Vũ Văn Đính
ĐẠI CƯƠNG
Đặc điểm
- Gọi là cơn nhịp tim nhanh (CNTN) khi tần số tim đột ngột lên quá 120 lần/phút.
- cơn nhịp tim nhanh phải được xử trí ngay để tránh rối loạn huyết động.
- cơn nhịp tim nhanh có suy tim, sốc hoặc ngất phải được vận chuyển bằng ô tô cấp cứu đến khoa HSCC.
Chẩn đoán:
- Hỏi kĩ tiền sử:
Ở người trẻ: cơn nhịp tim nhanh trên thất, do hẹp van hai lá. ở người già: cơn nhịp tim nhanh trên thất do nhồi máu cơ tim, suy mạch vành.
- Triệu chứng chủ quan: Khó chịu, trống ngực, vã mồ hôi, buồn nôn, khó thở.
- Nghe tim: Đập nhanh, đều hoặc không đều (rung nhĩ).
- Bắt mạch: Mạch đôi khi chậm hơn nhịp tim, khoảng 75 đến 150 ’/phút
- Điện tim:
+ QRS mảnh < 0,10 s: CNTN trên thất.
+ QRS rộng > 0,12 s: cơn nhịp tim nhanh thất hoặc trên thất có bloc nhánh cơ năng.
+ Nhịp không đều: Rung nhĩ.
+ Có thể thấy dấu hiệu nhồi máu cơ tim: hình ảnh QS.
+ Xoắn đỉnh: Nhịp không đều, QRS giãn rộng, các đợt sóng cao nhọn vặn quanh đường đẳng điện lên trên và xuống dưới.
XỬ TRÍ
- Tạỉ nhà
- Tốt nhất là ghi được điện tim.
- Xử trí nguyên nhân nếu là cơn nhịp tim nhanh xoang.
- Dùng các thử nghiệm đối giao cảm: ấn nhãn cầu, xoa xoang cảnh, uống nước lạnh.
- ở người có tuổi: Trinitrin xịt hay ngậm dưới lưỡi.
- Nhịp không đều (rung nhĩ): Digoxin uống 0,4 mg 1 viên hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Tại bệnh viện
- Ghi ngay điện tim, theo dõi bằng monitor, chuẩn bị máy làm sốc điện.
- Lấy máu xét nghiệm kali, CPK, CPKMB, khí trong máu, chụp tim phổi.
- Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch.
- Dựa trên điện tim, xử trí theo quy trình dưới đây: