làm việc mệt hoặc khiếp sợ làm khí hạ, thanh dương không thăng được.

Huyết quyết do 2 nguyên nhân một là can dương nguyên đã vượng nay lại lên cơn thịnh nộ làm huyết theo khí nghịch lên, khí huyết cùng nghịch che lấp thanh khiếu, hai là sau khi đẻ mất máu, bị mất nhiều máu do nguyên nhân khác, lúc đó huyết thoát kéo theo khí thoát gây nên.

Đờm quyết thường thấy ở người to béo mà khí hư, thích ăn chất béo ngọt uống rượu, tỳ vị bị tổn thương làm thấp bị tụ lại mà sinh đờm, đờm ứ lại ở trung tiêu làm trở ngại khí cơ (thăng giáng mất điều hòa), mỗi ngày mỗi tí dẫn đến đờm làm tắc khí đạo, thanh dương không lên trên được.

Thực quyết: thức ăn tích lại đình ở trong làm bế tắc cả trên và dưới cơ hoành, khí cơ bị trở ngại nghẽn tắc lại gây quyết.

Hồi quyết do bị hàn lại bị giun đũa công kích gây nên.

Trước tiên phải làm cho tỉnh lại – cấp cứu.

Cấp cứu:

Chia làm hai loại: cấp cứu chứng thực và cấp cứu chứng hư.

Cấp cứu chứng thực:

Triệu chứng: thở thô chân tay cứng, răng cắn chặt, mạch thực.

Phép điều trị: Khai thiếu tỉnh thần – Giật tóc mai; châm:: Nhân trung, Thập tuyên chích nặn máu.

Phương thuốc:

  • Bồ kết bỏ hột nướng vàng 12g, Bán hạ sống 10 g tán mịn, dùng lượng bằng hạt đậu xanh thổi vào mũi để thông quan khai khiếu. Bệnh nhân hắt hơi được là tốt.
  • Lố ngải giã nhỏ cho thêm nước tiểu trẻ em, vắt bỏ bã lấy nước cốt, mỗi lần uống 2 thìa canh, uống thêm nhiều lần trong ngày.
  • Nước tiểu trẻ em 30 ml cho .uống (trúng thử bất tỉnh)
  • Gừng tươi 20g rượu trắng 30 ml

Gừng giã nhỏ vắt lấy nước cốt lọc bỏ bã, hòa với rượu, hâm lên uống mỗi lần 10 ml lúc ấm đến khi tỉnh. (Trúng hàn bất tỉnh)

(Các phương thuốc trên đều trích từ Thuốc nam châm cứu)

Cấp cứu chứng hư.

Thở yếu, mồm há, chân tay lạnh, mạch vi tế.

Phép điều trị: Hồi dương cố thoát.

Nhân sâm 10g (tẩm gừng) Phụ tử 6-8g sắc lấy 100 ml uống làm hai lần – nếu bệnh nhân không tự uống được phải cậy răng để đổ thuốc và để nghiêng đầu. Nếu không nuốt được phải cho qua ông xông.

Hoặc Gừng tươi 20g nước tiểu trẻ em 1 bát, gừng tươi giã nhỏ cho nước tiểu vào, vắt lấy nước lọc đi cho uống 1-2 thìa canh còn thừa tẩm bông hoặc khăn bông xoa khắp người.

Hoặc củ hành 50g cám gạo 60g muối 30g. Hành thái nhỏ cùng muối cám trộn đều sào nóng, gói vào vải, chựờm rốn. Làm 2 túi để lần lượt chườm. Khi nguội thì sao lại đến khi hành nát hết thì bỏ đi.

Hoặc Ngải cứu thần khuyết (rôn) đến khi ấm chân tay.Nhân sâm

Sau khi đã cấp cứu, điều trị tiếp.

Hàn quyết

Triệu chứng:

Chân tay quyết lạnh, nằm co không khát, mặt bệch, nước đái trong, mạch trầm tế trì.

Phép điều trị: Ôn kinh tán hàn.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)

Nhân sâm       3 đồng cân       Can khương    3 đồng cân

Cam thảo chích 3 đồng cân   Bạch truật   3 đồng cân.

Phựơng thuốc: Tứ nghịch thang (Thương hàn luận)

Cam thảo chích       2 đồng cân       Can khương 1.5 đồng cân

Phụ tử                        2 đồng cân

Sắc uống.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu).

Can khương                 12g            Sinh khương              8g

Nhục quế                        4g            Đại hồi                       4g

Sắc, khi uống hòa thêm một tý đường.

Phương thuốc: (trích từ Nam dược thần hiệu).

Lưu hoàng 3  đồng cân tán nhỏ, sắc nước lá ngải cứu hòa vào mà ưông, nằm ngủ ra mồ hôi là khỏi.

Ý nghĩa: Sâm để bổ nguyên khí, Phụ tử Can Khương để ôn dương khu hàn, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, Cam thảo để ích khí hòa trúng. Lưu hoàng để tráng dương.

Hải Thượng Lãn Ông cho là nhẹ thì dùng Phụ tử lý trung thang, nặng thì dùng Sâm Phụ để hồi dương.

Nhiệt quyết

Triệu chứng:

Khi mới bị bệnh thì người nóng, đầu đau sau đó sốt cao, khát nước, bồn chồn, phân kết ỉa khó, tiểu tiện ít, mạch hoạt sác, nặng thì tay chân quyết lạnh.

Thường là nhiệt nhẹ thì quyết nhẹ, nhiệt nặng thì quyết nặng.

  • Quyết nhẹ

Phép điều trị: Tuyên thông dương khí bị uất lại.

Phương thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận)

Sài hồ               2 đồng cân            Thược dược       3 đồng cân

Cam thảo         2 đồng cân            Chỉ thực             2 đồng cân

Sắc uống.

Ý nghĩa: Cam thảo để ích khí kiện vị, Sài hồ để sơ tà thăng dương tán uất, Chỉ thực để hạ khí phá kết, Thược dược để ích âm dưỡng huyết.

  • Quyết nặng có tà vào dương minh và vào phủ. Phép điều trị: cấp hạ để cứu âm, nếu tà đã vào phủ có táo kết thì dùng.

Phương thuốc: Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận)

Đại hoàng           12g      Hậu phác         6g

Chỉ thực             9g

Sắc uống lúc thuốc còn ấm.

Ý nghĩa: Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện làm sạch trường vị. Hậu phác Chỉ thực để hành khí tán kết trừ mãn, tiêu bĩ.

Nếu tà mới vào dương minh kinh, (chưa có táo kết) Phép điều trị: thanh nhiệt sinh tân.

Phương thuốc: Bạch hổ thang (Thương hàn luận).

Thạch cao      30g      Tri mẫu            9g

Cam thảo     3g          Ngạnh mễ        9g

Sắc uống lúc còn ấm.

Ý nghĩa: Thạch cao thanh nhiệt ở dương minh, Tri .mẫu giúp thạch cao thanh nhiệt ở phế vị, tư âm nhuận táo, Cam thảo Ngạnh mễ để ích vị bảo vệ âm.

Thử quyết:

Triệu chứng

  • Bị trúng thử (say nắng) ngã bất tỉnh, mồ hôi vã ra, thở dốc mặt bệch, da lạnh, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Cấp cứu như trên, nếu khí thoát, dương khí mất, chỉ nên dùng Sâm phụ, gia Mạch môn, Ngũ vị (Lãn Ông). Tỉnh rồi thì dùng:

Phép điều trị: Giải thử ích khí.

Phương thuốc: Nhân sâm bạch hổ thang (Thương hàn luận)

Thạch cao                    30g            Tri mẫu                       9g

Cam thảo                       3g            Ngạnh mễ                  9g

Nhân sâm                      9g

Có thể thêm Thạch hộc, Ngọc trúc để bù tân dịch đã mất.

Phương thuốc: Trúc diệp thạch cao thang (Thương hàn luận)

Trúc diệp 15g Thạch cao 30g
Bán hạ 9g Mạch môn 15g
Nhân sâm 5g Cam thảo 3g
Ngạnh mễ 15g

Sắc đến khi gạo chín là được.

Ý nghĩa: Trúc diệp Thạch cao để thanh nhiệt trừ phiền, Nhân sâm Mạch môn để dưủng âm sinh tân, Bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn, Cam thảo, Ngạnh mễ để hòa trung dưỡng vị.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu)

Hương nhu 20g Biển đậu 20g
Chi tử 12g Hậu phác 20g
Rau má 20g Bố chính sâm 6g
Mạch môn 10g Ngũ vị tử 6g

Rễ đinh lăng nhỏ lá sao vàng 6g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Hương nhu, Chi tử, Rau má để thanh nhiệt thanh thử, Hậu phác để hành khí, Biển đậu, Bổ” chính sâm, Rễ đinh lăng, Mạch môn, Ngũ vị tử để kiện tỳ ích khí sinh tân liêm hãn.

Phương thuốc: chữa trúng thử bất tỉnh (Nam dược thần hiệu)

  • Lá bạc hà tươi giã nát vắt lấy nước cốt uống 1 bát. Khi đi nắng ngậm một ít bạc hà thì đề phòng được say nắng.
  • Nước dừa uống sẽ tỉnh ngay.
  • Nếu sốt, phiền khát, tiểu tiện không thông;

Bông má đề, Mạch môn, Lá tre, Đăng tâm thảo, lượng đều nhau sắc uống.

Triệu chứng:

  • Nếu trúng thử có da nóng, mặt đỏ, mạch hư huyền sác

Phép điều trị: Trừ thử lợi thấp

Phương thuốc: Lục nhất tán (Thương hàn).

Hoạt thạch 180g

Cam thảo sống 30g (tỷ lệ 6/1)

Tán mịn mỗi lần uống 3 đồng cân.

Ý nghĩa: Hoạt thạch để thanh nhiệt lợi tiểu trừ phiền, Cam thảo để thanh nhiệt hòa trung, hợp với hoạt thạch để sinh tân.

Phương thuốc: Lục nhất tán gia vị

Hoạt thạch 24g Cam thảo 4g
Liên kiều 12g Hà diệp 12g
Thông thảo 4g Phục linh 12g
Vỏ dưa hấu 12g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Lục nhất để trừ thử lợi thấp, Hà diệp để thanh thử, Vỏ dưa hấu để dưỡng âm sinh tân, Phục linh, Thông thảo để thảm thấp lợi tiểu.

Phương thuốc: Sinh mạch tán gia yị

Nhân sâm Mạch môn, Ngũ vị tử, Hoa biển đậu, Hà diệp (lá sen)

Ý nghĩa: Sâm để bổ nguyên khí, phế khí,Mạch môn để dưỡng âm sinh tân, thanh hư phiền, Ngũ vị tử để liễm phế chỉ hãn, Hoa biển đậu, Hà diệp để thanh thử giải tâm phiền.

Khí quyết

Chứng thực

Triệu chứng:

Bị kích động và bất tỉnh nhân sự, chân tay quyết lạnh, ngực đầy khó thở, tay nắm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền hoặc phục.

Phép điều trị: Thuận khí điều can (thuận khí khai uất)

Phương thuốc: Ngũ ma ẩm tử (Y tiện)

Trầm hương                   6g             Ô dược                      9g

Mộc hương                    6g             Chỉ thực                    9g

Tân lang                         9g

Ý nghĩa: Trầm hương, Ô dược để thuận khí khai uẩt (sơ can), Mộc hương Chỉ thực Tân lang để hành khí hóa trệ giáng nghịch.

Nếu ngực đầy tức thêm Đậu khấu, Hoắc hương để khoan hung. Nếu đầu váng, đau, bốc hỏa thêm Câu đằng, Thạch quyết minh để bình can tiềm dương. Nếu cười nói thất thường thêm Viễn chí, Phục thần, Toan táo nhân để an thần định chí.

Phương thuốc: Bán hạ.hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược).

Bán hạ 12g Hậu phác 7g
Phục linh 12g Tô diệp 6g
Sinh khương 9g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn hòa vị, Hậu phác để hạ khí trừ đầy, Phục linh để thảm thấp, Tô diệp để hành khí lý phế sơ can, Sinh khương để tán kết, hòa vị chỉ nôn.

Chứng hư

Triệu chứng:

Nếu khí thoát, bất tỉnh, thở yếu vã mồ hôi, thân thể lạnh, mạch vi nhược.

Phép điều trị: Bổ khí hồi dương.

Phương thuốc: Tứ vị hồi dương ẩm (Cảnh Nhạc toàn thư)

Nhân sâm                    5g               Phụ tử                       5g

Can khương                5g               Cam thảo                   5g

Ý nghĩa: Sâm để bổ khí, Phụ tử, Can khương để hồi dương, Cam thảo để hòa trung. Nếu nhẹ hơn chỉ dùng: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Địa hoàng, Câu kỷ tử.

Huyết quyết:

Chứng hư:

Triệu chứng:

Mất máu cấp, đột nhiên bất tỉnh, mặt tái bệch, môi bệch, chân tay máy động, tự hãn, chân tay lạnh, thở yếu, mạch vi tế.

Phép điều trị: Bổ dưỡng khí huyết.

Phương thuốc: Độc sâm thang uống ngay để đại bổ nguyên khí sau đó Nhân sâm dưỡng vinh thang (Cảnh nhạc toàn thư)

Nhân sâm 3-5g Hoàng kỳ 15g
Đương quy 8g Tục đoạn 5g
Hoàng cầm 5g Bạch truật 10g
Xuyên khung 4g Bạch thược 6g
Thục địa 10g Sa nhân 4g
Cam thảo 4g Gạo nếp 5g

Ý nghĩa: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo để ích khí, kiện tỳ. Đương quy, Địa hoàng để dưỡng huyết, Bạch thược, Ngũ vị để liễm âm. Sa nhân để lý khí hòa trung Xuyên khung để điều khí ở trong huyết. Gạo nếp để dưỡng vị. Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Bố chính sâm 20g Bạch truật 20g
Củ mài 40g Cam thảo 10g
Hạt sen có tim 40g Long nhãn 20g
Bá tử nhân 20g Toan táo nhân 20g
Lá vông 20g

Để kiện tỳ dưỡng huyết an thần. Hoặc Quy tì thang:

Bạch truật 12g Bạch linh 12g
Hoàng kỳ 12g Long nhãn 6g
Táo nhân 12g Sâm 4g
Mộc hương 2g Chích thảo 6g
Đương quy 4g Viễn chí 4g
Sinh khương Đại táo 3 quả.

Chứng thực:

Triệu chứng: Đột nhiên bất tỉnh, răng cắn chặt, tai nóng, mặt đỏ, mạch thường huyền, chân tay quyết lạnh.

Phép điều trị: Hoạt huyết thuận khí.

Phương thuốc: Thông ứ tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư).

Quy vĩ 12g Sơn tra 12g
Hương phụ 12g Hồng hoa 8g
Ô dược 12g Thanh bì 12g
Mộc hương 6g Trạch tả 12g
Hoặc:
Đương quy 12g Xuyên khung 8g
Hồng hoa 8g Hương phụ 12g
Ô dược 12g Trầm hương 12g
Mộc hương 6g

Ý nghĩa: Quy vĩ, Hồng hoa, Sơn tra để hoạt huyết tán ứ, Ô dược, Thanh bì. Mộc hương, Hương phụ để thuận khí khai uất, Trạch tả để thông lợi tiết nhiệt.

Phương thuốc: Hóa can tiễn (Trích từ Loại chứng trị tài)

Thanh bì 2đc Trần bì 2đc
Bối mẫu 2đc Thược dược 2đc
Đơn bì 1.5đc Chi tử 1.5đc
Trạch tả 1.5đc

Ý nghĩa: Thanh bì Trần bì để phá khí lý khí, Bối mẫu để khai uất tán khí, Thược dược để liễm âm, Đơn bì Chi tử để thanh can, Trạch tả để thông lợi, tiết nhiệt.

Phương này lấy điềụ khí thanh can để huyết tự hành.

Thực quyết:

Triệu chứng:

No say rồi bị cảm phong hàn, hoặc tức giận làm thức ăn ứ lại, tỳ dương không vận hành được, chân tay quyết lạnh, bất tỉnh, bụng ngực đầy trướng, rêu lưỡi dầy bẩn, mạch hoạt thực.

Phép điều trị: Hòa trung tiêu đạo.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Củ gấu sao 20g

Vỏ quýt sao vàng 12g

Vỏ với sao vàng 12g

Vỏ rụt sao vàng 16g

Chỉ xác sao vàng 12g

Nếu có mửa, đi ỉa bỏ Chỉ xác thêm Hoắc hương 16g.

Nếu có ỉa lỏng, phân trắng bỏ Chỉ xác thêm Sa nhân 12g Can khương 9g.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Củ sả                    12g

Vỏ quýt                16g

Sơn tra sao cháy 12g.

Phương thuốc: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp)

Sơn tra 6 lạng Thần khúc 2 lạng
Bán hạ 3 lạng Phục linh 3 lạng
Trần bì 1 lạng La bặc tử 1 lạng
Liên kiều 1 lạng

Hoặc: Nhị trần gia Chỉ thực, Hậu phác, Thần khúc, Sơn tra, Mạch nha.Ý nghĩa: củ gấu, vỏ quýt, vỏ rụt để lý khí hòa vị, Bán hạ Vỏ với, La bặc tử, Chỉ xác, Thần khúc, Sơn tra, Mạch nha, Củ sả để tiêu thực đạo trệ, Liên kiều để thanh nhiệt.

  • Nếu không ỉa được, phân kết.

Phép điều trị: Thông hạ

Phương thuốc: Tiểu thừa khí thang (xem: Nhiệt quyết)

Đờm quyết

Triệu chứng:Người vốn có đờm, đột nhiên bất tỉnh, thở họng có tiếng đờm kêu lọc xọc hoặc mửa đờm rãi, chân tay quyết lạnh, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch thường trầm hoạt.

Phép điều trị: Hành khí hóa đờm.

Phương thuốc: Địch đờm thang (Tế sinh phương)

Trần bì 3 lạng Bán hạ 5 lạng
Phục linh 3 lạng Cam thảo 1.5 lạng
Nam tinh 2.5 lạng Chỉ thực 2.5 lạng
Nhân sâm 2.5 lạng Trúc nhự 1.5 lạng
Xương bồ  2.5 lạng.

Nếu đờm nhiều thêm La bặc tử Tô tử để giáng khí hóa đờm. Nếu nhiệt thịnh thêm Sơn chi Hoàng cầm để thanh nhiệt giáng hỏa.Ý nghĩa: Bán hạ Nam tinh Trần bì Chỉ thực để.hoá đờm thuận khí, Phục linh Cam thảo để kiện tỳ thảm thấp giúp hóa đờm. Xương bồ để khai khiếu tỉnh thần.

Hồi quyết.

Triệu chứng: Bụng trên đau không chịu được, có thể nôn ra giun, có thể chảy dãi. Khi thì có cơn đau, khi thì lại bình thường.

Phép chữa: Ôn vị yên hồi.

Phương thuốc: Nước vôi nhì. (Bệnh viện Đông y Vĩnh Phú)

Nước vôi nhì 500 ml uống dần, sẽ làm yên hồi. (giun đũa).

Phương thuốc: Ô mai hoàn (Thương hàn luận).

Thục tiêu  120g  Quế chi 180g

Nhân sâm  180g  Hoàng bá 180g

Làm hoàn mỗi lần uống 9g hoàn.

Ý nghĩa: Ô mai chua để yên giun, Thục tiêu Tế tân cay để làm giun quy phục, Hoàng liên Hoàng bá đắng để tẩy giun ra ngoài, Quế Can khương Phụ tử để ôn tạng khử hàn ở dưới, Sâm Đương quy để bổ khí huyết.

Phương thuốc: Lý trung thang gia Thục tiêu, Tân lang để ôn trung yên giun và tẩy giun.

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận