Trung bình một ngày một người cần khoảng 2 – 2.5 lít nước. Nước cần cho trao đổi chất của cơ thể. Để đảm bảo cơ thể không mất nước do các bệnh như bỏng, nôn, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, cần lưu ý để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và vệ sinh dinh dưỡng. Một số điểm cần chú ý như sau:
- Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bằng cách cho con bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên.
- Đun sôi hoặc lọc nước trước khi uống.
- Nấu ăn với nước sạch.
- Rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh
- Mất nước có thể xảy ra khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian kéo dài, khi bị ốm (buồn nôn, tiêu chảy).
- Đối với trường hợp mất nước bình thường hoặc mất nước nhẹ, hãy đảm bảo uống nhiều nước hơn bạn đang bị mất nước đi, cố gắng giữ bình tĩnh và nghỉ ngơi tối thiểu trong 24 giờ.
- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc đi tiểu giảm, nếu bạn gặp khó khăn khi suy nghĩ một cách rõ ràng, bạn mất ý thức, miệng và mắt của bạn cảm thấy khô thì đến cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, hãy tìm đến cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức nếu chúng không thể giữ được nước trong cơ thể (ví dụ, thường xuyên nôn mửa hoặc tiêu chảy trên 5 lần/ngày) hoặc nếu có các triệu chứng được đề cập trong bước 3 ở trên hoặc trẻ bị tiêu chảy đi ngoài kèm thêm triệu chứng sốt hoặc tiêu chảy phân kèm nhày mũi, hay có máu.
- Hãy sử dụng chế độ ăn uống có đủ các chất (chuối, gạo, táo, trà, bánh mì) để điều trị tiêu chảy nếu bệnh tiêu chảy không dai dẳng.
- Tiếp tục có một chế độ ăn uống bình thường càng sớm càng tốt để có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.