U nhú vùng miệng

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐẠI CƯƠNG

Là loại u lành tính , xuất phát từ bề mặt biểu mô , rất hay gặp .

Phát triển ra ngoài dưới dạng những nhú nhỏ , tạo thành một sang thương dạng cục hoặc dạng mảng , đơn độc hoặc nhiều ổ , có bề mặt gồ ghề không đều dạng mụn cóc hoặc bông cải .

Ở Việt Nam , u nhú tập trung ở lứa tuổi trên 50 ( chiếm 75% trường hợp , thường gặp ở phái nữ ,  với tỉ lệ nữ /nam la 4/1 .

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận rõ rệt ở những bệnh có thói quen nhai trầu , xỉa thuốc hàng chục năm .

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng:
  • Bệnh có thể phát hiện tình cờ có khối u nhỏ, không đau ở môi hay niêm mạc miệng
  • Niêm mạc phủ hồng, có thể có cuống hoặc không.
  • Khám không có hạch ngoại vi
  1. Cận lâm sàng:
  • Xét nghiệm máu tiền phẫu
  • Các xét nghiệm bệnh nội khoa ( nếu cần ).
  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Nang nhầy ở nông màu nhạt hơn , trong hơn , cứng hơn và bóp không xẹp .
  • U xơ mềm : di động dễ dàng hơn nang , nhạt màu hơn , mật độ mềm hơn .
  • Verruca vulgaris ( sần thô , mụn cóc) : bệnh sử tương đối ngắn , kích thướt nhỏ 1-2mm và rắn hơn u nhú . Về vi thể , verruca vulgaris khác u nhú vì các tế bào thượng bì có các hốc bào tương , nhân có thể chứa virus và có vầng sáng bao quanh .

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc:

Phẫu thuật lấy nang nhầy

  1. Điều trị:

Phẫu thuật lấy nang nhầy

Thuốc:

a/ Kháng sinh: một trong các loại thuốc sau

  • Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 1 viên 625mg x 3 lần uống/ ngày hoặc 1 viên 1g x 2 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

  • Nhóm Cephalosporins:

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần uống/ ngày Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

  • Nhóm macrolide:

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: Spiramycine 3MIU  1 viên x 2-3 lần uống/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: Spiramycine 1.5 MIU 1 viên x 2-3 lần uống/ ngày. b/ Kháng viêm:

  • Kháng viêm Steroid: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc kháng viêm non-steroid (Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3  lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày).
  • Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ ngày (uống hoặc ngậm). c/ Thuốc giảm đau:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2-3 lần/ ngày.

IV. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Tái khám sau 1 tuần, cắt chỉ.
  • Theo dõi tái phát.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. Sau khi mổ u nhú ở môi dưới khoảng 2 tuần, hiện nay vết mổ của em đã lành nhưng phần môi ngay chỗ mổ khá cứng và khi ngậm môi lại thấy khó chịu. Vậy có phải là điều bất thường không ạ? Bây giờ em nên làm gì ạ?

    Reply

Hỏi đáp - bình luận