Trang chủBệnh hô hấpBệnh Lao Kê (bệnh lao hạt) - Triệu chứng, điều trị

Bệnh Lao Kê (bệnh lao hạt) – Triệu chứng, điều trị

Tên khác: bệnh lao hạt.

Định nghĩa

Là một thể của bệnh lao do trực khuẩn lao phân tán theo đường máu, thường là cấp tính, đặc hiệu bởi những tổn thương dạng nốt rất nhỏ (hạt nhỏ) nằm rải rác trong khắp các cơ quan khác nhau của cơ thể bệnh nhân.

Bệnh sinh

Lao kê có thể là biến chứng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lao. Tuy nhiên, lao kê hay gặp trội hơn ở trẻ em, và thường xuất hiện sau khi trẻ bị sơ nhiễm lao đã được vài tuần cho tới vài tháng; lao kê cũng hay thấy ở người già hoặc ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Bệnh sởi, ho gà và những bệnh làm trẻ gầy mòn, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch là những yếu tố thuận lợi cho lao kê phát triển. Lao kê phát triển được là do có một số lượng lớn trực khuẩn Koch xâm nhập vào một mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Điểm xuất phát của trực khuẩn Koch thường là một hạch bạch huyết ở trung thất hoặc ở rốn phổi, hiếm hơn là từ một ổ thâm nhiễm nhu mô phổi hoặc từ bệnh lao ở một cơ quan khác (ví dụ lao tiết niệu-sinh dục). Lao kê cũng có thể phát triển sau một can thiệp phẫu thuật vào một ổ nhiễm lao.

Giải phẫu bệnh

Những hạt lao kê thường ở mô kẽ. Những hạt này có kích thước gần như nhau và ở cùng một giai đoạn. Nếu mới phát sinh, hạt lao kê thuộc typ tiết dịch rỉ viêm, muộn hơn thì trở thành typ sinh sản (hoại tử bã đậu ở phần trung tâm), và cuối cùng là xơ hoá.

Triệu chứng

LAO KÊ THỂ CÓ SỐT: khởi phát thường âm ỉ (suy nhược cơ thể, nhức đầu, có những cơn sốt nhẹ) hơn là cấp tính (rét run, thân nhiệt cao tới 40°C). Ở giai đoạn toàn phát, lao kê có đặc điểm là bệnh nhân bị sốt thất thường và dao động, không giải thích được nguyên nhân. Tình trạng toàn thân của bệnh nhân bị ảnh hưởng sâu sắc, với suy nhược cơ thể nặng, thở nhanh, và tím tái. Khám lâm sàng có thể thấy lách to.

Lao kê có thể bị biến chứng thành lao màng não vào bất kể lúc nào.

LAO KÊ VỚI TRIỆU CHỨNG PHổI: ở những đối tượng trẻ tuổi có những thể gây ngạt thở với sốt cao, khó thở và tím tái nặng. Nghe ngực phát hiện thấy các ran ngáy, ran rít, ran hai thì. Nếu không được điều trị, thì thể lao kê này có thể gây tử vong trong 10-15 ngày do suy hô hấp.

LAO KÊ VỚI TRIỆU CHÚNG MÀNG NÃO: hay gặp ở đôl tượng trẻ tuổi, lao kê có thể bắt đầu bởi những biểu hiện của viêm màng não.

NHỮNG THỂ LAO KÊ CẤP TÍNH KHÁC: lao kê có thể bắt đầu bởi những biểu hiện của viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim (viêm ngoại tâm mạc), viêm phúc mạc (viêm màng bụng) hoặc viêm đa thanh mạc (viêm đồng thời các thanh mạc kể trên).

NHỮNG THỂ BÁN CẤP TÍNH HOẶC MẠN TÍNH: Có những thể lao kê trung gian giữa lao kê kinh điển cấp tính và những thể bán cấp tính hoặc mạn tính. Thể lao kê này là do trực khuẩn lan tràn theo đường bạch huyết-mạch máu với số lượng không nhiều lắm, và ở những đối tượng có khả năng phòng vệ tương đối tốt. Triệu chứng của thể lao kê này khá thay đổi: sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết tại chỗ, hoặc toàn thân, các cơ quan khác nhau bị nhiễm lao (như thận, các khớp xương, mắt, màng phổi, ngoại tâm mạc, V..V…). Những hình ảnh X quang của thể lao kê bán cấp tính thường là những hạt thô, to hơn so với hạt lao kê cấp tính. Thể này có thể dẫn tới xơ phổi (xem: bệnh phổi mô kẽ).

Chụp X quang lồng ngực: hình ảnh X quang điển hình của lao kê là những nốt mờ cực nhỏ (hạt nhỏ), có đường kính từ 1 đến 3 mm, hình tròn, kém đậm, với giới hạn không rõ nét, nằm rải rác một cách đồng đều trong khắp hai trường phổi. Những nốt mò cực nhỏ thường không nhìn thấy được khi soi trên màn huỳnh quang (thông thường gọi là chiếu điện để phân biệt với chụp điện), và đôi khi cũng khó nhận ra trên phim chụp X quang, nhất là ở những đối tượng béo phì. Trong trường hợp nghi ngờ, thì phải chụp lại nhiều lần với kỹ thuật thật tốt hoặc chụp quét.

Xét nghiệm bổ sung

  • Tốc độ máu lắng tăng mạnh.
  • Huyết đồ rất thay đổi: tăng bạch cầu trong máu có thể vượt quá 20.000/pl, hoặc ngược lại, giảm tế bào máu toàn bộ (bao gồm giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu).
  • Tìm trực khuẩn Koch trong đờm hiếm khi dương tính, vì tổn thương thường ở mô kẽ.
  • Khám nhãn khoa: có thể phát hiện thấy củ lao ở màng mạch.
  • Phản ứng bì có thể âm tính trong lúc bệnh nhân đang bị lao kê toàn phát (do tình trạng mất phản ứng).

Tiên lượng

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì tiên lượng thường tốt. Một số trường hợp lao kê được điều trị có thể diễn biến thành lao phổi cộng đồng.

Chẩn đoán

Dựa trên những triệu chứng và dấu hiệu: sốt, tình trạng toàn thân suy giảm, có các dấu hiệu phổi hoặc màng não, đi kèm với hình ảnh các hạt mò như rắc kê trên phim X quang. Lao kê cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp sốt do những nguyên nhân khác. Những hình ảnh nốt mờ cực nhỏ thấy trên phim X quang lồng ngực trong các bệnh khác cũng làm cho chẩn đoán phân biệt lao kê bằng X quang trở nên khó khăn, đó là những trường hợp: bệnh bụi phổi (nốt mờ thường có kích thước khá khác nhau, ở giai đoạn muộn thì các nốt mờ lại tụ họp với nhau, và rốn phổi trở nên rộng ra) những bệnh bụi phổi khác , bệnh sarcoid (những nốt mờ cực nhỏ thường nằm trước rốn phổi, hay thấy hình ảnh sưng hạch bạch huyết), viêm mạch bạch huyết do ung thư (những nốt mờ cực nhỏ kết hợp với vệt phế quản- mạch máu tăng độ đậm), bệnh nấm kê, ứ đọng dịch mạn tính trong phổi (có những dấu hiệu bệnh tim trái, nhất là hẹp van hai lá), các bệnh phổi mô kẽ (những nốt mờ cực nhỏ phân bố không đồng đều trong các mảng mờ nhu mô phổi), lao kê sau khái huyết (sau khi ho ra máu) hoặc sau khi trực khuẩn lao lan tràn theo phế quản (những nốt mờ cực nhỏ chỉ khu trú ở một thuỳ hoặc phân thuỳ phổi), bệnh thoái hoá dạng tinh bột nguyên phát toàn thân.

Điều trị

Liệu pháp hoá chất ba thứ thuốc (isoniazid, rifampicin, ethambutol) với liều thông thường (xem: thuốc chống lao). Thêm corticoid đối với những thể nặng hoặc gây ngạt thở.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây