Lipicard

Thuốc Tân dược
Thuốc lipicard
Thuốc lipicard

LIPICARD

Viên nang 200 mg: vỉ 7 viên, hộp 4 vỉ.

 THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Fenofibrate (dạng vi hạt) 200 mg
Tá dược: cremophore RH 40, starch 1500,
talc, colloidal silicon dioxide.

DƯỢC LỰC

Fenofibrate là thuốc hạ lipid có tác dụng nổi bật trên triglyceride huyết thanh. Cơ chế tác dụng của fenofibrate chưa được xác định rõ. Acid fenofibric, chất chuyển hoá có hoạt tính của fenofibrate, hạ triglyceride huyết tương rõ ràng bằng cách ức chế tổng hợp triglyceride, dẫn đến giảm phóng thích VLDL vào tuần hoàn. Acid fenofibric cũng kích thích dị hóa lipoprotein giàu triglyceride, tức VLDL. Fenofibrate cũng giảm mức acid uric huyết thanh ở người bị tăng acid uric huyết và ở người bình thường bằng cách tăng bài tiết acid uric trong nước tiểu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu: Fenofibrate được hấp thu tốt từ đường dạ dày ruột sau khi uống. Trong một nghiên cứu ở người tình nguyện khoẻ mạnh, khoảng 80% liều duy nhất fenofibrate đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ xuất hiện trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng acid fenofibric và các phức hợp glucuronide của nó và 25% bài tiết trong phân. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của acid fenofibric xảy ra trong vòng 6 đến 8 giờ sau khi uống. Hấp thu fenofibrate tăng khi dùng chung với thức ăn. Hấp thu của fenofibrate dạng vi hạt tăng khoảng 35% so với uống thuốc lúc đói.

Phân phối: Ở người tình nguyện khoẻ mạnh nồng độ trong huyết tương đạt đến trạng thái bình ổn trong vòng 5 ngày uống thuốc. Không có ghi nhận về tích lũy thuốc sau những liều lặp lại.

Chuyển hóa: Sau khi uống, fenofibrate được thủy phân nhanh chóng bởi esterase thành chất chuyển hoá có hoạt tính acid fenofibric. Không tìm thấy fenofibrate nguyên dạng trong huyết tương. Dạng chuyển hóa có hoạt tính, acid fenofibrate, kết hợp với acid glucuronide và sau đó được bài tiết trong nước tiểu.

Thải trừ: Khi uống, fenofibrate được bài tiết chủ yếu trong nước tiểu hầu hết dưới dạng chất chuyển hóa có hoạt tính acid fenofibric và acid fenofibric glucuronide. Khoảng 60% thuốc bài tiết trong nước tiểu và khoảng 25% trong phân.

Độ thanh thải của acid fenofibric giảm rất nhiều ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine< 50 ml/phút). Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine 50 đến 90 ml/phút), độ thanh thải và dung lượng phân phối khi uống của acid fenofibric tăng so với người khỏe mạnh. Do đó, nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận nặng, nhưng không cần phải điều chỉnh liều uống fenofibrate ở bệnh nhân suy thận vừa. Không có dữ liệu về tác dụng của thiểu naống gan trên dược động học của fenofibrate.

CHỈ ĐỊNH

Fenofibrate được chỉ định điều trị tăng lipid huyết loại IIa, IIb, III, IV và V khi liệu pháp ăn kiêng không hiệu quả.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Rối loạn chức năng gan bao gồm xơ gan do mật tiên phát và bệnh nhân bất thường chức năng gan dai dẳng không rõ nguyên nhân, và rối loạn chức năng thận.

Bệnh túi mật trước đó. Mẫn cảm với fenofibrate.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Do tương tự về hóa học, dược lý và lâm sàng giữa fenofibrate và gembibrozil, clofibrate, kết quả thử nghiệm lâm sàng bất lợi của những thuốc này cũng có thể áp dụng cho fenofibrate. Tăng mức transaminase AST (SGOT) hoặc ALT (SGPT) trong huyết thanh đã được ghi nhận khi điều trị với fenofibrate. Mức tăng cao của những enzyme này sẽ trở lại như trước khi điều trị sau khi ngưng thuốc hoặc trong khi tiếp tục điều trị. Nên thường xuyên theo dõi định kỳ mức transaminase trong khi điều trị.

Bệnh sỏi mật: nếu nghi ngờ bệnh sỏi mật, nên kiểm tra túi mật. Nên ngưng fenofibrate nếu tìm thấy sỏi mật.

Bệnh nhân đang dùng fenofibrate than phiền về đau cơ, mềm và yếu cơ nên được đánh giá y khoa ngay về bệnh cơ kể cả mức CK huyết thanh. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán bệnh cơ, nên ngưng fenofibrate.

Tính an toàn ở trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được chứng minh.

LÚC CÓ THAI

Fenofibrate cho thấy có độc tính đối với phôi và gây quái thai ở chuột lớn khi cho liều lớn gấp 7 đến 10 lần liều tối đa đề nghị và có độc tính đối với phôi ở thỏ khi cho liều lớn gấp 9 lần liều tối đa đề nghị. Không có nghiên cứu có đối chứng và thỏa đáng ở phụ nữ mang thai. Chỉ dùng fenofibrate khi mang thai nếu lợi ích điều trị có thể biện minh nguy cơ cho thai nhi.

LÚC NUÔI CON BÚ

Không nên dùng fenofibrate ở phụ nữ đang cho con bú. Do khả năng sinh u ung thư ở nghiên cứu ở động vật, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng thuốc.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Thuốc uống chống đông dùng cùng lúc: nên thận trọng khi kê toa cùng lúc thuốc uống chống đông do khả năng chống đông giống coumarin trong kéo dài thời gian prothrombin. Nên giảm liều thuốc chống đông nhằm giữ thời gian prothrombin ở mức mong muốn.

Dùng cùng lúc với thuốc ức chế men khử HMG-Co: không có dữ liệu về điều trị kết hợp những thuốc này. Kết hợp những chất tương tự về hóa học và dược lý như gemfibroxil và simvastatin có nguy cơ kết hợp chứng myoglobin-niệu, tăng đáng kể mức creatinine kinase (CK) và myoglobin-niệu dẫn đến suy thận với tỉ lệ cao.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các nghiên cứu được công bố đã ghi nhận về tác dụng không mong muốn ở khoảng 1% bệnh nhân điều trị với fenofibrate. Tác dụng không mong muốn dẫn đến ngưng thuốc ở 6% bệnh nhân. Trong đa số trường hợp ngoại ban ở da là tác dụng không mong muốn gây ngưng thuốc. Những tác dụng không mong muốn có thể do fenofibrate:

Tiêu hóa: viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, gan to

Xương cơ: đau cơ, nhược cơ, myoglobin-niệu Da và phần phụ: nhạy cảm với ánh sáng, chàm Hô hấp: viêm phế nang dị ứng.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Bệnh nhân nên theo chế độ ăn kiêng thích hợp làm hạ triglyceride/lipid trước khi dùng fenofibrate và nên tiếp tục ăn kiêng trong khi điều trị với fenofibrate. Nên dùng 1 viên 200 mg mỗi ngày cùng với thức ăn.

QUÁ LIỀU

Fenofibrate gắn kết mạnh với protein huyết tương, nên xét đến thẩm tách máu khi điều trị quá liều. Cho đến nay chưa có ghi nhận về quá liều, nên xét đến điều trị triệu chứng.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận