Trang chủSổ tay nội khoaĐau vùng chậu - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đau vùng chậu – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nguyên Nhân

Đau vùng chậu có thể liên quan với chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay bất thường và có thể bắt nguồn từ xương chậu hoặc biểu hiện của một khu vực khác của cơ thể. Khi nghi ngờ nhiều cần phải xem xét các rối loạn ngoài khung chậu mà lại có các triệu chứng tại đó, chẳng hạn như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi mật, tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khai thác tiền sử tỉ mỉ, đầy đủ bao gồm kiểu đau, vị trí đau, hướng lan, và yếu tố làm tăng hoặc giảm mức độ đau có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra đau vùng chậu cấp tính. Nên tìm sự liên quan với chảy máu âm đạo, hoạt động tình dục, đại tiện, tiểu tiện, di chuyển, hoặc ăn uống. Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm. (Bảng 186-1).

BẢNG 186-1 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VÙNG CHẬUNGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VÙNG CHẬU

Đau vùng chậu cấp tính

Bệnh lí viêm nhiễm vùng chậu thường xuất hiện cùng với những cơn đau vùng bụng dưới nhất. Đau đơn thuần gợi ý bệnh lý phần phụ gồm vỡ, chảy máu, hoặc xoắn u nang buồng trứng, hoặc, ít phổ biến, u buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc các cơ quan cạnh buồng trứng. Thai ngoài tử cung có liên quan với đau vùng bụng dưới bên phải hoặc bên trái, chảy máu âm đạo, và bất thường chu kỳ kinh nguyệt, có dấu hiệu lâm sàng xuất hiện 6-8 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường cuối cùng. Các dấu hiệu khi đứng dậy và sốt có thể xuất hiện. Bệnh lý ở tử cung bao gồm viêm nội tâm mạc và u mềm cơ trơn thoái hóa.

Đau Vùng Chậu Mãn Tính

Nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới cùng với sự rụng trứng (mittelschmerz), được mô tả là đau âm ỉ ở giữa chu kì kinh kéo dài vài phút đến vài giờ. Ngoài ra, phụ nữ rụng trứng có thể gặp các triệu chứng cơ thể trong vài ngày trước khi hành kinh, bao gồm phù nề, căng vú, và đầy bụng hoặc cảm giác khó chịu. Tập hợp các triệu chứng gây khó chịu theo chu kỳ, trầm cảm, và thờ ơ được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Co thắt nghiêm trọng hoặc mất khả năng có chu kinh nguyệt rụng trứng trong trường hợp có thể giải thích được các rối loạn vùng chậu được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Đau bụng kinh thứ phát là do bệnh lý vùng chậu tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, lạc màng trong tử cung, hoặc hẹp cổ tử cung.

Chẩn Đoán

Chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử, khám phụ khoa, xét nghiệm hCG , xét nghiệm vi khuẩn chlamydia và lậu cầu, và siêu âm vùng chậu. Phẫu thuật nội soi hay mở bụng được chỉ định trong một số trường hợp đau vùng chậu chưa xác định được nguyên nhân.

ĐIỀU TRỊ Đau Vùng Chậu

Đau bụng kinh nguyên phát được điều trị tốt nhất với NSAID hoặc uống các thuốc tránh thai. Đau bụng kinh thứ phát không đáp ứng với các thuốc NSAIDs gợi ý bệnh lý vùng chậu, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung. Nhiễm trùng cần được điều trị với thuốc kháng sinh thích hợp. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể cải thiện khi điều trị thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung chưa vỡ được điều trị bằng methotrexate, trong đó tỷ lệ thành công khoảng 85-95%. Phẫu thuật có thể được chỉ định khi bất thường cấu trúc.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây