Chứng hậu Tỳ Thận dương hư tức là chứng hậu phức hợp giữa Tỳ dương bất túc và Thận dương hư suy. Nếu bệnh ở Tỳ liên lụy đến Thận dẫn đến Tỳ Thận dương hư, thì biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Tỳ dương bất túc. Nếu bệnh ở Thận liên lụy đến Tỳ dẫn đến Tỳ Thận dương hư thì biểu hiện Thận dương hư suy rất rõ ràng. Lâm sàng gặp rất nhiều loại trên cho nên nói chung cái gọi là chứng Tỳ Thận dương hư phần nhiều là chỉ bệnh ở Tỳ liên lụy đến Thận tạo thành âm hàn thịnh ở trong mất chức năng vận hoá, cho đến các bệnh biến thủy dịch đình trệ gây nên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Tỳ Thận dương hư là cơ thể lạnh chân tay lạnh, gầy còm mệt mỏi, bụng dưới lạnh đau, ỉa chảy ra nguyên đổ ăn, ngũ canh tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, giỏ giọt không gọn bãi, đêm đi tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu tiện, mặt và chân tay phù nề thậm chí thủy cổ trướng đầy, dương nuy di tính, phụ nữ tử cung lạnh không thụ thai, đái hạ trong loãng, chất lưỡi nhạt bệu có vết răng mạch Trầm Trì Tế Nhược.
Chứng Tỳ Thận dương hư trên lâm sàng thường gặp trong các bệnh Hư lao, Tiết tả, Ly tật, Thủy thũng, cổ trướng, Nuy chứng và Tiện huyết v.v… Lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tỳ dương hư và Thân dương hư đơn thuần và các chứng Tỳ hư thấp khốn, chứng Phế Tỳ Thận dương hư.
Phân tích
Vì Tỳ dương bất túc hoặc Thận dương hư suy tạp nên bệnh chứng, bệnh Tỳ liên lụy đến Thận, hoặc là bệnh Thận liên lụy đến Tỳ có thể dẫn đến chứng Tỳ Thận dương hư. Chứng Tỳ Thận dương hư xuất hiện trong các tật bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng thường không nhất trí; Cần phân biệt cho rõ.
– Như bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tỳ Thận dương hư; Hoặc là do mệt nhọc nội thương, lo nghĩ hại Tỳ, Tỳ mất chức năng vận hoá, kém ăn đại tiện nhão hoặc ỉa chảy, bệnh lâu ngày thì thể trạng gầy còm bạc nhược, khi bất túc thì Dương tiếp tục Hư, Dương hư thì hàn sinh ra, sẽ thấy các hiện tượng về hàn như sợ lạnh chân tay lạnh.
Phát triển thêm bước nữa, thì lưng đùi lạnh mỏi, di tinh dương nuy, xuất hiện hàng loạt chứng trạng nối tiếp của Thận dương bất túc, đây là bệnh Tỳ liên lụy Thận xuất hiện chứng Tỳ Thận dương hư.
Nếu do bệnh Thận liên lụy đến Tỳ của chứng Tỳ Thận dương hư hoặc do phú bẩm tiên thiên bất túc hoặc do hậu thiên chăm sóc không cẩn thận, ham muốn buông thả, trước tiên dẫn đến âm dương hư suy, có các chứng trạng cơ thể lạnh tay chân lạnh, lưng đùi lạnh mỏi và dương nuy di tinh. Vì Thận dương suy không làm ấm áp được Tỳ dương, đến nỗi Tỳ dương hư xuất hiện các chứng mất chức năng kiện vận, kém ăn, đau bụng ỉa lỏng, gầy còm, tinh thần mệt mỏi v.v… về điều trị nên ôn bổ Tỳ Thận, mục Hư tổn lao sái nguyên lưu sách Thẩm thị tôn sinh thư viết: “Tỳ Thận nên theo phép chữa Kiêm Bổ… Thận hư nên Bổ, lại càng nên phù Tỳ, Tức là muốn mạnh Tỳ thì đừng quên dưỡng Thận, “Cho nên Hứa Học sĩ mới có thuyết Bổ Thận kh ông bằng bổ Tỳ và bổ Tỳ không bằng bổ Thận. Lý luận của hai nhà tuy trái ngược nhau nhưng đã vạch ra phép trị chủ yếu chứng Hư lao”; Chủ yếu là bệnh từ Tỳ liên lụy đến Thận thì lấy bổ Tỳ làm chính; bệnh từ Thận liên lụy đến Tỳ, chủ yếu lấy bổ Thận làm chính, đồng thời lại nên kiêm bổ Tỳ Thận, cho dùng bài Phụ tử lý trung thang(Diêm thị tiểu nhị phương luận) hợp với Hữu quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư
– Nếu bệnh Tiết tả mà thấy chứng Tỳ Thận dương hư, phải thấy ở người bị bệnh tiết tả lâu ngày, Tỳ dương không mạnh, thủy cốc không tiêu hoá được, phần nhiều ỉa chảy trong loãng ra nguyên đồ ăn; Thận dương bất túc thì phần nhiều ỉa chảy vào tảng sáng, tức như gọi là Kê minh tiết tả hoặc Ngũ canh tiết tả, và một loạt các hiện tượng âm hàn dương hư như bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh chân tay lạnh; Điều trị nên ôn bổ phần Dương của Tỳ Thận, cho uống Phụ tử Lý trung thang (Diêm thị tiểu nhi phương luận) hợp với Ngũ vị tử tán (Phổ tế bản sự phương) hoặc Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương phương) gia giảm.
– Trong bệnh Lỵ tật gặp chứng Tỳ Thận dương hư phải là loại Lỵ kéo dài không dứt thuộc Hư hàn, bụng dưới lạnh đau nặng trệ, chất bài tiết trắng như phân vịt có kèm nhiều nhầy trong dính, đó là Tỳ Thận hư hàn, cửa ngõ không kín gây nên; điều trị nên ôn bổ Tỳ Thận chỉ lỵ cố thoát, cho uống Thuần dương chân nhân dưỡng Tạng thang (Hòa tễ cục phương) hoặc Tiêu ngải hoàn (Thiên kim phương)gia giảm.
– Nếu bệnh Thủy thũng có chứng Tỳ Thận dương hư, như lời nói của Trương Giới Tân trong mục Thủy thũng sách Trương thị y thông: “Thủy tuy bị chế bởi Tỳ mà thực là chủ ở Thận. Thận vốn là Thủy tạng có nguyên khí ngụ ở trong, nếu dương hư trong Thận thì Mệnh môn ho ả suy, đã không tự hạn chế được âm hàn lại không ồn dưỡng được Tỳ Thổ”. Bởi vì Tỳ Thận dương hư, thủy ẩm không hoá ra chất tân dịch mà biến thành thủy tà; “thủy thịnh hoả suy thì thành bệnh thấp, cho nên hoả không hoá được thì Âm sẽ không theo Dương, mà tinh khí đều hoá ra thủy cả, cho nên chứng Thủy thũng phần nhiều thuộc Dương hư”.
Thủy thũng thuộc chứng Tỳ Thận dương hư phải là mắc thủy thũng đã lâu, đầu mặt chân tay toàn thân phù thũng từ lưng trở xuống nặng hơn, tiểu tiện không lợi, sợ lạnh tay chân mát, lưng lạnh ê mỏi và nặng, sáu bộ mạch đều ầm Phục; điều trị nên ôn Tỳ bổ Thận, cho uống Phục nguyên đan(Trương thị y thông) gia giảm, hoặc dùng Chân võ thang (Thương hàn luận) gia các loại thuốc ồn thông Tỳ Thận.
– Chứng Tỳ Thận dương hư xuất hiện trong bệnh cổ trướng, biểu hiện lâm sàng chỉ riêng bụng Trướng to, về chiều bệnh nặng hơn, chi dưới phù thũng, tiểu tiện không lợi, chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi nhạt bệu hoặc có màu xanh rất rõ, rêu lưỡi trắng nhuận mà trơn, vì Tỳ dương hư thì thổ không chế thủy mà thủy tràn lan; Thận dương hư thì thủy không có chủ mà không chịu lưu hành, tạo nên cổ trướng mu chân sưng và bụng to; điều trị theo phép ôn bổ Tỳ Thận, hoá khí hành thủy, tức như ý nói “ôn bổ thì có thể hoá khí, tắc nhân tắc dụng”, cho uống bài Thận khí hoàn (Tế sinh phương) gia giảm hoặc Phụ tử lý trung thang (Diêu thị tiểu nhị phương luận) hợp với Ngũ linh tán (Thương hàn luận) gia giảm.
– Trong bệnh Nuy có chứng Tỳ Thận dương hư, cơ thể khiếp nhược, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, sụp mi mắt, chân tay yếu ớt thậm chí không đi đứng được uống nước cũng không có sức nuốt, về cơ chế bệnh, Lý Đông Viên viết trong Tỳ Vị thắng suy luận sách Tỵ Vị luận, đại để cho rằng do Tỳ Vị hư nhược “Tỳ mắc bệnh thì ở hạ lưu lấn Thận, thổ khắc thủy thì xương bất lực, đó là Cốt nuy, làm cho xương tuỷ người ta rỗng không, chân không đi được”. Điều trị theo phép ôn bổ Tỳ Thận, cho uống bài Quy Tỳ thang (Tế sinh phương) hợp với Hữu quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư) gia giảm.
– Chứng Tỳ Thận dương hư gặp trong bệnh Tiện huyết là do huyết từ trong Vị, phân ra trước huyết theo sau là “Viễn huyết” hoặc còn gọi là “Âm kết hạ huyết”; đại tiện tuy rắn, sắc đen dễ ra, hoặc chất bài tiết ra như sơn đen, mục Tiêu huyết sách Huyết chứng luận có viết: “Chứng này mạch phải Tế vô lực, môi nhợt miệng hoà, chân tay mát lạnh”. Bởi vì Tỳ khí hư hàn, dương khí hạ hãm, trung cung không giữ gìn được, huyết không giữ được mà bài tiết ra; Điều trị nên ô Tỳ Thận để chỉ huyết, cho uống Hoàng thổ thang (Kim Quỹ yếu lược) gia giảm. Nếu Tỳ khí không bền, Thận khí suy vi, sắc mặt vàng bủng, chân tay mát lạnh quyết nghịch, sáu bộ mạch Vi Nhược mà phù nhẹ, nên đại bổ Tỳ Thận, cho uống Nhân sâm dưỡng vinh thang (Hoà tễ cục phương) hợp với Đoạn hồng hoàn (Huyết chứng luận) gia giảm.
Thận là gốc của Tiên Thiên, cần có sự bổ xung nuôi dưỡng không ngừng chất tinh vi thủy cốc ở Tỳ Vị, cho nên các loại Hư chứng, đa số trách cứ vào chỗ bất túc của hai tạng Tỳ Thận; Chứng Tỳ Thận dương hư là biểu hiện khá nặng, phần nhiều do tiến triển biến hoá các tật bệnh mạn tính gây nên. Tuy là dương hư nhưng tựu trung Tỳ dương hư khá rõ rệt, hoặc có thể là Thận dương bất túc khá nặng, không thể không phân biệt. Trong chỗ tật bệnh xuất hiện khác nhau, chứng trạng cũng không giống nhau, nên xem xét cho kỹ.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Tỳ dương hư với chứng Tỳ Thận dương hư, cả hai cùng là chứng Dương hư dương khí bất túc. Loại trên chỉ là chứng hậu đơn thuần Tỳ dương bất túc, loại dưới thì là chứng hậu phức hợp do bệnh Tỳ liên lụy đến Thận hoặc bệnh Thận liên lụy đến Tỳ tạo thành Tỳ Thận dương hư.
Tỳ dương bất túc là dương khí ở trong và ở ngoài bất túc, tạo thành chứng hậu có biểu hiện chủ yếu như ăn uống không tiêu hoá và thủy thấp không biến hoá. Chứng Tỳ Thận dương hư có khả năng là chứng Tỳ dương hư thứ phát dần dần tạo thành, ngoài những chứng trạng của Tỳ dương bất túc, phải có cả biểu hiện Thận dương suy thoái.
Cả hai cùng là Hàn chứng, cho nên cơ thể lạnh chân tay lạnh, mặt trắng bệch mạch Trầm; Tỳ dương hư thì mất chức nặng vận hoá, ỉa chảy ra thủy cốc không tiêu. Thận dương hư cũng ỉa chảy ra nguyên đồ ăn, nhưngo với Tỳ dương hư nặng hơn, bụng dưới lạnh đau, ngũ canh Thận tiết. Mục Tâm Tiểu trường Tỳ vị bệnh sách Phổ tế bản sự phương viết: “Vì Thận khí khiếp nhược, chân nguyên suy kém, tự bản thân không tiêu hoá được đồ ăn uống, thí dụ như đặt thủy cốc vào trong cái nồi mà phía dưới lại không có lửa, như thế suốt ngày gạo cũng không chín, hỏi còn biến hoá sao được”.
Tỳ dương hư thủy thấp không biến hoá, phát sinh bệnh chứng thấp đọng, thủy tụ trở thành đàm ẩm thủy thũng, mà Tỳ Thận dương hư lại do hạ tiêu nguyên dương hoả suy, không hoá được khí, sẽ biểu hiện các loại chứng trạng tiểu tiện không lợi, lưng gối nặng nề và lạnh mỏi v.v…
Chứng Thận dương hư với chứng Tỳ Thận dương hư, cả hai cũng là chứng dương hư; Vì Thận dương hư từ trước, Mệnh môn hoả suy không sưởi ấm được Tỳ Thổ, đến nỗi Tỳ dương suy dần mất chức năng kiện vận, hình thành chứng Tỳ Thận dương hư; Cả hai cùng biểu hiện các loại chứng trạng mất chức năng khí hoá như cơ thể lạnh, tay chân lạnh do âm hàn thịnh ở trong, thổ mất sự kiện vận gây nên đau bụng ỉa chảy và thủy thũng, nhưng chứng Thận dương hư trọng điểm là Mệnh môn hoả suy, hạ tiêu mệt mỏi, lưng gối lạnh mỏi, nguyên dương bất túc, biểu hiện chứng trạng dương nuy; nữ giới thì tử cung lạnh không thụ thai. Tuy ở trong chứng Tỳ Thận dương hư, có chỗ tồn tại về trình độ khác nhau, nhưng rõ ràng là không giống chứng thận dương hư đơn thuần.
– Chứng Tỳ hư thấp khốn với chứng Tỳ Thận dương hư: Chứng Tỳ hư thấp khốn nếu do Tỳ dương không mạnh mà Hàn thấp khốn Tỳ, với chứng Tỳ Thận dương hư cùng là chứng Dương hư âm hàn, nhưng Hàn thấp khốn Tỳ lấy biểu hiện chủ yếu là Hàn thấp thịnh ở trong, hoặc là Đàm ẩm, hoặc là Thủy thũng phần nhiều là chứng chính hư tà thực cho nên lời bình luận trong thiên Thũng trướng sách Lâm chứng chỉ nam y án, Từ linh Thai nói: “ Gây nên bệnh trướng đầy, tức là làm cho chính khí hư, cuối cùng là thuộc tà khí thực”, “Chướng đầy phải là vật hữu hình, nên dùng thuốc hạ từ từ”. Chứng Tỳ hư thấp khốn với chứng Tỳ Thận dương hư, đều có thể biểu hiện ỉa chảy và thủy thũng, nhưng loại trên nhẹ mà loại dưới nặng. Loại trên lấy thấp nặng là rõ rệt cho nên thân thể nặng nề khổ sở; Loại dưới lấy Dương hư là nặng, cho nên cơ thể lạnh, tay chân lạnh. Biểu hiện lâm sàng của hai chứng có nặng nhẹ khác nhau, phân biệt không khó.
– Chứng Phế Tỳ Thận dương hư với chứng Tỳ Thận dương ư: Chứng Phế Tỳ Thận dương hư trên thực tế là chỉ Phế khí hư vệ dương không bền, có các chứng khái suyễn, tự ra mồ hôi; do Tỳ dương bất túc, mất quyền vận hoá, có các chứng ăn kém, đại tiện nhão, sợ lạnh, mệt mỏi; do Thận khí hoặc Thận dương hư suy dẫn đến các biểu hiện chân tay không ấm, đoản hơi thiếu khí, tức là Thận không nạp khí. Phức hợp ba loại chứng hậu này gọi là chứng Phế Tỳ Thận dương hư, trọng điểm ở chỗ khí không tuyên thông, không giáng, không nạp và không bền; về điều trị nên ôn Thận, kiện Tỳ, bổ khí củng cố gốc bệnh, khác nhau rất xa đối với chứng Tỳ Thận dương hư do âm hàn thịnh ở trong, mất quyền vận hoá, thủy thấp đình tụ là chủ yếu, biểu hiện lâm sàng thường gặp là sợ lạnh, ỉa chảy, thủy thũng; có thể căn cứ chỗ khác nhau đó mà chẩn đoán phân biệt.
Trích dẫn y văn
Hay uống, đại tiện lỏng, tiểu tiện rít, ngực đầy kém ăn, đùi và chân phù dần là chứng thuộc Tỳ Thận hư hàn, dùng bài Gia giảm Kim Quỹ Thận khí hoàn; ăn được thì thũng tiêu, lại dùng Bát vị hoàn, Vị khoẻ thì Tỳ mạnh mà bệnh khỏi (Tỳ Thận hư tổn đình thực tiết tả đẳng chứng – Nội khoa trích yếu).