Trang chủBệnh chứng Đông yChứng thấp ôn Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Chứng thấp ôn Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Thấp ôn là bệnh nhiệt theo mùa (bệnh lây) do người bệnh cảm phải bệnh tà thấp ôn. Bệnh thường phát vào. mùa hạ và đầu mùa thu, tức mùa mưa ẩm thấp. Mùa mưa thì ẩm thấp, lại bị ánh nắng mặt trời chiếu mạnh làm bốc hơi để xâm nhập vào cơ thể. Mới đầu bệnh tà ở biểu (sốt, sợ lạnh đau người nặng đầu, ngực bụng khó chịu) rồi vào tỳ vị. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh chậm, kéo dài liên miên lâu khỏi. Thương hàn, phó thương hàn, cúm của Y học hiện đại thuộc phạm vị thấp ôn.

Về cơ chế sinh bệnh, ở người trung khí thực, bệnh thường ở vị, lúc đó nhiệt nặng hơn thấp do vị phủ thuộc dương và nhiệt tà thuộc dương tà cũng như chính khí còn mạnh; ở người trung khí hư, bệnh thường ở tỳ, lúc đó thấp nặng hơn nhiệt do tỳ thuộc âm, tà là âm tà và chính khí yếu hơn. Do bệnh liên miên kéo dài, nên dù thấp nặng hơn nó cũng hóa nhiệt hóa táo, làm tổn thương tân dịch, hoặc nhiệt nặng có thể gây nên chứng thực táo kết ở phủ. Mặt khác thấp tồn tại lâu cũng lại có thể dẫn đến âm tà (thấp tà) làm tổn thương dương khí của người, gây nên chứng thấp thịnh dương suy. Thấp ôn tà cũng truyền vào dinh huyết như phong ôn, và cách điều trị cũng như phong ôn.

Về điều trị, một mặt phải trừ thấp một mặt phải thanh nhiệt. Tùy vị trí bị bệnh cách trừ thấp có thể khác nhau. Nếu ở phế vệ thượng tiêu, thì dùng thuốc phương hương để giải biểu tà hóa thấp trọc. Nếu ở tỳ vị trung tiêu thì phải táo thấp bằng thuốc khổ ôn. Nếu ở hạ tiêu thì phải lợi thấp, thảm thấp bằng thuốc có vị đạm. Còn thanh nhiết thì dùng thuốc khổ hàn là chính.

Điều trị Đông y

Tà khí ở phần vệ.

Triệu chứng: sốt nhưng không phát ra hết, người thấy nặng nề mệt mỏi uể oải, đầu đau, ngực bụng tắc ấm ách khó chịu, không khát, nước tiểu vàng ít, lưỡi rêu trắng cáu, có thể có ho, mạch nhu hoãn.

Phép điều trị: Tuyên khí hóa thấp, sơ tà tiết nhiệt.

Phương thuốc: Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện).

Hạnh nhân 5 đồng cân Hoạt thạch 6 đồng cân
Thông thảo 2 đồng cân Bạch đậu khấu 2 đồng cân
Trúc diệp 2 đồng cân Hậu phác 5 đồng cân
Sinh ý dĩ 6 đồng cân Bán hạ 5 đồng cân

Ý nghĩa: Hạnh nhân để tuyên lợi phế khí ở thượng tiêu. Bạch đậu khấu (phương hương) để hóa thấp hành khí khoan hung, Ý dĩ để thảm lợi thấp nhiệt kiện tỳ. Hoạt thạch Thông thảo Trúc diệp để tăng cường lợi thấp thanh nhiệt, Bán hạ Hậu phác để hành khí hóa thấp tán kết trừ tắc. Phương này làm cho cả trên, giữa và dưới thông, khí thông thì thấp cũng sẽ hành, thử nhiệt sẽ được thanh giải hết. Thêm Hương nhu, vỏ đậu xanh để giúp hóa thấp, thâu tà.

Vị thuốc hạnh nhân
Vị thuốc hạnh nhân

Tà lưu ở phần khí

Triệu chứng: Sốt, ra mồ hôi nhưng không hết sốt, sáng nhẹ chiều nặng, hoặc mọc bạch bối, ngực ấm ách lợm giọng nôn mửa, khát nước không muốn uống, hoặc thích uống nóng, nước đái ít đỏ, ỉa không thông khoái hoặc ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng hoặc lưỡi đỏ ở rìa và đầu lưỡi, rêu vàng cáu, mạch nhu hoãn hoặc như sác.

Phép điều trị: Tuyên khí thấu tà, hóa thấp thanh nhiệt.

Phương thuốc: Liên phác ẩm (Hoắc loạn luận) gia vị.

Hoàng liên l đồng cân Hậu phác 2 đồng cân
Đậu xị 3 đồng cân. Xương bồ l đồng cân
Sơn chi (sao đen) 3 đồng cân Bán hạ chế l đồng cân

Lô căn (rễ laụ) 2 lạng.

Ý nghĩa: Hoàng liên để thanh nhiệt táo thấp, Hậu phác để hành khí hóa thấp, Sơn chi, Đậu xị để thanh thấp nhiệt, tuyên thông ngực bụng, Xương bồ để hóa thấp tỉnh tỳ, Bán hạ để táo thấp giáng nghịch hòa vị. Lô căn để thanh nhiệt, sinh tân.

Thêm Khấu nhân, Hoắc hương, Hoạt thạch, Thông thảo để hóa trọc thảm thấp. Nếu thấp nhiệt phục lâu (liên miên không dứt sốt) thêm Nhân trần Hoàng cầm, Hoạt thạch để thanh lợi thấp nhiệt trừ thử.

  • Nếu nôn không dứt, sắc Hoàng liên Tô diệp để thanh nhiệt giáng khí, uống ít một cho đến khi hết nôn.
  • Nếu ỉa ra phân vàng sẫm thối khắm hậu môn nóng rát, mồm khô khát, ngực bụng trên phiền nhiệt, suyễn và ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng mạch sác là nhiệt bức phải ỉa tiết ra tà chưa giải.

Phép điều trị: Giải biểu thanh nhiệt ở lý.

Phương thuốc: Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang (Thương hàn luận)

Cát căn                        15g            Hoàng cầm                 9g

Hoàng liên                     9g            Cam thảo                    6g

Ý nghĩa: Cát căn vừa giải biểu thanh nhiệt, vừa thăng dương của tỳ vị để chữa ỉa lỏng, cầm, Liên để thanh nhiệt táo thấp ở trường vị. Cam thảo để hòa trung.

  • Nếu ỉa phân nhão, có phân có nước hoặc ỉa ra nước, miệng nhạt không muốn ăn, bụng trên căng đầy lợm giọng nôn, rêu trắng dầy bẩn mạch hoãn, (là thấp thắng).

Phép điều trị: Hòa vị khứ thấp, chỉ ỉa.

Phương thuốc: Nhân trần Vị linh tán.

Thương truật     1 đồng cân            Hậu phác       1 đồng cân

Trần bì 1.5 đồng cân Cam thảo 0.5 đồng cân
Phục linh 3 đồng cân Bạch truật 1.5 đồng cân
Quế chi 0.5 đồng cân Trạch tả 1.5 đồng cân
Trư linh 1.5 đồng cân Nhân trần 8 đồng cân

Ý nghĩa: Bốn vị trên (Bình vị tán – Cục phương) để khứ ứ hòa vị, năm vị tiếp (Ngũ linh tán – Đan khê tâm pháp) để hành khí lợi thủy. Nhân trần để thanh nhiệt lợi thấp.

Tà nhập dinh huyết.

Triệu chứng: ý thức lơ mơ sốt đau mình mẩy, chân tay không ấm, lưỡi đỏ, ban chẩn, rêu lưỡi khô có gai. Đây là chứng ôn tà vào dinh.

Phép điều trị: Thanh dinh thấu nhiệt, thanh tâm thông khiếu.

Phương thuốc: Thanh dinh thang (Ôn bệnh điều biện).

Tê giác 3 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân
Huỳền sâm 3 đồng cân Trúc diệp tâm 1 đồng cân
Mạch môn 3 đồng cân Đan sâm 2 đồng cân
Hoàng liên 1.5 đồng cân Ngân hoa 3 đồng cân
Liên kiều 2 đồng cân.

Ý nghĩa: Tê giác Hoàng liên để thanh nhiệt ở dinh, Sinh địa Huyền sâm, Mạch môn, Đan sâm để tư âm lương huyết, Liên kiều Ngân hoa, Trúc diệp tâm để thanh nhiệt giải độc.

Thêm mê sảng, chảy máu (ỉa máu, ban chẩn…) lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác. Đây là chứng ôn tà đã vào huyết.

Phép điều trị: Tư âm lương huyết, thanh nhiệt giải độc. Phương thuốc: Thanh dinh thang thêm các vị: Đơn bì, Xích thược, Đại thanh diệp để lương huyết giải độc, Xương bồ, Uất kim, Trúc lịch để hóa đờm thông tâm khiếu.

Nếu ỉa máu phân đen.

Phép điều trị: Cấp cứu cầm máu.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – bệnh thương hàn)

Hoa hòe (đốt than) 12g
A giao 8g
Rễ cỏ tranh 16g
Kim ngân hoa (đốt than) 12g
Trắc bách diệp (đốt than) 12g
Quả dành dành(chi tử) (đốt than)  12g
Ngó sen (ngẫu tiết) vắt lấy nước 30ml

Nếu ỉa máu không cầm được: sắc mặt bệch, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch vi tế, hoặc nếu ỉa máu quá nhiều, khí theo huyết thoát ra.

Phép điều trị: Cấp cứu – ích khí cố thoát.

Phương thuốc: Độc sâm thang (Thương hàn đại toàn) Nhân sâm 10g sắc uống.

Sau khi cầm máu ở ruột, chỉ được ăn chất lỏng hoàn toàn, ăn ít một, đợi ruột phục hồi mới ăn chất đặc dần.

Cần chú ý: Thấp ôn là loại bệnh ôn đặc biệt, vừa do thấp (âm tà) vừa do nhiệt (dương tà) cùng gây nên, do đó triệu chứng khá phức tạp, mới đầu ở phần vệ, rồi chuyển vào phần khí, triệu chứng ở phần khí này rất phức tạp. Phải chú ý là thấp thắng hay nhiệt thắng để có thuốc thích hợp. Nếu thấp thắng thì dễ làm tổn thương dương khí, lúc đó cần tránh thuốc khổ hàn trong thanh nhiệt vì càng làm tổn thương, nếu nhiệt thắng thì dễ có tân dịch bị tổn thương, lúc đó cần tránh thuốc tân táo vì càng làm tổn thương tân dịch. Ngoài ra, khi tà ở phần khí, nếu mồ hôi ra quá nhiều có thể đột nhiên chuyển sang chân tay mát lạnh, thần hôn của vong dương. Chứng này cũng dễ xảy ra cần cấp cứu kịp thời. Nếu đuổi được tà khí ra khỏi phần khí thì bệnh sẽ sốm khỏi. Nếu không, thấp theo nhiệt chuyển thành nhiệt thì sẽ vào dinh huyết, xử lý như ở phong ôn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây