Trang chủBệnh Cấp cứuLệ thuộc thuốc (phụ thuộc thuốc) - (Nghiện các chất hướng thần)

Lệ thuộc thuốc (phụ thuộc thuốc) – (Nghiện các chất hướng thần)

Lệ thuộc thuốc: một ham muôn bắt buộc phải sử dụng một loại thuốc hướng thần (chất hướng tâm thần), và bằng mọi cách để có được thuốc đó, với xu hướng sử dụng tăng liều lượng lên dần. Lệ thuộc thuốc có thể là thực thể (sinh lý) hoặc tâm lý (tâm thần).

Có nhiều yếu tố làm cho sự lệ thuộc thuốc phát triển, đặc biệt là những yếu tố sau đây:

  • Tính chất dược lý, khả năng hấp thụ sinh học (tính sinh khả dụng), đường (cầch) sử dụng thuốc (tất cả các chất hướng tâm thần sử dụng với mục đích không phải y tế);
  • Nhân cách của người sử dụng và yếu tố thuận lợi cho việc lạm dụng thuốc, kể cả yếu tố di truyền.
  • Việc sử dụng được xã hội tán đồng hoặc phản đối,
  • Có được thuốc một cách ít nhiều dễ dàng.
  • Lệ thuộc thực thể (lệ thuộc sinh lý):lệ thuộc thực thể có liên quan tới dung nạp, là một hiện tượng thích nghi tế bào với một biến đổi hoá- sinh của môi trường bên trong cơ thể (nội môi), do sử dụng nhiều lần những chất gây ra kìm hãm hệ thống thần kinh trung ương (thuốc phiện, thuốc ngủ barbituric, benzodiazepin, v.v…).

Dung nạp dẫn tới nhu cầu tăng dần liều lượng để bao giờ cũng đạt được cùng một hiệu quả. Đối với heroin, dung nạp thông thường xuất hiện sau 1 đến 2 tuần sử dụng thuốc nhiều lần với liều cao. Hiện tượng này đưa tới hậu quả là những tế bào thần kinh không thể hoàn thành những chức năng bình thường của chúng nữa, nếu thiếu những chất đã được dung nạp, và như thế hình thành tình trạng lệ thuộc thực thể.

Tiếp sau sự biến đổi sinh học nói trên của cơ thể, nếu việc sử dụng thuốc đều đặn bị ngừng đột ngột, thì sẽ xảy ra hội chứng cai nghiện (hoặc hội chứng nhịn thuốc, hoặc hội chứng thiếu thuốc), đặc hiệu bỏi những triệu chứng sau đây: ngáp vặt, nhức đầu, suy nhược cơ thể, toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, chảy nước mắt, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, lo âu, bứt rứt, co cứng cơ thành bụng, ỉa chảy, tăng huyết áp động mạch, tăng thân nhiệt, co cứng cơ.

  • Lệ thuộc tâm lý (lệ thuộc tâm thần):tình cảm được thoả mãn do được sử dụng nhiều lần chất thuốc vì có một nhu cầu sử dụng tiếp tục không thể cưỡng nổi, nhưng không có hiện tượng dung nạp và lệ thuộc thực thể.

Khi đang sử dụng đều đặn chất thuốc mà phải ngừng đột ngột thì không thấy có hội chứng cai nghiện. Đối với một số thuốc (ví dụ cocain) lệ thuộc tâm lý có thể là yếu tố duy nhất quyết định việc sử dụng chất này một cách cưỡng bức (do thôi thúc của tâm lý).

Nghiện ma tuý: tình trạng ngộ độc đều đặn hoặc mạn tính gây ra bởi sử dụng nhiều lần chất hướng thần (tự nhiên hoặc tổng hợp). Tình trạng này dẫn tới ham muốn không thể cưỡng nổi là phải sử dụng chất ma tuý đã dùng và bằng mọi cách để kiếm ra được chất này. Nghiện ma tuý có thể xảy ra mà không có lệ thuộc thực thể. Nghiện ma tuý trước sau cũng sẽ dẫn tới suy giảm thể lực, tâm thần và xã hội.

Quen thuốc: sử dụng đều đặn một chất thuốc với xu hướng dùng lại mà không cần tăng liều, kết hợp với mức độ lệ thuộc tâm lý nhất định, nhưng không bị lệ thuộc thực thể và không gây ra hội chứng cai nghiện.

Những thuốc được goi là “cứng”: trong ngôn ngữ thông thường, người ta dùng từ ngữ này để chỉ những loại thuốc mà nếu sử dụng thì dễ dẫn tới nguy cơ cao lệ thuộc thuốc, ví dụ heroin, cocain, amphetamin, thuốíc ngủ barbituric.

Thuốc được gọi là “mềm”: trong ngôn ngữ thông thường, từ ngữ này dùng để chỉ những chất dẫn tới quen thuốc hơn là lệ thuộc thuốc thật sự (ví dụ cần sa). Vì để có được những thuốc này phải cần tối những nguồn buôn lậu, nên cũng dễ dẫn tới sử dụng thuốc “cứng”

Người tiêu thu “ngẫu nhiên”: sinh viên, học sinh trung học, người tập sự (học việc) nhân một cuộc gặp gỡ vui chơi đã chấp nhận thử một loại thuốc, như một biểu tượng gắn bó mối quan hệ. Tuy nhiên, sự tiêu thụ mang tính chất “vui chơi” hoặc “thử nghiệm” một loại chất không bị cấm này chứa đựng nguy cơ dẫn tối mọi hành vi bất hợp pháp.

Ghi chú: rượu cồn cũng gây ra lệ thuộc thực thể, nhưng sự lệ thuộc này phát triển chậm hơn nhiều so với thuốc (ma tuý) và phải nhiều năm uống rượu với lượng lớn thì mới dẫn tới hội chứng cai nghiện khi ngừng uống đột ngột.

Lệ thuộc thuốc phiện (Nghtện thuốc phiện)

Dung nạp, lệ thuộc thực thể, và hội chứng cai nghiện, là những hiện tượng gắn liền với sự biến đổi sinh học trong cơ thể gây ra bỏi thuốc phiện.

Các chất thuốc: heroin, morphin, methadon, codein, pethidin, dextropropoxyphen, pentazocin. Những chất thuốc này còn được gọi là “chất ma tuý” hoặc “thuốc gây ngủ”.

Độc tính: rất thay đổi. Ở một đối tượng không nghiện ma tuý, cân nặng trung bình, thì 200 mg morphin hoặc heroin, hoặc 800 mg codein, hoặc lg pethidin đã có thể gây tử vong. Nhưng đối với những người nghiện ma tuý, thì liều mạnh gấp 5 đến 10 lần hơn nữa cũng có thể không gây nguy hiểm. Trẻ em cực kỳ nhạy cảm với thuốc phiện. Những sản phẩm do những người buôn lậu cung cấp, thường được “ghép thêm” bởi những chất cho thêm như quinin, phenacetin, strychnin, antipyrin, cafein, bột sữa.

Đường xâm nhập: heroin thường được tiêm tĩnh mạch, ở châu Á, người nghiện hít hơi toả ra từ bột heroin đặt trên giấy thiếc và hơ lửa ở bên dưới (gọi là “săn rồng”). Methadon thì được sử dụng bằng cách uông. Những chất thay thế tổng hợp khác của morphin được tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da.

Triệu chứng

Ngộ độc cấp tính (Quá liều): da mặt đỏ và suy hô hấp nặng ít hoặc nhiều, đồng tử co rất nhỏ, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt, bí tiểu tiện, đôi khi co cứng cơ và co giật (pethidin, dextropropoxyphen), phù phổi không do tim, lú lẫn có thể diễn biến tới hôn mê. Có thể đột tử. Tiêm tĩnh mạch heroin gây phấn khích tinh thần. Khám thực thể thấy trên thân thể đối tượng có các vết chọc kim tiêm. Quá liều thường do đối tượng không biết rõ nồng độ thật sự của chất thuốc bất hợp pháp, mà về nguyên tắc thì nồng độ này là nồng độ tác động (nguy hiểm do heroin “quá tinh khiết”).

Lê thuộc mạn tính (nghiên) thuốc phiện: lệ thuộc thuốc phiện (nghiện thuốc phiện) mối đầu là lệ thuộc tâm lý và biểu hiện bởi nhu cầu sử dụng không thể cưỡng nổi. Sau một vài ngày hoặc một vài tuần sử dụng lại nhiều lần, thì tính dung nạp phát triển, dẫn đến tăng dần liều lượng tới mức lệ thuộc thực thể (lệ thuộc sinh lý). Hội chứng cai nghiện sẽ xuất hiện nếu đối tượng thử ngừng sử dụng. Thuốc phiện gây ra lệ thuộc chéo, và những người nghiện ma tuý có thể dùng thay thế một loại chất khác, nhưng khả năng dung nạp những hiệu quả phụ (không mong muốn) (ví dụ hiệu quả kích thích hoặc hiệu quả giống atropin) thì có thể không hằng nhau.

Biến chứng của nghiện heroin tiêm chích tĩnh mach: lây truyền virus HIV là tác nhân của bệnh AIDS ở những người nghiện. Viêm gan do virus, thường thuộc typ B, với diễn biến ác tính. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tác động tới các van tim bên phải, chẩn đoán và điều trị đều khó khăn.

Ớ những người nghiện ma tuý tiêm chích, viêm mô tế bào và áp xe dưới da ở vùng cẳng tay rất hay xảy ra. Đôi khi thấy dị sản xương ở cơ cánh tay trước với những sợi cơ bị thay thế bởi một khối calci-hoá (gọi là “khuỷu tay người nghiện ma tuý”).

Ở trẻ sơ sinh có mẹ là người nghiện ma tuý, có thể thấy những dấu hiệu suy hô hấp và dấu hiệu lệ thuộc thuốc phiện. Nếu người mẹ bị nhiễm HIV hoặc virus viêm gan B, thì các virus này có thể lây nhiễm sang đứa con.

Nghiêm pháp lệ thuộc: tiêm tĩnh mạch 0,2 mg naloxon. Nếu không có phản ứng, thì tiêm tiếp 0,6 mg, rồi theo rõi đối tượng trong 1-2 giờ tiếp theo để phát hiện những dấu hiệu của hội chứng cai nghiện (chảy nước mắt, ngáp, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, dựng lông, giãn đồng tử, V..V…).

Hội chứng cai nghiên: xảy ra rất cấp tính ở những người nghiện, và bắt đầu xuất hiện từ 6 đến 10 giờ sau lần cuối cùng dùng chất ma tuý, rồi đạt tới đỉnh trong vòng 36 đến 72 giờ. Đối tượng hoảng sợ, có những rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy hoặc táo bón, nôn, đau bụng), chuột rút (co cứng cơ), toát mồ hôi, run. Đối tượng hoảng hốt và kích động. Đồng tử giãn to. Đột tử có thể xảy ra trong thời kỳ thiếu chất ma tuý. Mói đầu có những dấu hiệu sau: động tác ngáp vặt, nhịp thở nhanh, toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, chảy nước mắt, chảy nước mũi, tăng thân nhiệt, co cứng cơ. Một số người nghiện ma tuý có thể có hội chứng thiếu chất ma tuý cấp tính với kích động, mê sảng và gây hấn vào lúc tỉnh lại.

Điều trị

  • Ngộ độc cấp tính C‘quá liều”):quá liều cấp tính herơin, morphin, hoặc các dẫn xuất, thường do sử dụng theo đường tĩnh mạch. Trong trường hợp tiêm dưới da thì đặt một dây thắt ở chi, phía trên chỗ có vết tiêm chích.
  • Naloxon(xem từ này): tiêm tĩnh mạch 0,4-0,8 mg hoặc 0,01 mg/kg. Nếu không tìm được tĩnh mạch thì có thể tiêm bắp thịt. Liều này có thể tiêm nhắc lại 2-3 lần, cứ 2-3 phút một lần cho tối khi nào đạt được thông khí thoả đáng. Vì naloxon có thời gian bán huỷ ngắn, nên hiệu quả của thuốc này hết sau 2-3 giờ, tức là trước khi hết hiệu quả của thuốc phiện (sau 24 giờ đối với heroin và 72 giờ đối với methadon). Do đó, đối tượng có thể lại rơi vào hôn mê, và cần thiết phải theo rõi liên tục trong vòng ít nhất 24 giờ, nếu ở trong bệnh viện thì tốt hơn, và phải tiêm naloxon nhắc lại.
  • Khi đáp ứng với naloxon đã đủ, thì cho hô hấp nhân tạo.
  • Lệ thuộc mạn tính (nghiện) thuốc phiện:cai nghiện và điều trị sau cai phải thực hiện ở trong bệnh viện đặc biệt, và phải có những biện pháp đa ngành (bác sỹ, bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý, nhà lao động trị liệu, hỗ trợ xã hội). Người ta sử dụng naltrexon , là một chất đối vận của thuốc phiện, theo đường uổng, và clonidin (xem các từ này), thuốc này kích thích các thụ thể a-tiết adrenalin (thụ thể tiết adrenalin alpha) ở những trung tâm hành não. Methadon là một chế phẩm tổng hợp của morphin (1 mg methadon tương đương với 3 mg morphin, với 1 mg heroin, hoặc với 20 mg pethidin). Là chất có hoạt tính theo đường uống, methadon được sử dụng trong các chương trình sau cai nghiện với liều giảm dần kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn với mục đích duy trì mối tiếp xúc trị liệu với người nghiện (xem: methadon).
  • Cai nghiện cho đứa trẻ có mẹ nghiện ma tuý:những trẻ có mẹ nghiện ma tuý phải được theo rõi 72 giờ sau khi sinh. Những dấu hiệu của hội chứng cai nghiện bao gồm tính không ổn định, tăng trương lực, co giật, tăng thông khí, nôn, và ỉa chảy. Hiếm thấy suy hô hấp, nhưng nếu xảy ra thì điều trị bằng 0,01 mg/kg naloxon tiêm tĩnh mạch và có thể tiêm nhắc lại sau 2-3 phút nếu thấy cần thiết.

Lệ thuộc cocain (Nghiện cocain)

Đường xâm nhập: clorhydrat cocain được sử dụng bằng cách hít hoặc tiêm tĩnh mạch sau khi pha loãng trong nước. Cocain kiềm (base) là một trong những dạng rẻ tiền của thuốc này, gọi tên là “crack” (tiếng Anh), có thể hút hoặc hít, và nhanh chóng gây ra cảm giác mạnh. Hiệu quả kích thích tâm thần (giống với hiệu quả của amphetamin) kéo dài dưới 45 phút.

Độc tính: phụ thuộc vào đường sử dụng và tính nhạy cảm của người nghiện ma tuý. Với liều nhỏ hơn 2-3 mg/kg thì hiếm khi gây tử vong, sản phẩm chuyên hoá chính của cocain được bài tiết ra nước tiểu là benzoylecgonin, được phát hiện trong nước tiểu 2 ngày sau khi sử dụng cocain.

Triệu chứng: dưới ảnh hưởng của cocain, người nghiện ma tuý cảm thấy phấn khích và có sức mạnh.

Ngô độc cấp tính: buồn nôn, nôn, đau ngực vì co thắt động mạch vành, kích động, mất ngủ, run, kích thích tâm thần-vận động, xu hướng gây hành động mãnh liệt, tăng phản xạ, lo âu, vi-ảo giác, toát mồ hôi, thở khó khăn, da tím tái, tình trạng co giật. Khám thực thể thấy giãn đồng tử, nhịp thở nhanh, tăng huyết áp động mạch, run nhẹ ở các cơ. Thời kỳ kích thích tiếp sau bởi kìm hãm. Cocain dưới dạng “crack” có thể gây ra viêm phổi mô kẽ.

Điều trị: cho thuốc gây nôn và rửa dạ dày với than hoạt. Diazepam tiêm tĩnh mạch trong trường hợp kích động. Cho thuốc chẹn-bêta có thể có ích trong trường hợp loạn nhịp tim. Liệu pháp oxy và thông khí hỗ trợ.

Lê thuộc man tính (nghiện) cocain: nói chung người ta công nhận là cocain chỉ gây lệ thuộc tâm lý, làm cho người nghiện phải sử dụng cưỡng bức chất ma tuý này, nhưng nếu ngừng sử dụng thì không làm xuất hiện hội chứng cai nghiện giống như trường hợp thuốc phiện. Vì giá cocain cao, nên người nghiện chỉ sử dụng từng đợt. Sau mỗi đợt ngừng cocain thì thường đối tượng có nhu cầu ngủ ngay từ 2-4 giờ (và người nghiện cocain tìm cách thoả mãn nhu cầu này bằng các thuốc làm dịu hoặc thuốc phiện), xen kẽ bởi chứng ăn vô độ. Ngừng cocain lâu dài thường kèm theo trầm cảm, chứng ăn vô độ, bàng quan với xung quanh, không có khả năng tìm thấy hứng thú, nhu cầu sử dụng lại chất ma tuý giảm đi sau 2-4 tháng không sử dụng. Tuy nhiên phải hàng năm thì người nghiện mối mất hẳn nhu cầu sử dụng lại chất này. Liệu trình cai nghiện phải thực hiện ở cơ sồ chuyên môn.

Lệ thuộc các chất ma tuý khác (Nghiện các chất ma tuý khác)

Amphetamin: tên khoa học: 2-5-dimethoxy-4-methylamphetamin (STP: “Serenité, Tranquillité, Paix”), 3, 4-methylen-dioxy-methamphetamin (MDMA hoặc “ecstasy”) và những dẫn-xuất khác nữa. Những chất amphetamin là những thuốc kích thích hệ thống thần kinh trung ương, gây ra lệ thuộc tâm lý. Những chất này đôi khi cũng được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch nhanh để gây ra tác dụng “ánh chóp” (tiếng Anh: flash). Thuốc gây ra cảm giác dễ chịu và hứng khồi và làm tăng nhất thời tinh thần cảnh giác, sức tập trung và thành tích về thể lực. Amphetamin gây lệ thuộc tâm lý. Ngừng không sử dụng chất này không xảy ra hội chứng cai nghiện giống với trường hợp thuốc phiện, nhưng đối tượng cảm thấy bị suy nhược cơ thể, suy giảm năng lực trí tuệ, và tình cảm, và có thể bị trầm cảm.

ở những đối tượng đã sử dụng amphetamin từ nhiều tháng người ta mô tả một thể “bệnh loạn thần amphetamin”, với ảo giác, hoang tưởng phạm tội, tình trạng paranoid. Đôi khi tình trạng kích động tiếp sau bởi tình trạng trầm cảm với nguy cơ tự sát.

Ngộ độc cấp tính: kích động, run, kích tích tâm thần-vận động, tăng phản xạ, chán ăn, nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, nhịp thở nhanh, giãn đồng tử, da mặt cương tụ máu, khô miệng, hoảng sợ, nói luyên thuyên (chứng nói nhiều), mất ngủ, lú lẫn tâm thần, gây hấn, ảo giác, tình trạng co giật. Giai đoạn kích động tiếp sau bởi kìm hãm. Amphetamin được phát hiện trong nước tiểu 2-4 giờ sau khi sử dụng.

Điều trị: cho thuốc gây nôn và rửa dạ dày với than hoạt, clorpromazin (25-50 mg tiêm bắp thịt hoặc uống, cứ 30 phút một lần tuỳ theo nhu cầu). Thuốc chẹn-bêta có thể có ích trong trường hợp loạn nhịp tim (không được sử dụng nếu nạn nhân bị bệnh hen phế quản). Trong trường hợp có cơn tăng huyết áp, thì cho nitroprusssiat natri truyền tĩnh mạch liên tục. Liệu pháp oxy, thông khí hỗ trợ và thẩm phân màng bụng (phúc mạc) nếu thấy cần thiết.

Thuốc ngủ barbituric: sử dụng kéo dài và liều cao gây ra dung nạp và lệ thuộc chéo với rượu cồn. Hội chứng cai nghiện kèm theo mất ngủ, kích động, ác mộng, rối loạn tiêu hoá và tim-mạch. Trong những thể nặng thì có lú lẫn tâm thần và ảo giác như trong trường hợp cơn sảng rượu cấp (delirium tremens). Những rối loạn này ít xảy ra trong trường hợp ngộ độc barbituric tác dụng kéo dài, so với trường hợp barbiturric tác dụng nhanh.

Benzodlazepin (xem thuốc này): Trong số những benzodiazepin bị lạm dụng mà người ta biết, thì có thể kể đến flunitrazepam (là chất được buôn lậu để những người nghiện ma tuý sử dụng phối hợp với rượu cồn) và tuỳ theo từng nước, còn có diazepam, bromazepam, midazolam, và temazepam phụ thêm vào.

Cây dầu gai (cẩn sa): tác động hướng thần của cây dầu gai là do chất tetrahydrocannabinois (THC). Sử dụng lâu dài với liều cao gây ra lệ thuộc tâm lý, nhưng không bị lệ thuộc thực thể. Hút thuốc lá dầu gai gây ra cảm giác phấn khích, đôi khi kèm theo chứng tăng cảm giác, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, hoặc tăng huyết áp động mạch, sung huyết ở kết mạc. Dầu gai có thể gây ra cơn hoảng sợ với biến đổi nhận cảm thị giác, chứng thất điều và co giật. Những sản phẩm chuyển hoá của THC có thể phát hiện được trong nước tiểu khoảng 4 ngày sau khi sử dụng.

Về hiệu quả dài hạn, dầu gai có thể làm cho người sử dụng dễ bị bệnh loạn thần mạn tính. Điều trị: diazepam trong trường hợp kích động hoặc co giật.

Bảng 19.6. Những triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc cấp tính bỏi những chất ma tuý chính

THUỐC PHIỆN Heroin

Morphin và các chế phẩm tổng hợp

CHẤT KỈCH THÍCH Amphetamin

Cocain,

methylphenl

dat

“Ecstasy”

CẦN SA Marijuana Haschisch Dầu gal CHẤT GÂY AO GIÁC- LSD Mescalin Psylocybln Phencyclidin THUỐC LÀM DỊU Barbituric Benzodiazepin[1] Glutethlmid Thuốc ngủ khác
Tri thức u ám rồi sững sờ và hôn mê Duy trì rồi lú lẫn, hôn mê Thường được duy trì Thường được duy trì u ám, rồi sững sờ và hôn mê
Đồng tử Co cố định (giãn, nếu giầm oxy mô năng) Giãn (phản ứng với ánh sáng +) Bình

thường

Giãn (phản ứng với ánh sáng +) Bình thường (giãn, nếu ngọ độc nặng)
Kết mạc Sung huyết
Da Màu đỏ Toát mồ hôi Màu đỏ
Miệng Khô
Mạch Chậm Nhanh Nhanh Nhanh
Huyết áp động mạch Thấp Cao Hạ huyết áp tư thế đứng Cao Thấp
Hô hấp Suy giảm, phù phoi Nông Nhanh Suy giảm
Phản xạ Giảm Tăng Tăng Giảm
Thân nhiệt Giảm Cao Cao
Những dấu hiệu khác Táo bón Run, co giật Tăng hoạt động, Rung giật nhãn cầu Mê sảng. Rung giật nhãn cầu
Tính khí Phấn khích rổi ngủ lơ mơ Kích thích, căng thẳng Phấn khích Phấn khích tới kinh hoàng Kích thích rổi ngủ lơ mơ
Nhận thức Giảm Tăng, lú lẫn Biến dạng Biến dạng Giảm
Ao giác Hay có Hiếm có Điển hình
Ảo tưởng Thay đổi
Hành vi Lãnh cảm Thúc đẩy Phóng túng Mãnh liệt Lãnh cảm
Ngôn ngữ Không thể hiểu nổi Lúng búng
Phối hợp vận động Chứng thất điều Chứng thất điều
Xét nghiệm cận lãm sầng Chất ma tuý trong nước tiều Chất ma tuý trong máu và nước tiểu
Hội chứng cai nghiện hoặc thieu thuốc (tóm tắt) Giật cơ, nôn, ỉa chay, hoảng sợ Trầm cảm, đau cơ, đau bụng, buồn ngủ, đói, hoảng sợ. Không đặc hiệu, buồn nôn, kích động, mất ngủ, lo âu Không có Mất ngủ, ra mồ hôi, run, hạ huyết áp, co giật, ảo giác, lo âu.

Keo (cồn) dán chất dẻo và dung môi bay hơi: hít hơi các dung môi bay hơi

Những biểu hiện phụ thuộc vào chất ma tuý, liều lượng và cách sử dụng, V..V..

dùng trong công nghiệp hoặc hơi ête (ether) và cloroform gây ra cảm giác say, phấn khích, đôi khi mất điều hoà vận động, ảo giác và thậm chí bất tỉnh. Một số biến chứng có thể xảy ra do những hiệu quả của một số hợp chất gây độc nằm trong sản phẩm.

Ẻte (ether): hít hơi ête gây ra tình trạng say, kích thích, rối loạn tiêu hoá, tình trạng lú lẫn với chứng mộng thức, và nguy cơ những cơn co giật.

Những chất gây ảo giác: bao gồm diethylamid của acid lysergic (LSD), mescalin, psillocybin, peyott, và phencyclin (PCP). Những chất ma tuý này gây ra tình trạng kích thích hưng phấn, đôi khi là tình trạng trầm cảm, chứng giảm cảm giác, những rối loạn nhận thức về hình ảnh thân thể , những biến đổi về thị giác màu, ảo giác, giãn đồng tử, xung huyết kết mạc, nhịp tim nhanh, run, tăng phản xạ, rung giật nhãn cầu, chứng thất điều, và đôi khi cơn co giật. Ngoài ra, kích động tâm thần-vận động, rối loạn tâm thần, xu hướng gây hấn (tự sát, giết người), các cơn hoảng sợ (tiếng Anh “bad trip”).

Khat (Qât): những cư dân của vùng Đông Phi và ở Yêmen có thói quen nhai lá của một loại cây nhỏ gọi là khat hoặc tên khoa học là qât: loại ma tuý này thực tế không được biết tối ở ngoài những vùng lãnh thổ nói trên, vì chúng chỉ là những lá cây tươi có tác dụng giống với amphetamin.

[1]Ngộ độc benzodiazepin riêng hiếm khi nặng.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây