Cấp cứu Bỏng và nhiệt độ cao

Bệnh Cấp cứu

Theo kinh điển, người ta phân biệt 3 độ bỏng theo chiều sâu của tổn thương:

  • Bỏng độ 1: ban đỏ đơn thuần, không bị bong biểu bì, thành sẹo không để lại di chứng sau vài ngày.
  • Bỏng độ 2: bỏng ở trong bề dầy của da tạo thành nốt phỏng. Bỏng độ 2 nông, tổn thương không vào sâu quá lớp chân bì nông và thành sẹo sau 2-3. tuần, không để lại di chứng quan trọng. Trong bỏng độ 2 sâu thì tổn thương xảy ra ở cả chân bì nông và sâu, thành sẹo khó khăn sau 2 tuần, và để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Bỏng độ 3: phá huỷ toàn bộ bề dầy của da, đòi hỏi phải ghép da.

Mức độ nặng của bỏng tính theo phần trăm của diện tích bề mặt cơ thể:

  • Bỏng nhẹ: dưới 15%.
  • Bỏng trung bình (vừa): giữa 15 và 49%.
  • Bỏng rộng: giữa 50 và 69%.
  • Bỏng quá rộng: hơn 70%.

Điều trị

Trường hợp bỏng cần điều trị nội trú: là những trường hợp có nguy cơ sống còn. và chức năng, tác động tới phổi (thở hít phải hơi cháy, hơi khí nóng, hơi nước sôi), khu trú ở mắt, ở những nếp gấp của thân thể. Chuyển ngay nạn nhân vào một trung tâm điều trị bỏng, thì sẽ tạo cơ may tốt hơn cho nạn nhân sống sót và sẽ có tương lai tốt hơn về thẩm mỹ và chức năng.

Trường hợp bỏng có thề điều trị ngoại trú: bỏng nông, không vượt quá 5% diện tích cơ thể ở người lớn và 3% ở trẻ em. Trong những trường hơp này, muc tiêu điều tri chỉ là làm giảm đau và đề phòng nhiễm khuẩn.

Điều trị trường hợp bỏng lành tính

Làm cho nạn nhân bớt đau bằng những thuốc giảm đau không gây ngủ, tuỳ tình hình có thể cho benzodiazepin. Trước khi băng vết bỏng, thì nên áp một miếng vải gạc vô khuẩn thấm nước lạnh vào vết bỏng để làm giảm đau (nhưng không trườm nước đá).

Vô khuẩn tại chỗ: xà phòng acid (toan), clorhexidin hoặc một muối ammoni hoá trị 4. Rửa vết bỏng bằng huyết thanh sinh lý hoặc nước vô khuẩn.

Những nốt phỏng lớn hơn 2 cm thì chọc thủng cho chảy hết nước. Nếu ở vùng có lông tóc thì cắt lông tóc bằng kéo. Khi các nốt phỏng đã xẹp, thì băng vết bỏng với thuốc mỡ có tác dụng thành sẹo, và kháng khuẩn. Phải thay băng thường xuyên.

Mọi trường hợp bỏng sâu ở bàn tay và các ngón tay phải được điều trị ở một trung tâm chuyên sâu để tránh biến chứng, nhất là biến chứng co kéo các ngón tay. Bỏng ở vùng mắt cá cổ chân có nguy cơ gây viêm tĩnh mạch. Đối với những nạn nhân bị bỏng ở cẳng chân hoặc bàn tay thì điều quan trọng là phải kê cao chi bị bỏng lên cao hơn mức cao của tim.

NHIỆT ĐỘ CAO (NÓNG)

Phù: đối với những người không quen khí hậu, thường là người già, thì nhiệt độ cao gây ra phù ở chi dưới do giãn mạch máu và ứ trệ tĩnh mạch.

Suy nhược do nhiệt độ cao: những người già, đặc biệt là người già đang được điều trị bằng thuốc lợi niệu, mà phải chịu khí hậu có nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra giãn mạch máu ngoại vi kèm theo hạ huyết áp tư thế đứng, cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, có thể dẫn tới bất tỉnh nhất thời (thỉu hoặc ngất). Mất dịch quá mức do ra mồ hôi góp phần làm giảm cấp máu ở não. Da nạn nhân có màu xám nhạt và ẩm, mạch yếu và chậm, huyết áp hạ thấp. Điều trị: phục hồi nước bằng cách cho uống đủ lượng các đồ uống có cho thêm ít muối.

Chẩn đoán phân biệt: với hạ đường huyết, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não thoáng qua.

Có cơ đo nhiệt độ cao: co cứng cơ nặng, xuất hiện ở những đối tượng tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhất là ở những người lao động chân tay, bị ra mồ hôi nhiều quá mà không nhận ra vì mồ hôi bay hơi quá nhanh. Co cứng cơ là do mất natri quá nhiều (mất muối), cơn co cứng cơ có thể rất đau, xảy ra kịch phát và kèm theo suy nhược cơ thể, thỉu, tăng thông khí, hãn hữu kèm theo tan cơ vân và myoglobulin-niệu. Điều trị: uống đủ đồ uống có cho thêm muối.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận