Xử trí Ngộ độc Phenol

Bệnh Cấp cứu

Căn nguyên

Acid phenic (chất sát khuẩn, tác nhân tổng hợp hoá chất, thuốc diệt côn trùng) có tác động ăn mòn (bào mòn, làm trợt, xem: acid mạnh) mô tế bào của cơ thể. Có nhiều dẫn xuất của phenol được sử dụng làm thuốc sát khuẩn, thuốc chống nấm, chất diệt cỏ, diệt côn trùng (trừ sâu), nhuộm mao mạch, hoặc thuốc hiện hình trong nghề ảnh, nhất là các chất dinitrocresol, dinitrophenol, hexachlorophen, hydroquinaon, menthol, pyrogaliol, resorcinol, acid tannic và thymol. Creosot là một hỗn hợp các phenol lấy được từ quá trình chưng cất gỗ hoặc than. Mức độ các phenol thấm qua da là quan trọng.

Hàm lượng phenol trong nước tiểu bình thường thấp dưới 50 mg/1 (< 530 pmol).

Đường xâm nhập: tiêu hoá, hô hấp, qua da.

Độc tính: người ta đã thấy xảy ra tử vong bắt đầu từ 2g đối với acid phenic, 5g đối với hexachlorophen, 20g đối với acid tannic, và một vài milligam đối với những dẫn xuất có nitơ.

Triệu chứng

Buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm dạ dày-ruột cấp tính, khát nước, ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, khó thở, rối loạn thần kinh (bứt rứt, mê sảng, co giật, hôn mê), nhịp thở nhanh.

Có methemoglobin trong máu và tăng thân nhiệt (tối trên 40°C) khi ngộ độc các dẫn xuất có nitơ. Tan huyết nếu ngộ độc polyphenol, suy giảm hô hấp.

Hoại tử chậm chạp và không đau ở niêm mạc và ở da.

Tiếp theo là khả năng suy gan (vàng da) hoặc suy thận (thiểu-vô niệu).

Khi một người bị ngộ độc phenol mà cho thêm vào trong nước tiểu một vài giọt chlorua sắt III thì sẽ có màu lục-tím.

Trẻ em bị ngộ độc mạn tính qua da bởi hexachlorophen sẽ bị bệnh não thoái hoá bao myelin lan toả.

Điều trị

  • Cho than hoạt rồi rửa dạ dày nếu không có tổn thương ăn mòn thực quản-dạ dày.
  • Duy trì đường hô hấp thông thoáng, và tuỳ tình hình thực hiện thông khí hỗ trợ. Trườm lạnh cơ thể trong trường hợp tăng thân nhiệt.
  • Điều chỉnh những rối loạn nưổc-điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm- toan. Diazepam tiêm tĩnh mạch trong trường hợp co giật. Xanh methylen tiêm tĩnh mạch trong trường hợp methemoglobin-huyết cao (xem: anilin).
  • Rửa da bằng nước và xà phòng trong trường hợp nhiễm độc qua da.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận