Trang chủBệnh Cấp cứuNgộ độc Cồn Methylic và cách xử trí

Ngộ độc Cồn Methylic và cách xử trí

Tên khác: methanol, rượu gỗ

Căn nguyên

Methanol được sử dụng trong công nghệ vecni và những phẩm nhuộm, dùng làm dung môi, là chất ô nhiễm trong các loại rượu ethylic.

Methanol nằm trong những viên cồn “rắn”, dịch để rửa gương kính ở ô tô. Rượu nho pha trộn.

Đường vào: tiêu hoá,hô hấp.

Sinh lý bệnh

Methanol được chuyển hoá bởi enzym alcool-dehydrogenase để chuyển thành formaldehyd và acid formic, do đó gây ra nhiễm acid chuyển hoá và một số nồng độ mol phân tử.

Biến chứng tâm thẩn-vận dộng Chứng nghiện rượu cồn với các rối loạn dinh duỡng
Say (rượu) năng Bệnh não Wernike (thiếu hụt thiamin)
Hội chứng Korsakoff Hội chứng kém hấp thu
Hội chứng cai nghiện: Bệnh Pellagre
-Chứng ảo giác do rượu cồn Biến chứng thần kinh-cơ
-Cơn động kinh do rượu cồn Viêm đa dây thần kinh do rượu cồn
-Cơn sảng rượu cấp (delirium tremens) Viêm dây thần kinh thị giác (thị thần kinh)
Biến chứng tiêu hoá Bệnh cơ do rượu cồn
Viêm thực quản Biến chúng huyết học
Viêm dạ dày cấp và mạn tính Loét dạ dày-tá tràng Thiếu máu nguyên hổng cẩu khổng lồ do thiếu acid folic.
Hội chứng kém hấp thu Thiếu máu thiếu sắt do chảy máu dạ dày-ruột
Gan: viêm gan do rượu cổn, xơ gan Thiếu máu nguyên hồng cẩu sắt
Viêm tuy cấp và mạn tính Thiếu tiểu cầu
Giảm hấp thu vitamin B12, acid folic, Các bệnh nặng thêm do nghiện rượu cồn
và calci Bệnh động kinh
Biến chứng tim-mạch Bệnh não chấn thương
Bệnh cơ tim Loạn dưỡng porphyrin
Tăng huyết áp động mạch Bệnh loét dạ dày-tá tràng
Làm cho suy tim và loạn nhịp năng thêm Viêm tuy tạng
Biến chứng chuyển hoá Các thuốc chống chỉ định dùng phối hợp với cồn
Nhiễm acid lactic ethylic
Giảm đường-huyết Thuốc làm dịu
Giảm magnesi-huyết Thuốc ngủ
Giảm calci-huyết Thuốc an thẩn
Tăng acid uric-huyết Tăng triglycerid-huyết Phenformin

Độc tính: liều gây tử vong bắt đầu từ 50 ml đối với người lớn, và 10 ml đối với trẻ em.

Triệu chứng

Sau một thời kỳ tiềm tàng từ 12 đến 18 giờ, người bị ngộ độc bắt đầu say, nhức đầu, suy nhược, nôn, chóng mặt, rối loạn thị giác có thể tới mức độ mù, co giật, nhiễm acid chuyển hoá nặng do cồn methylic thoái giáng thành acid formic và tiến triển tới hôn mê.

Đôi khi giảm thông khí và phù phổi. Nhiễm độc mạn tính do thở hít hơi methanol gây ra rối loạn thị giác (giảm thị lực hoặc mù hẳn).

Xử trí

Rửa dạ dày với nước có bicarbonat.

Thuốc chống độc: cồn ethylic theo đường uông hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose có 5-10% cồn ethylic. Liều lượng được hiệu chỉnh để duy trì mức cồn trong máu vào khoảng 1 g/1 (21,7 mmol/l) trong vòng 3-4 ngày.

Điều trị nhiễm acid chuyển hoá bằng truyền các dung dịch có bicarbonat.

Thẩm phân máu trong trường hợp những biện pháp kể trên không thành công, và nếu nồng độ methanol trong máu cao hơn 0,5 g/1 (15,5 mmol/l).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây