Khe hở vòm miệng

I. ĐỊNH NGHĨA

Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.

II. NGUYÊN NHÂN

– Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:

+ Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học…

+ Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon…

+ Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác…

+ Thần kinh: stress tâm lý.

– Nguyên nhân nội tại:

+ Di truyền.

+ Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.

+ Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.

III. CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán có khe hở vòm miệng Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
  • Cơ năng

+ Sặc khi bú hoặc khi ăn.

+ Trường hợp trẻ đã biết nói thì có biểu hiện nói ngọng.

  • Thực thể

Có khe hở ở vòm miệng.

  1. Chẩn đoán mức độ khe hở

Dựa vào lâm sàng tùy theo mức độ khe hở mà có thể chẩn đoán khe hở vòm miệng một bên, hai bên, toàn bộ hoặc không toàn bộ.

Khe hở một bên: thành khe hở bên lành liên tục với vách ngăn chính mũi.

  • Khe hở không toàn bộ

+ Khe hở lưỡi gà.

+ Khe hở vòm miệng mềm.

+ Khe hở toàn bộ: khe hở bao gồm cả vòm miệng mềm và vòm miệng cứng.

Khe hở hai bên: vách ngăn mũi không liên tục với thành khe hở.

  • Khe hở toàn bộ.

IV. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Đóng kín khe hở.
  • Phục hồi hệ thống cơ căng và nâng vòm miệng
  • Đẩy lùi vòm miệng ra
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Điều trị cụ thể

  • Phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng

Điều kiện phẫu thuật

+ Cân nặng: từ 10kg trở lên.

+ Xét nghiệm máu: đủ điều kiện cho phép.

Các bước phẫu thuật

+ Thiết kế đường rạch niêm mạc theo phương pháp đã lựa chọn.

+ Rạch niêm mạc theo đường thiết kế.

+ Bóc tách lớp niêm mạc vòm miệng, bảo tồn bó mạch khẩu cái sau.

+ Bóc tách lớp niêm mạc nền mũi.

+ Khâu phục hồi theo từng lớp niêm mạc mũi, khối cơ căng màn hầu, niêm mạc vòm miệng

  • Điều trị rối loạn phát âm
  1. Thời gian điều trị: Tiến hành sau khi mổ đúng khe hở vòm miệng
  2. Kế hoạch điều trị
  • Đánh giá chức năng màn hầu
  • Yêu cầu điều trị:

+ Đạt được khẩu hình đúng.

+ Phát âm đúng.

+ Đề xuất các can thiệp bổ sung.

3. Cách thức điều trị

  • Tập luyện phát âm.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng
    • Điều trị đúng thời điểm, đúng kỹ thuật sẽ phục hồi vòm miệng cả về giải phẫu và chức năng tốt
    • Nếu điều trị muộn thì sẽ khó khăn trong phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng và điều trị rối loạn phát âm.
  2. Biến chứng
    • Sặc khi ăn uống
    • Viêm nhiễm đường hô hấp
    • Hạn chế phát triển thể chất

VI. PHÒNG BỆNH

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ cần lưu ý trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai tránh tiếp xúc các yếu tố phơi nhiễm có thể gây khuyết tật khe hở vòm miệng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

4 BÌNH LUẬN

  1. Nhà em có 1 cháu nay được 1 tháng rưỡi ..bé ở ngoài bình thường nhưng bé bị hở vòm hầu lưỡi gà bị tách ra làm 2..cho em hỏi đến khi nào mới được phẫu thuật và sau khi phẫu thuật bé có nói chuyện bình thường hay nói ngọng không da bác sĩ????? em rất lo..và tội nghiệp cho cháu..mong bác sĩ giải đáp..em cảm ơn nhiều

  2. Chào bác sĩ: nhà e có bé hơn 2 tháng đi khám bsi chuẩn đoán bị hở hàm ếch: khẩu cái, hở vòm miệng. Xin bác sĩ cho em biết như vậy là sao. Có ảnh hưởng như thế nào tối phát âm của bé? E xin cảm ơn bsi ạ

    • Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Không nhưng dị tật này ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà Phát âm của cháu sau này nếu không can thiệp gì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nên đưa cháu đến bệnh viện Nhi để có thể được phẫu thuật sớm. Nhiều cháu bé sau khi phẫu thuật đã trở lại gần như bình thường.

  3. Bs cho e hỏi bé nha e được 11 tháng bị hở vòm họng từ trên lợi xuống họng bac si cho e hỏi la sau nay be co nói được khong a

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây