Vũ Văn Đính
ĐẠI CƯƠNG
- Đặc điểm:
Cơn đau thắt ngực không ổn định có đặc điểm sinh bệnh học giống nhồi máu cơ tim:
- Co thắt mạch vành
- Tắc mạch vành
+ Không hoàn toàn: cơn đau không ổn định
+ Hoàn toàn: nhồi máu cơ tim
Vì vậy, đó là một cấp cứu khẩn trương.
- Chẩn đoán:
- đặc điểm:
- Cơn đau thắt ngực: Đau sau xương ức, kiểu đau thắt lan lên cổ, hàm, tay, cổ tay. Hết: sau ngừng gắng sức (dưới 15 phút)
Sau dùng trinitrin.
- Không ổn định: Có nhiều mức độ nặng khác nhau:
- Cơn đau đầu tiên sau gắng sức
- Cơn đau khi gắng sức tăng lên so với trước, tiếp diễn nhiều lần, chỉ cần gắng sức nhẹ, dùng trinitrin ít nhậy.
- Cơn đau tự phát khởi đầu không gắng sức.
- Cơn đau tự phát kéo dài quá 10 phút nhưng dưới 30 phút, không khỏi khi dùng trinitrin.
Cơn đau thắt ngực không ổn định trở thành hội chứng đe doạ nhồi máu cơ tim khi có các đặc điểm:
- Nếu là khởi đầu: Đau đột nhiên, dữ dội, kéo dài
- Nếu là suy mạch vành mạn tính: Đau đột nhiên nhiều, kéo dài, cơn đau khác cơn đau thắt ngực thường lệ.
XỬ TRÍ
- ở nhà,hoặc tại chỗ
- Trinitrin dưới lưỡi (hay Risordan 5 mg, 1 viên ngậm hay trinitrin phun họng 1 hơi). Nếu huyết áp tốì đa cao hơn hay bằng 100 mmHg.
- Nếu đã hết cơn:
Cho bệnh nhân nằm nghỉ
Uống aspegic 300 mg hoặc truyền tĩnh mạch aspegic 250 mg.
Sau đó dán một miếng nitriderm ngoài da.
- Chuyển nhanh đến trung tâm hồi sức cấp cứu nếu:
- Khi gắng sức nhẹ, cơn đau lại dữ dội hơn những lần trước. Vận chuyển bằng ô tô cấp cứu thường.
- Cơn đau thắt ngực đầu tiên kéo dài kèm theo các dấu hiệu điện tim thay đổi: chuyển bệnh nhân bằng ô tô cấp cứu tim mạch đến trung tâm hồi sức cấp cứu.
- Tại trung tâm hồi sức cấp cứu
- Chống Cơn đau: bằng 3 loại thuốc:
+ Dẫn chất nitơ: Risordan, hay trinitrin truyền tĩnh mạch 1 – 2 mg/h hoặc ngậm 1 viên 0,15 mg cách nhau vài phút cho đến khi hết đau, nhưng không quá 20 viên/ngày.
+ Thuốc chẹn calci: Adalat 40 – 60 mg/ngày hoặc Tildiem 240 mg/ngày. +
+ Thuốc chẹn bêta: Tenormin 50 – 100 mg/ngày
- Chống huyết khôi và ngưng tụ tiểu cầu:
+ Heparin tĩnh mạch 1000 đơn vị/giờ
+ Aspegic tĩnh mạch 250 mg/ngày
- Chụp động mạch vành ngay nếu có hội chứng đe dọa hoặc cơn đau mau tái phát.
- Xử trí các nguyên nhân gây bệnh: Thiếu máu cấp, nhiễm khuẩn.
Các xét nghiệm cần làm ngay
Điện tim:
+ Thiếu máu cấp: Sóng T âm và cân đối
+ nhồi máu cơ tim : ST chênh lên CPK tăng nếu nhồi máu cơ tim
CPK không tăng trong cơn đau thắt ngực không ổn định
Đếm hồng cầu
Chụp phổi: tìm suy tim trái
Siêu âm tim: Xem chức năng tim, tìm bệnh van tim (hẹp động mạch chủ vôi hoá).
Chú ý:
- Sau cơn đau điện tim có thể bình thường
- Buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi thường là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim bắt đầu.
tại sao trong cơn đau thắt ngực không ổn định lại không dùng thuốc vastazel
tại sao trong cơn đau thắt ngực k ổn định lại k dùng thuốc vastazel