Trang chủTriệu chứng Đông yChứng Trọc âm không giáng trong đông y

Chứng Trọc âm không giáng trong đông y

Khái niệm

Chứng Trọc âm không giáng là tên gọi chung cho những chứng trạng do Dương khí của Tỳ Vi bất túc công năng thăng thanh giáng trọc thất thường làm cho sự hấp thu vật chất dinh dưỡng và sự tiêu hóa bài tiết chất cặn bã không bình thường mà gây bệnh. Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá sức, tình chí không vừa ý, tổn thương Tỳ Vị gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có các chứng trạng bụng trướng khó chịu, kém ăn đại tiện nhão hoặc táo bón, tiểu tiện không lợi hoặc không thông, thân thể nặng nề mệt mỏi yếu sức, thậm chí chi dưới phù thũng, rêu lưỡi cáu bẩn và nhớt, mạch Nhu Hoạt.

Chứng Trọc âm không giáng gặp nhiều trong các bệnh Thấp trở, Thủy thũng, Long bế và Đái hạ.

Cần chuẩn đoán phân biệt với chứng Tỳ Vị hư nhược.

Phân tích

– Chứng Trọc âm không giáng có thể xuất hiện trong nhiều tật bệnh. Như trong bệnh Thấp trở xuất hiện chứng này, phần nhiều có chứng trạng chân tay mỏi mệt rã rời, hoặc đầu nặng như bị buộc, ngực bụng trướng đầy, ăn không thấy ngon, miệng nhạt dính hoặc có vị ngọt, rêu lưỡi trắng nhớt mạch Nhu Hoạt, đó là đặc điểm do thấp khốn Tỳ Vị, điều trị dùng thuốc thơm tho hóa thấp, cho uống Hoắc hương chính khí tán, (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) hoặc Bình vị tán (Thái bình huệ dân hỏa tễ cục phương).

– Trong bệnh Thủy thũng xuất hiện chứng Trọc âm không giáng thường có chứng trạng thủy thũng toàn thân, ngực bụng trướng đầy thậm chí thành phúc thủy, kém ăn, đại tiện lỏng, sắc mặt trắng nhợt, tiểu tiện sẻn ít, chất lưỡi nhạt bệu, có vết lăng, đó là đặc điểm của chứng Âm thủy, điều trị theo phép kiện Tỳ lợi thủy, cho uống Thực tỳ ẩm (Tế sinh phương).

– Nếu chứng Trọc âm không giáng gặp trong bệnh Long bế thường có chứng trạng bụng dưới trướng và nặng trệ, có lúc muốn đi tiểu mà tiểu tiện không được, hoặc ra chút ít rất khó khăn, tinh thần mỏi mệt yếu sức, kém ăn, đoản hơi thở khẽ; điều trịng thanh giáng trọc, bổ khí hành thủy cho uống Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận) gia giảm.

Chứng Trọc âm không giáng hay gặp ở người béo bệu thể lực yếu, bởi vì “nguời béo thì nhiều thấp”, thường thấy chứng trạng tinh thần ủy mị, sắc mặt không tươi, hễ động làm thì thở gấp, chân tay nặng nề v.v. Phụ nữ bị chứng Trọc âm không giáng, biểu hiện chủ yếu là đái hạ liên miên mà trong loãng, kinh nguyệt kéo dài; đó tức là nhân con người mà khác nhau, điều trị theo biện pháp”nhân nhân chế nghi”.

Tật bệnh phát triển đến giai đoạn Trọc âm không giáng, phân nhiều do Tỳ khí hư yếu (tức Tỳ Vị hư nhược) mất chức năng thăng giáng có thể dẫn đến thủy thấp, đàm trọc do âm tà lưu trệ. Bệnh lâu ngày liên luỵ đến Thận, Thận dương hư suy, mất chức năng khí hóa, sự mở đóng không lợi đến nỗi thủy thấp đàm trọc ứ đọng càng nặng, trái lại nghịch lên, xuất hiện chứng đàm trọc nghịch lên có chứng trạng sắc mặt tối sạm, tinh thần uể oải, nặng hơn thì thần thức lơ mơ, chóang váng buồn nôn, tiểu tiện ít hoặc bể tiểu tiện, toàn thân phù thũng, chất lưỡi tối có sắc xanh lờ mờ. Nếu thấp trọc nung nấu kết tụ láu ngày, thấp theo nhiệt hóa, sẽ ấp ủ thành bệnh thấp nhiệt.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tỳ Vị hư yếu với chứng Trọc ám không giáng. Chứng Tỳ Vị hư yếu là do cơ năng thu nạp và chuyển vận bị trở ngại gây nên. Chứng Trọc âm không giáng là do công năng thăng giáng của Tỳ vị bất lực, Vị không giáng trọc khí gây nên. Chứng Trọc âm không giáng phần nhiều do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá sức tổn hại Tỳ Vị, hoặc thất tình uất kết. Can khí hoành nghịch phạm Vị gây nên.

Vì Tỳ không kiện vận, Vị không giáng trọc, thấp trọc lấn át làm cho thanh dương không thuận lợi, thấp nghẽn  Trung tiêu, cho nên có các chứng trạng bụng trướng đầy, kém ăn, đại tiện nhão.

Thanh khí không thăng thì trọc âm khó mà giáng xuống, tiểu tiện do đó mà không lợi, Trung dương bất túc, dương không hóa khí, khí không hóa thủy, thủy thấp tụ ở trong, tràn lan ra cơ bắp mà thành thủy thũng, từ lưng trở xuống thũng nặng hơn. Tỳ Vị khí hư mất chức năng truyền đạo cho nên cũng có chứng đại tiện bí kết.

Thấp tà nghẽn ở trong, dương khí không lối phát triển cho nên tay chân rã rời nặng nề, mệt mỏi yếu sức, rêu lưỡi nhớt bẩn, mạch Nhu Hoạt;

Còn chứng Tỳ Vị hư yếu thì do khí của Tỳ Vị bất túc, công năng thu nạp và kiện vận bị trở ngại, sự hóa sinh khí huyết bất túc, xuất hiện các chứng trạng kém ăn, sau khi ăn vào bị trướng đầy, đại tiện lỏng loãng, hụt hơi biếng nói, chân tay mỏi, gầy còm, sắc mặt vàng bủng kém tươi, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Hoãn Nhược. Rõ ràng là chứng Tỳ Vị hư yếu với chứng Trọc âm không giáng có khác nhau.

Trích dẫn y văn

– Thanh khí ở dưới thì sinh Sôn tiết. Trọc khí ở trên thì sinh trướng đầy. Đó là âm dương trái ngược, sự nghịch tòng của bệnh (Ầm Dương ứng tượng đại luận – Tố Vấn).

– Bởi vì thấp đàm trệ ở trong đến nỗi thanh dương không thăng, trọc âm không giáng, vít tắc đầy nghẽn đến nỗi, nhị tiện không nhuận, thậm chí tiểu tiện không thông. Sử dụng hai vị Truật để táo Tỳ thấp; Nhị trần để hóa đàm khí; Thăng, Sài để đưa thanh khí đi lên. Thanh khí một khi đã di lên thì trọc khí sẽ tự giáng, uất kết được khai thông, tân dịch phân bố đều khắp, thấp trôi đi, táo được nhuận thì tiểu tiện sẽ trong và lượng nhiều (Tỳ Vị – Chứng trị vậng bổ).

– Người vốn Tỳ hư, ngẫu nhiên gặp tình trạng khí trệ, lại sai lầm dùng thuốc khắc phạt đến nỗi trung khí tán loạn không thu về được cho nên khí rẽ ngang gây nên trướng. Đây là do Tỳ hư không khả năng thống nhiếp, phép chữa nên bổ thổ lý trung thì trọc âm sẽ tự hóa (Tích tụ – Chứng trị vậng bổ).

– Có trường hợp trung hư không vận chuyển, có tình trạng đói như cào, cần điều trị theo phép ích khí bổ trung. Có trường hợp nội thương mệt nhọc, thanh khí hãm xuống dưới, trọc khí phạm lên trên, điều trị nên bổ trung ích khí (Bì mãn – Chứng trị vậng bổ).

– Có trường hợp Tỳ hư không sinh được Kim thì thanh khí không thăng lên được, trọc khí còn giáng làm sao nổi? Sách kinh điển nói một khi Tỳ Vị hư, làm cho 9 khiếu người ta không thông, cho uống Bổ trung ích khí thang, lấy Sâm Kỳ để làm ấm Tỳ, lấy Sài hồ để nâng khí lên, tư dưỡng nguồn sinh hóa của hậu thiên, đó là sự khéo léo sử dụng phép Hư thì bổ mẹ (Tạp chứng-La thị hội ước y kính)

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây