Những động vật có nọc độc và cách xử trí khi trúng độc

Bệnh Cấp cứu

NHỆN

Ở châu Âu chỉ riêng loài nhện Latrodectus tredecimguttatus , sống ở bò biển Địa Trung Hải là có nọc độc. Latrodectus mactans hoặc “bà goá màu đen”, cũng như các giống khác ở Nam Mỹ có thể cắn chết người (Latrodectuss mactans, Loxosceles rubra, V..V..). ở Provence và đảo Corse, người ta còn gặp một loài nhện nhỏ màu đen (gọi tên là “nhện bụng”) hay sống ở các hố tiêu (hốxí), có nọc độc nguy hiểm.

Triệu chứng: đau, có thể hoại tử tại chỗ bị cắn, kích động, co cứng, đau cơ có khả năng lan tới cơ hô hấp, đôi khi có cơn co giật.

Điều trị

  • Đặt một dây thắt ở chi, trên chỗ bị nhện cắn, và trườm nước đá vào vết cắn. Theo rõi nạn nhân trong 12 đến 24 giờ.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm 10 ml glucọnat calci dung dịch 10%. Cũng có thể tiêm một loại thuốc liệt cơ (thuốc giãn cơ, ví dụ dantrolen).
  • Theo ròi những chức năng sinh tồn trong vòng 12 giờ đầu tiên.

CÁC LOÀI SÂU CÁNH MÀNG (SÂU BỌ CÁNH MỀM)

Ong mật, ong vò vẽ, và ong bầu đốt đều gây ra đau buốt tại chỗ, ban đỏ và ngứa. Nếu nuốt phải côn trùng thì có nguy cơ phù thanh môn hoặc phù thanh quản. Những đối tượng mẫn cảm khi bị các loài côn trùng nói trên đốt có thể xảy ra những phản ứng dị ứng đôi khi rất nặng.

  • Mày đay toàn thân:với cảm giác khó chịu, hoảng sợ, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Mày đay với phù Quincke(xem phản ứng dị ứng này).
  • Sốc phản vệ với truy mạch,đôi khi phù thanh môn, hoặc cơn co giật, co thắt phế quản, và có thể hôn mê không hồi phục.

Mức độ nặng phụ thuộc vào vị trí bị ong đốt (đốt vào đầu và trong miệng thì  nặng hơn), vào số lượng vết đốt, và vào cơ địa dị ứng của nạn nhân. Có thể xảy ra truy mạch cấp tính đôi khi gây tử vong.

Để phát-hiện tính mẫn cảm , người ta làm các phản ứng nội bì với nọc ong mật và ong vò vẽ, và trong trường hợp nghi ngờ, thì dùng phương pháp RAST để phát hiện các IgE đặc hiệu.

Điều trị: rút ngòi ong ra. Áp nước đá vào vết ong đốt có thể làm giảm đau. Tuỳ theo mức độ nặng, sử dụng thuốc kháng histamin và/hoặc corticoid có thể theo đường tĩnh mạch. Tiêm adrenalin dưới da trong trường hợp sốc phản vệ (xem: epinephrin và sốc phản vệ). Người ta khuyên các đối tượng mẫn cảm với nọc độc của loài côn trùng cánh mềm, nếu ở xa mọi trung tâm y tế, thì nên luôn mang theo người một ống adrenalin và một ống tiêm tự động, và đề nghị bác sỹ cung cấp những thông tin về các điều kiện sử dụng. Có thể thực hiện giải mẫn cảm cho những đối tượng này.

TIC (VE CỨNG)

Tíc (hoặc ve cứng) là những vectơ truyền nhiều loại bệnh (bệnh Lyme, bệnh sốt hồi quy, bệnh sốt Q, bệnh tularemia, V..V..). Một số loài tíc ở châu Mỹ (.Dermacentor, Amblyomma) đốt có thể gây viêm đa rễ dây thần kinh, đặc hiệu bởi liệt mềm tiến dần từ thấp lên cao, gặp chủ yếu ở trẻ em và có thể phải sử dụng đến hô hấp hỗ trợ trong điều trị.

CÁ VÀ CÁC LOÀI THUỶ SẢN KHÁC

Hẩu và vẹm: trong nhũng tháng mùa hè (từ tháng năm đến tháng mười), hầu >và vẹm có thể bị nhiễm bởi những sinh vật đơn bào thuộc typ trùng tảo (dinoflagellata), có chứa một chất độc gây liệt cơ. Những triệu chứng ngộ độc là triệu chứng viêm dạ dày-ruột cấp tính, tiếp theo bởi liệt hô hấp trong những thể nặng. Điều trị chỉ là điều trị triệu chứng bao gồm: điều chỉnh rối loạn nước-điện giải, thông khí hỗ trợ, trong trường hợp liệt hô hấp. Những loài hầu và vẹm còn có thể truyền virus viêm gan.

Cá ở vùng nhiệt đới: thịt của các loài cá khác nhau ở vùng nhiệt đới có thể gây độc trong suốt cả năm, hoặc trong một thời kỳ của năm, hoặc chỉ ở một số vùng nhất định. Những loài cá này gây ra viêm dạ dày-ruột, tiếp theo bởi liệt cơ trong những trường hợp nặng (“liệt say sóng”) với suy giảm hô hấp. Điều trị triệu chứng.

Chứng “ngộ độc cá” là trường hợp ngộ độc gặp ở Antilles và ở các đảo thuộc Thái Bình Dương, và gây ra bởi ăn cá bị nhiễm các độc tố khác nhau (ciguatoxin) xuất phát từ những loài tảo và các sản phẩm phân huỷ của san hô. Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện 4  giờ sau khi ăn cá, với dị cảm, đảo nghịch cảm giác nóng và lạnh, ỉa chảy, chứng thất điểu, liệt nhẹ. Trong những thể nặng phải truyền tĩnh mạch dung dịch mannitol.

Cá vây gai và cá mù làn: là những giống thuộc loài Trachinus, có tuyến ở da chứa nọc độc, các tuyến này giải phóng nọc độc qua những gai nhỏ nằm trên vây và mang cá. Khi bị châm thì sẽ gây đau buốt, với phù cứng ở da, đôi khi tiếp theo bởi hoại tử mô nặng ít hoặc nhiều. Những dấu hiệu toàn thân thay đổi: nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, hạ huyết áp, co cứng cơ, Hãn hữu gây tử vong.

Điều trị: rạch chỗ bị châm, lấy gai nhỏ của vây cá ra, rửa vết thương, cho thuốc giảm đau, cho gluconat calci tiêm tĩnh mạch. Nọc độc không chịu nhiệt, do đó người ta khuyên nên hơ vết thương bằng đầu thuốc lá đang cháy để làm tan nọc độc.

Sứa, hải quỳ, sứa ống ngứa: tiếp xúc da với những động vật biển này có thể bị những tổn thương mày đay, kèm theo bồi những dấu hiệu toàn thân đôi khi cực kỳ nặng (đặc biệt là đối với một số loài ở châu úc) với ỉa chảy, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, suy giảm hô hấp.

Điều trị: thuốc kháng histamin, gluconat calci tiêm tĩnh mạch, Có huyết thanh chống nọc độc của riêng những loài ở châu úc.

Cẩu gai (nhím biển): khi châm trích vào da người, có thể gây ra giả chín mé, giả u xương vì phản ứng của ngoại cốt (màng xương) hoặc gây “viêm khớp xương do gai chích”, khi gai chích vẫn còn ở bên trong cơ thể.

Điều trị: nếu không rút được gai thì dùng phẫu thuật để lấy ra. Liệu pháp corticoid tại chỗ có hiệu quả điều trị triệu chứng.

BỌ CẠP

Phân bố địa dư: có nhiều loài bọ cạp khác nhau ở châu Âu, sống trên bờ biển Địa Trung Hải và ở Bắc Phi. Ở nước Pháp, có những loài bọ cạp bé, mầu đen (chiều dài 5 cm) và một loài mầu vàng (chiều dài 10 cm). Các loài này đốt thường gây các triệu chứng lành tính.

Tỷ lệ tử vong: nọc của bọ cạp rất độc, nhưng lượng của nọc được tiêm vào cơ thể nói chung rất nhỏ. Tuy nhiên, người ta đã thấy những trường hợp trẻ em dưới 5-6 tuổi bị bọ cạp đốt chết.

Triệu chứng: trong những thể lành tính, thì ở người lớn sẽ thấy đau nhẹ ở điểm bị bọ cạp đốt, phù nhẹ, và đôi khi sưng hạch bạch huyết địa phương, ở những xứ nhiệt đới, người bị bọ cạp đốt có triệu chứng toàn thân có thể rất nặng, đặc biệt là kích động, nhức đầu, co giật, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, co thắt thanh môn, suy giảm hô hấp.

Điều trị: với thể lành tính không cần thiết điều trị. Với những thể nặng, đặt một dây thắt ở chi, phía trên vết đốt, trườm nước đá vào vết đốt, diệt khuẩn tại chỗ, cho thuốc kháng histamin và dự phòng uốn ván.

Ở Bắc Phi, người ta sử dụng kháng huyết thanh chống bọ cạp (viện Pasteurr Algeri, Alger; Viện liệu pháp huyết thanh, Agouzam, Le Caire, Ai cập). Thông khí hỗ trợ nếu thấy cần thiết. Diazepam tiêm tĩnh mạch trong trường hợp co giật. Gluconat calci tiêm tĩnh mạch trong trường hợp co cứng cơ.

RẮN ĐỘC

Phân bố địa dir. rắn độc ở chầu Âu chỉ có loài vipe, với những giống sau đây:

  • Vipera berus: gặp ở vùng trung và bắc Âu, ở Pháp, ở miền bắc Rắn vipe có ba mảng ở đầu.
  • Vipera aspis: gặp ở miền trung và nam nước Pháp. Loài này không có mảng ở đầu.
  • Vipera ammodytes, gặp ở miền nam nước Pháp.

Tỷ lệ tử vong: ở châu Âu có từ 50-100 trường hợp tử vong hàng năm do bị rắn cắn (5-10 trường hợp ở nước Pháp). Nọc độc của rắn có chứa cytolysin (độc tố tan tế bào), chất này tác động giống như những enzym tiêu hoá, phá huỷ nội mô (lớp áo trong) của thành các mạch máu và làm tan hồng cầu. Tỷ lệ tử vong do rắn cắn ở châu Âu tương đối thấp (1%). Người ta đã biết rằng trong mỗi tuyến của rắn có chứa 6-18 mg nọc độc, và chỉ một liều 0,5 mg/kg đủ để giết chết 50% số động vật thí nghiệm. Những trẻ em và người lớn nhẹ cân là những đối tượng dễ bị đe doạ nhất, nhất là nếu bị cắn bởi rắn vipe lớn và có tuyến đang chứa đầy nọc.

Triệu chứng

  • Rắn vipe châu Ầu: vết cắn bao gồm hai lỗ thủng ở da cách nhau từ 7- 10 mm, đôi khi có rỉ ra thanh dịch hơi lẫn máu, bao quanh bởi một vùng da nổi ban đỏ và phù nề. Sau khoảng 6 giò, thì từ vết cắn nói trên, phù và những mảng xuất huyết lan dần đến gốc Sau 12 giờ những nốt phỏng, mảng loét khô, và hạch bạch huyết sưng xuất hiện cùng với những dấu hiệu toàn thân. Dấu hiệu toàn thân xuất hiện sóm hơn nếu vết cắn động tối một tĩnh mạch, hoặc nếu lượng nọc rắn nhiều. Nạn nhân kêu khát nước, đau bụng, ỉa chảy. Khám thực thể thấy nhịp tim nhanh, kẹt huyết áp động mạch, có thể tối mức truy mạch và tình trạng sốc. Có thể thấy hội chứng chảy máu (chảy máu lợi răng, nôn ra máu, đại tiện phân đen, đái máu), đôi khi có hội chứng đông máu nội mạch rải rác.
  • Rắn mang bành:đau tại chỗ, rồi chảy nước bọt, cảm giác khó chịụ, khó nuốt, hạ huyết áp, yếu cơ và liệt hô hấp.
  • Rắn chuông:đau tại chỗ, hội chứng chảy máu, tan huyết, hạ huyết áp, tình trạng sốc.

Điều trị

Các biện pháp tức thì

  • Đặt nạn nhân nằm, động viên, cố định chi bị rắn cắn (giống như trường hợp gẫy xương), đặt chi này ở thấp hơn mức của tim, và thực hiện những biện pháp tức thì để nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất.
  • Trong thời gian chờ đợi đưa nạn nhân tới bệnh viện, thì diệt khuẩn vết rắn cắn, và đặt một băng đàn hồi ở vết cắn, nhưng vẫn để máu trong tĩnh mạch di chuyển tự do. Không bao giờ được để cho bệnh nhân đi bộ. Không nên rạch vết cắn, hút máu và đặt dây thắt ở trên và ở dưới vết rắn cắn. Trườm nước đá vào vết cắn không chắc có hiêụ quả, nhất là khi đã muộn.
  • Liệu pháp (kháng) huyết thanh chống nọc rắn:sử dụng huyết thanh này là ở bệnh viện và do nhóm hồi sức quyết định. Trường hợp hãn hữu, nếu không thể đưa nạn nhân tới bệnh viện, và nếu những dấu hiệu nặng xuất hiện (ví dụ: phù rộng) thì tiêm kháng huyết thanh (xem: kháng huyết thanh chống nọc rắn). Không được tiêm vào ngón chân hoặc ngón tay. Người ta vẫn nghi ngờ hiệu quả của kháng huyết thanh chống nọc rắn vipe ở châu Âu.
  • Điều trị những phản ứng dị ứng nếu có bằng thuốc kháng histamin, corticoid, và tuỳ tình hình mà tiêm adrenalin trong trường hợp có sốc (xem: sốc phản vệ và bệnh huyết thanh).

Điều trị ở bệnh viện

  • Lấy mẫu máu để định nhóm máu, làm các xét nghiệm: huyết đồ, test đông máu, urê-huyết, creatinin-huyết.
  • Điều trị hạ huyết áp và tình trạng sốíc: truyền các dịch để hồi phục thể tích máu, truyền máu toàn phần hoặc huyết tương. Thông khí hỗ trợ trong trường hợp suy hô hấp.
  • Liệu pháp huyết thanh: sau khi làm phản ứng nội bì để phát hiện mẫn cảm, thì cho huyết thanh thích hợp bằng truyền tĩnh mạch chậm. Cho sẵn trước corticoid có thể làm giảm nguy cơ dị ứng là biện pháp còn chưa thống nhất.
  • Kháng độc tố chống uốn ván và thuốc kháng sinh nếu vết thương bị nhiễm bẩn. Nếu liệu pháp (kháng) huyết thanh không phục hồi được tình trạng máu đông thì dùng liệu pháp heparin sớm là có ích trong trường hợp có hội chứng đông máu nội mạch rải rác, nhất là sau khi bị rắn vipe châu Á hoặc châu Phi cắn (Echis carinatus).

Địa chỉ của một số trung tâm liệu pháp huyết thanh

Pháp: Viện Pasteur, 36 rue Docteur Roux. 75725 París. Cedex 15 (tel. 45.66.58.00), chế tạo (kháng) huyết thanh chống nọc rắn vipe Ipser V (aspis và berus) và Ipser Europé (aspis, berus, ammodites). Viện cũng chế tạo những huyết thanh chống những nọc rắn độc chính ở châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Algeri: Viện Pasteur ở Algerie, rue Docteur Laveran, Alger.

Áo: Viện Serotherapeutisches, Triesterstrasse 50. 11000 Wien.

Itali: Viện Sieroterrapico e Vaccinogeno Sciavo, Via Florentina. 53100 Siena.

Cộng hoà liên bang Đức: Behringwerke AG, Postschliessfach 167, 355 Marburg-Lahn.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận