Chứng Vị âm hư trong y học cổ truyền

Triệu chứng Đông y

Chứng Vị âm hư là tên gọi chung cho nhiều loại bệnh mạn tính dẫn đến một loạt các chứng trạng âm dịch hao tổn, Vị mất sự tư dưỡng nhu nhuận gây nên. Chứng này cũng gọi là Vị âm bất túc, phần nhiều do bệnh Vị nhiệt lâu ngày, nhiệt tà thương Âm; Mộc uất khắc thổ, Can nhiệt hun đốt tân dịch của Vị, bệnh mẹ liên lụy đến con, Tâm hỏa quá thịnh, Vị âm bị tổn hại mà thành bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là không nghĩ đến ăn uống hoặc ăn uống kém sút, đói mà không muốn ăn, miệng khô họng ráo, đại tiện táo, tâm phiền sốt nhẹ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Chứng Vị âm hư thường gặp ở giai đoạn cuối bệnh nhiệt, Vị quản thống, bệnh Tiêu khát, bệnh Ê cách.

Lâm sàng thường chẩn đoán phân biệt với chứng Vị khí âm đều hư, chứng Vị nhiệt.

 Phân tích

Đặc điểm của Âm hư tân dịch bất túc là họng khô lưỡi ráo, môi miệng nứt nẻ, mồ hôi trộm sốt nhẹ, đại tiện khô kết, ngũ tâm phiền nhiệt. Chứng Vị âm hư thường gặp các chứng trạng nói trên.

– Thời kỳ cuối hoặc thời kỳ khôi phục của bệnh Nhiệt thường xuất hiện chứng Vị âm hư. Thời kỳ cuối của bệnh Thấp ôn xuất hiện các chứng trạng không đói kém ăn, ăn uống vô vị, môi miệng khô, táo bón, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch Hư Tế Sác, tức là hiện tượng Vị âm bị hao tổn. Chứng này đại tiện bí kết, lý do Vị với Đại trường đều thuộc Dương minh, khí với tân dịch tương thân với nhau, cho nên tân dịch ở Vị bất túc, tân dịch ở Trường thiếu thốn, cho nên sự chuyển vận đại tiện khó khăn, với chứng Dương minh phủ Thực chứng, táo bón, có nguyên nhân và cơ chế bệnh đều khác nhau, phải thận trọng không được dùng thuốc công phạt bừa; Điều trị nên dùng vị ngọt tính lạnh để dưỡng Vị, nên dùng bài ích Vị thang (ôn bệnh điều biện).

– Trong bệnh Vị quản thống gặp chứng Vị âm hư, có thể do tình chí uất kết, ngũ khí hóa Hỏa, hoặc thời tiết quá hanh khô làm hao thương Âm dịch; hoặc Tỳ Vị vốn yếu không hóa sinh được chất tinh vi, âm tân bất túc, Vị mất sự nhu nhuận gây nên, xuất hiện chứng Vị quản đau âm ỉ, ăn kém và ưa ăn chất lỏng mềm; Vị ráo thì khí nghịch mà ọe khan, lưỡi quắt không có rêu, chất lưỡi đỏ; Điều trị nên dưỡng Âm hòa Vị dịu cơn đau, cho uống bài Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện).

– Khi chứng Vị âm hư xuất hiện trong bệnh Tiêu khát thì có chứng trạng biểu hiện đột xuất là miệng khô lưỡi ráo, khát nước không nhịn được, đó là Phế Vị bị nhiệt hóa táo gây nên; Điều trị nên thanh cả Phế Vị, bổ cả Khí Âm, cho uống Bạch hổ gia Nhân sâm thang (Thương hàn luận

– Trong bệnh Ế cách xuất hiện chứng Vị âm hư, thể trạng gầy, nôn khan không ăn được, hoặc là phiên vị ngăn cách ăn uống, về tối thì chất lưỡi đỏ sạm sáng bóng không có rêu; Điều trị nên tư nhuận dưỡng âm, cho uống bài Ngũ chấp ẩm (ôn bệnh điều biện) gia giảm.

Chứng hậu Vị âm hư phần nhiều gặp ở người gầy còm, rất ít gặp ở người thể trạng béo mập. ở người trung niên có chứng Vị âm hư phần nhiều là bệnh mãn tính, ở tuổi thanh thiếu niên có chứng Vị âm hư phần nhiều là do phát bệnh đột ngột gầy nên. Nếu nhầm dùng các phép Hãn – Thổ – Hạ cũng dẫn đến Vị tân hao thương, thường dễ mắc bệnh này. Bởi vì âm hư thì sinh nội nhiệt, có chứng sốt nhẹ, miệng khô khát, lưỡi ráo v.v… Thường là về chiều hoặc tối chứng trạng biểu hiện rõ ràng hơn; Nếu gặp trời tạnh lâu không mưa, khí hậu khô ráo, thì bị táo nhiệt cả trong lẫn ngoài, tình thế bệnh càng nặng.

Chứng hậu Thận âm hư trong quá trình diễn biến bệnh cơ, thường đồng thời xuất hiện chung với chứng Phế âm hư như tà khí của bệnh Thu táo ở Khí phận xuất hiện tình trạng tổn thương Phế Vị âm, có các chứng mình không nóng lắm, ho khan không ngớt, miệng lưỡi khô ráo mà khát, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác tức là vừa có hiện tượng táo nhiệt tổn thương Phế, Phế âm hao thương, Phế khí không thanh túc nên ho khan không ngớt, lại vừa có hiện tượng táo tà chĩa vào Dương minh, Vị ám bị hao tổn dẫn đến miệng lưỡi khô ráo mà khát; Khi điều trị nếu đơn thuần dưỡng Vị âm là không đủ, mà phải đồng thời tư bổ Phế Vị mới thu được hiệu quả.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Vị khí âm đều hư với chứng Vị âm hư: Chứng hậu Vị khí âm đều hư phần nhiều do ốm lâu khí âm đều hao tổn hoặc ầm dùng các phép Hãn – Thổ – Hạ đến nỗi khí âm bị tổn hại, ngoài các chứng trạng chủ yếu của Vị âm hư, còn có kiêm chứng khí hư như đoản hơi, mỏi mệt, nhiều mồ hôi v.v… Lại vì khí hư không ngấu nhừ được thủy cốc, sự sinh hóa khí huyết bất túc, có các chứng kém ăn, gầy còm, sắc mặt xanh nhợt, hồi hộp mất ngủ, rất khác với chứng Vị âm hư đơn thuần.

– Chứng Vị nhiệt với chứng Vị âm hư: Chứng hậu Vị nhiệt phần nhiều do nhiệt tà vào lý, hoặc ăn nhiều thứ cay nóng nồng hậu gây nên; Nó xuất hiện trong bệnh nhiệt cấp tính phần nhiều là bệnh ở giai đoạn tiến triển, thuộc chứng Thực nhiệt. Chứng hậu Vị âm hư khi xuất hiện trong Nhiệt bệnh, phần nhiều là ở thời kỳ cuối của bệnh, thuộc phạm vi Hư chứng. Nhưng chứng Vị nhiệt, nhiệt tà làm hao thương Vị tân, Vị âm bị hư tổn có thể từ Thực chuyển Hư, phát triển thành chứng Hậu Vị âm hư. Cả hai chứng lâm sàng đều thấy hiện tượng “Nhiệt”; Chứng Vị nhiệt là Thực nhiệt, có các chứng trạng phát sốt, phiền khát, Vị quản đau rát, thích uống lạnh. Chứng Vị âm hư là Hư nhiệt, có các chứng trạng tâm phiền sốt nhẹ. Chứng Vị nhiệt biểu hiện phần nhiều là ăn nhiều hay đói; Chứng Vị âm hư thì đói mà không muốn ăn. Cả hai chứng đều có thể táo bón, nhưng loại trên là Dương minh Hỏa thịnh nhiệt kết Phủ thực; Loại sau là Vị âm không phân bố tới Đại trường. Ngoài ra, chứng Vị nhiệt có thể do nhiệt tà theo đường kinh mạch của Dương minh mà xông lên, xuất hiện các chứng chân răng sưng đau, hôi miệng, nhiệt làm thương huyết lạc, bức huyết đi càn thì thấy các chứng thổ huyết, nục huyết v.v… mà chứng Vị âm hư thì ít thấy phát sinh tình hình này.

Trích dẫn y văn

Sau khi bị bệnh, cơ bắp khô ráo, tiểu tiện đau niệu quản hoặc hơi ho ráo hoặc không muốn ăn, đó là Vị âm hư, cho uống loại ích Vị, Ngũ chấp (Ôn bệnh điều biện).

Triệu chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận