Trang chủBệnh hô hấpNguyên nhân và biểu hiện Chứng tím tái

Nguyên nhân và biểu hiện Chứng tím tái

Định nghĩa

Là tình trạng thể hiện bởi da và niêm mạc có màu lục nhạt, nguyên nhân là do lượng hemoglobin khử (hemoglobin đã mất oxy) quá thừa ờ trong máu.

Căn nguyên

TÍM TÁI TRUNG ƯƠNG: gây ra bởi giảm oxy máu động mạch khi độ bão hoà oxy của hemoglobin thấp hơn 85% (giá trị bình thường là 95%). Trong bệnh đa hồng cầu và bệnh đa huyết thì tím tái dễ nhận thấy, ngược lại trong các bệnh thiếu máu thì tím tái thể hiện kém rõ rệt, và trong trường hợp thiếu máu nặng thì thậm chí tím tái không thể nhận ra được.

  • Nguyên nhân phổi: bao gồm suy phổi tắc nghẽn (bệnh phế quản-phổi tắc nghẽn, bệnh hen, viêm phế quản mạn tính, tắc phế quản) hoặc suy phổi hạn chế (đặc phổi, xẹp phổi), tổn thương màng phế nang-mao mạch còn gọi là màng hô hấp (phù phổi, bệnh phổi mô kẽ).
  • Nguyên nhân tuần hoàn: do có một đường thông trong tim (tiếng Anh: shunt = mạch tắt) (ví dụ: tứ chứng Fallot, hội chứng Eisenmenger, chuyển vị thân động mạch), hoặc shunt ngoài tim (còn ống động mạch với shunt đảo nghịch). Những phồng động-tĩnh mạch lớn hoặc nhiều ở phổi cũng có thể là nguyên nhân của tím tái. ít nhất phải có một phần ba lưu lượng tim chuyển tắt từ tim phải sang tim trái thì tím tái mới xuất hiện.
  • Nguyên nhân máu:
  • Methemoglobin-huyết (hàm lượng trên 1,5 g/dl): có thể do di truyền (thiếu hụt enzym methemoglonin-reductase hoặc trong máu có hemoglobin M bất thường), hoặc mắc phải (do nhiễm độc những chất: phenacetin và các dẫn xuất của thuốc này; nitrit, anilin và dẫn xuất của chất này, sulfamid, dapson).
  • Sulíhemoglobin-huyết (hàm lượng cao hơn 0,5 g/dl): tất cả các chất là nguyên nhân của methemoglobin-huyết, vì một lý do nào đó còn chưa rõ, đều có thể gây ra sulíhemoglobin-huyết ở một số đối tượng.
  • Trong máu có những hemoglobin bất thường ái tính đối với oxy thấp.
  • Nguyên nhân lên độ cao: ở độ cao (từ 3.000 m trở lên) thì áp lực riêng phần của oxy trong phế nang giảm.

TÍM TÁI NGOẠI VI: khi dòng máu tuần hoàn bị chậm lại ở các mao mạch thì hàm lượng hemoglobin khử (không còn chứa oxy) tăng lên vì oxy bị tách khỏi máu ở trong các mao mạch. Nồng độ bình thường của hemoglobin khử ở trong máu mao mạch là 2,5 g/dl (25 g/1). Khi hàm lượng hemoglobin khử này đạt tới hoặc vượt quá 5 g/dl (50 g/1) thì sẽ xuất hiện tím tái. Thể tím tái này có thể toàn thân (giảm lưu lượng tim trong trường hợp suy tim, và tình trạng sốc), hoặc khu trú (tím tái các cực, bị lạnh, tắc động mạch hoặc tĩnh mạch).

Triệu chứng

Tím tái nhìn thấy rõ nhất ở môi, vành tai, gò má, và móng tay chân. Chỉ nên kể tới những trường hợp tím tái rõ rệt, vì đánh giá những trường hợp tím tái nhẹ còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài như quan sát dưới ánh sáng như thế nào, màu sắc của lớp nền ở phía sau chỗ bệnh nhân ngồi để khám bệnh, nhiệt độ của môi trường xung quanh và cả mầu tự nhiên do sắc tố sẵn có ở da bệnh nhân.

Đối với bất kỳ trường hợp tím tái nào cũng phải hỏi tiền sử bệnh và khám lâm sàng chính xác.

Nếu tím tái xuất hiện ngay sau khi sinh thì nghĩ tới bệnh tim bẩm sinh.

Trong tật còn ống động mạch với shunt ngược chiều do tăng huyết áp động mạch phổi, thì tím tái chỉ giới hạn ỗ phần dưới của thân người.

NGÓN TAY HÌNH DÙI TRỐNG: là một biến dạng ở đầu các ngón tay, chỉ liên quan tới phần mềm, với đặc điểm là móng tay hình mặt kính đồng hồ, và ngón tay hình dùi trống với đốt cuối của các ngón phình to ra (móng tay cong tròn lên giống hình mặt kính đồng hồ, và đầu ngón to ra nên trông toàn bộ ngón tay như cái dùi đánh trông). Các ngón chân cũng có thể bị biến dạng này. Biến dạng ngón tay hình dùi trông có thể di truyền, vô căn hoặc mắc phải. Biến dạng này kết hợp với tím tái thường hay gặp trong trường hợp giảm oxy- huyết mạn tính ở bệnh tim gây tím tái,và ở những trường hợp phình động- tĩnh mạch phổi, ít gặp hơn trong bệnh viêm phổi mạn tính và hiếm hơn nữa trong những bệnh tim mắc phải (ví dụ hẹp van hai lá). Tím tái còn thấy trong những trường hợp u phổi (thường là ung thư tế bào nhỏ) và những trường hợp bệnh phổi có mủ (tích mủ màng phổi, áp xe phổi, bệnh nhày nhốt). Tím tái do methemoglobin-huyết, sulfhemoglobin-huyết hoặc tím tái các cực không bao giờ đi kèm với biến dạng ngón tay hình dùi trông. Biến dạng ngón tay hình dùi trông cũng được mô tả không kèm theo tím tái trong trường hợp viêm đại tràng loét-xuất huyết, trong bệnh tạng, và trong viêm nội tầm mạc nhiễm khuẩn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây